phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp gây ra
Điều 205, Luật SHTT quy định về căn cứ xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền SHTT như sau:
Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền SHