Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thu

Một phần của tài liệu Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp (Trang 47 - 48)

với kiểu dáng công nghiệp góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài

Hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế như: giảm thu ngân sách; giảm chất lượng sản phẩm; doanh nghiệp không dám đầu tư công nghệ, cải tiến chất lượng sản phẩm; giảm đầu tư nước ngoài.

Do ảnh hưởng bởi các hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp nên các cá nhân, tổ chức làm ăn chân chính bị mất thu nhập và nhà nước mất hàng nghìn tỷ đồng do thất thu các loại thuế dẫn đến giảm thu ngân sách. Ngoài ra, các hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp còn ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc xác định hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp sẽ là yếu tố quyết định hình thức và các biện pháp xử lý các hành vi này. Cũng qua việc xử lý đó sẽ bảo vệ lợi ích cho các tổ chức, cá nhân bị xâm phạm và thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Điều đó cũng có nghĩa là một nền kinh tế phát triển, pháp luật nghiêm minh, mọi hành vi xâm phạm và vi phạm pháp luật đều bị phát hiện và xử lý nghiêm minh, nhanh chóng và chính xác sẽ là yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Tác giả Nguyễn Văn Bảy, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu đào tạo Cục SHTT đã có ý kiến nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền SHTT nói chung và việc xử lý các hành vi xâm phạm SHTT nói riêng đối với việc thu hút đầu tư trong nước cũng như nước ngoài như sau:

Một chế độ bảo hộ quyền SHCN có hiệu quả sẽ thúc đẩy đầu tư trong nước cũng như đầu tư nước ngoài, đặc biệt thu hút các công nghệ mới, tiên tiến phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước.

Chỉ có xây dựng và thực thi một chế độ bảo hộ có hiệu quả quyền SHCN thì các nhà đầu tư nước ngoài mới tin tưởng các thành quả đầu tư của họ sẽ không bị đánh cắp ở Việt Nam và từ đó họ mới có thể sẵn sàng chuyển giao cho các doanh nghiệp Việt Nam hoặc trực tiếp đầu tư vào các doanh nghiệp do họ sở hữu ở Việt Nam [53]. Ông Alain Cany, Chủ tịch Phòng thương mại Châu Âu tại Việt Nam trong Hội thảo về Quyền SHTT vào năm 2006 tại Hà Nội đã cho rằng:

Nếu các bạn muốn chúng tôi chuyển giao công nghệ và đầu tư, các bạn cần thực hiện tốt quyền SHTT. Khi đó, chúng tôi mới yên tâm vì các sản phẩm, công nghệ của chúng tôi được bảo vệ. Và: Thực thi quyền SHTT không chỉ nhằm đáp ứng các chuẩn mực quốc tế mà còn giúp Việt Nam thúc đẩy sự phát triển của khoa học-công nghệ trong nước, tạo môi trường thuận lợi hơn để thu hút thêm nhiều nhà đầu tư [50].

Như vậy, việc xác định đúng, nhanh và chính xác các hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp nói riêng và đối với quyền SHTT nói chung sẽ góp phần vào việc bảo vệ quyền SHTT ở Việt Nam và là yếu tố quan trọng để xử lý các hành vi xâm phạm và từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thu hút các nguồn vốn và nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)