Hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thờ

Một phần của tài liệu Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp (Trang 64 - 70)

đền bù theo quy định về quyền tạm thời

Pháp luật SHTT bảo vệ quyền của chủ sở hữu đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp ngay từ khi Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp chưa được cấp bằng việc quy định về quyền tạm thời. Ngoài ra, để bảo vệ các thành quả sáng tạo lao động trí tuệ của những người sáng tạo độc lập, pháp luật SHTT cũng đã quy định về quyền sử dụng trước đối với kiểu dáng công nghiệp, sáng chế. Để phân tích rõ hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời, dưới đây tác giả sẽ phân tích làm rõ các quy định của pháp luật SHTT về quyền tạm thời và quyền sử dụng trước đối với kiểu dáng công nghiệp.

Quyền tạm thời đối với kiểu dáng công nghiệp

Quyền tạm thời đối với kiểu dáng công nghiệp là quyền của người đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó được phát sinh từ ngày đơn đăng ký bảo hộ được nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được công bố công khai đến ngày được cấp bằng độc quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đó. Quyền tạm thời chỉ được quy định đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí. Kiểu dáng công nghiệp cũng như những đối tượng này do có đặc điểm về tính sáng tạo, chúng không nảy sinh một cách hiển nhiên và cũng không dễ dàng có được; ngoài ra do quy định của pháp luật về trình tự xác lập quyền sở hữu đối với chúng đòi hỏi các nội dung trong đơn đăng ký (bản mô tả về đối tượng SHCN trong mỗi đơn đó) phải cụ thể, rõ ràng đến mức một người có trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng có thể áp dụng kiểu dáng công nghiệp đó thành công trong thực tế. Do đó, sau khi đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đã được công khai trên Công báo thì lập tức có rất nhiều

người đã bắt tay vào sử dụng kiểu dáng công nghiệp đó mà không xin phép hay trả thù lao cho người được công nhận là chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp. Điều 131, Luật SHTT quy định về quyền tạm thời đối với kiểu dáng công nghiệp như sau:

Trường hợp người nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp biết rằng kiểu dáng công nghiệp đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo SHCN để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp đã được thông báo mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng kiểu dáng công nghiệp thì khi Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được cấp, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có quyền yêu cầu người đã sử dụng kiểu dáng công nghiệp phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng [40].

Pháp luật quy định về quyền tạm thời nhằm bảo vệ triệt để quyền của chủ sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp. Quyền tạm thời đối với kiểu dáng công nghiệp được phát sinh trên các điều kiện sau: - Có việc sử dụng kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn đăng ký đã nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc sử dụng các đối tượng này được tiến hành sau thời điểm đơn đăng ký bảo hộ được công khai trên Công báo đối tượng SHCN. Nếu việc sử dụng được tiến hành trước thời điểm này thì người sử dụng sẽ được hưởng các quyền của người sử dụng trước các đối tượng SHCN. Việc sử dụng này nhằm mục đích khai thác giá trị thương mại của các đối tượng đang được yêu cầu bảo hộ. Người sử dụng trước sẽ có quyền tiếp tục sử dụng kiểu dáng

công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Nếu vượt quá phạm vi đó, thì sau ngày công bố đơn, Chủ văn bằng bảo hộ vẫn áp dụng quyền tạm thời trong phạm vi vượt quá giới hạn sử dụng trước; - Có thông báo bằng văn bản của người nộp đơn cho người sử dụng biết về việc nộp đơn và về việc đơn đã được công bố công khai đối với kiểu dáng công nghiệp; - Quyền tạm thời này chỉ thực sự phát sinh khi người nộp đơn đã được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Do vậy, trong trường hợp đã nhận được thông báo bằng văn bản, người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng kiểu dáng công nghiệp thì sau khi kiểu dáng công nghiệp được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, chủ sở hữu có quyền yêu cầu người đã sử dụng phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.

Quyền sử dụng trước đối với kiểu dáng công nghiệp

Để hiểu rõ về quyền tạm thời đối với kiểu dáng công nghiệp, dưới đây tác giả sẽ phân tích thêm các quy định pháp luật SHTT về quyền của người sử dụng trước đối với kiểu dáng công nghiệp.

Quyền sử dụng trước đối với kiểu dáng công nghiệp được đặt ra để giải quyết tình huống trong thực tế, là có nhiều người cùng bắt tay vào nghiên cứu và cùng tìm ra các giải pháp kỹ thuật để giải quyết một vấn đề nhưng không phải bất kỳ ai cũng nộp đơn đăng ký yêu cầu bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong khi đó lại có người nộp đơn đăng ký bảo hộ cho cùng một kiểu dáng công nghiệp của họ và được ghi nhận là chủ sở hữu. Vì vậy, pháp luật SHTT quy định về quyền của người sử dụng trước đối với kiểu dáng công nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người này. Điều 134,

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT 2005 quy định về quyền sử dụng trước đối với kiểu dáng công nghiệp như sau:

Trường hợp trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập thì sau khi Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp.

Người có quyền sử dụng trước kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp cho phép. [41]

Quyền sử dụng trước kiểu dáng công nghiệp được áp dụng khi có các điều kiện sau: - Phải có hành vi sử dụng của người sử dụng trước diễn ra trên thực tế, có nghĩa là họ đã trực tiếp khai thác kiểu dáng công nghiệp hoặc đã chuẩn bị các điều kiện để khai thác kiểu dáng công nghiệp đó như xây nhà xưởng, mua sắm thiết bị, máy móc, vật tư, thuê lao động...- Việc sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện sử dụng kiểu dáng công nghiệp phải diễn ra trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký yêu cầu bảo hộ; - Kiểu dáng công nghiệp mà người sử dụng trước đưa vào khai thác được tạo ra một cách độc lập với kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu được bảo hộ.

Để làm rõ trường hợp về hành vi xâm phạm này dưới đây tác giả sẽ phân tích một ví dụ cụ thể sau:

Ví dụ, hành vi sử dụng quyền tạm thời của Công ty Cổ phần Thương mại Long Anh (Công ty Long Anh), hành vi xâm phạm của Công ty Quân Sơn và hành vi sử dụng quyền sử dụng trước của Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại và Xuất nhập khẩu Tuấn Việt (Công ty Tuấn Việt) đối với kiểu dáng công nghiệp “Dép mát –xa”.

Theo hồ sơ, ngày 25-12-2007, Công ty Long Anh đã nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp “Dép mát –xa” tại Cục SHTT. Trong thời gian Công ty Long Anh nộp đơn đăng ký Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp “Dép mát –xa”, Công ty Tuấn Việt và Công ty Quân Sơn đã có hành vi sản xuất, buôn bán dép mát - xa có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp “Dép mát -xa”. Công ty Long Anh đã có thông báo bằng văn bản đối với Công ty Tuấn Việt và Công ty Quân Sơn về việc nộp đơn và đơn đã được công bố công khai trên công báo. Tuy nhiên, hai Công ty này vẫn tiếp tục có hành vi sản xuất, buôn bán dép mát-xa có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp. Vì vậy, Công ty Long Anh đã có đơn gửi Công an thành phố Hà Nội xử lý. Ngày 10/3/2009, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ nhận được Công văn số 200/CV/CAHN-PC15(Đ8) của Công an thành phố Hà Nội gửi Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xác minh và xử lý vi phạm đối với Công ty Cổ phần Tuấn Việt và Công ty Quân Sơn vì đã có hành vi sản xuất, buôn bán dép mát xa có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp “Dép mát xa” đang được bảo hộ cho Công ty Long Anh. Đoàn thanh tra đã phát hiện hai Công ty đang sản xuất, tàng trữ để bán Dép mát - xa có đặc điểm kiểu dáng như mô tả trong Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm của Công ty Cổ phần Thương mại Long Anh và văn bản đề nghị xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN của

Công an thành phố Hà Nội. So sánh các đặc điểm tạo dáng trên sản phẩm dép nhựa mát xa do Công ty Tuấn Việt và Công ty Quân Sơn sản xuất với kiểu dáng công nghiệp dép mát xa đang được bảo hộ cho Công ty Long Anh, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ thấy rằng:

Sản phẩm dép nhựa do Công ty Tuấn Việt và Công ty Quân Sơn sản xuất, bao gồm: đế dép có mặt trên được tạo bởi các nút có dạng mặt cầu rỗng, sắp theo các hàng ngang dọc và tạo thành bề mặt hở thoáng khí, một đường gờ bao quanh mặt trên, mặt dưới của đế dép có các đường gân thẳng bố trí theo các hàng ngang dọc và liên kết với mặt dưới của các nút có dạng mặt cầu rỗng; quai dép làm bằng nhựa trong, có đường gân bao quanh đường bao và có một lỗ thủng hình ôvan ở mặt trên của quai dép, tuy có khác biệt ở đường gân bao quanh đường bao sau, lỗ thủng hình ôvan ở mặt trên và có độ khoét sâu ở quai dép, nhưng khác biệt nói trên là không đủ để tạo ra ít nhất một đặc điểm tạo dáng dễ nhận biết và ghi nhớ.

Tuy nhiên, tại thời điểm thanh tra, Công ty Tuấn Việt đã cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh Công ty bắt đầu sản xuất dép nhựa massage chân đi trong nhà tắm gắn dấu hiệu “OLYMPIC” từ tháng 07/2007, trước thời điểm Công ty Long Anh nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp “Dép mát xa” (ngày 25/12/2007), cụ thể: Hợp đồng mua bán hàng hóa ngày 25/7/2007, 30/7/2007, 06/8/2007…; Hoá đơn GTGT kèm theo Hợp đồng… Công ty Tuấn Việt vẫn tiếp tục sử dụng kiểu dáng công nghiệp nêu trên trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng (4.142 đôi/01 tháng). Như vậy, Công ty Tuấn Việt có quyền sử dụng trước đối với kiểu dáng công nghiệp “Dép mát- xa” và tiếp tục sử dụng trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng. Vì vậy, Công ty Tuấn Việt không bị xử lý vi phạm. Do đó, ngày 14/4/2009, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Công văn số 81/TTr thông báo: Công ty Tuấn Việt đã cung cấp chứng cứ chứng minh quyền sử dụng trước kiểu dáng

công nghiệp “Dép mát-xa theo quy định tại Điều 134, Luật SHTT. Việc Công ty Tuấn Việt thực hiện quyền của người sử dụng trước không bị coi là hành vi

Một phần của tài liệu Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)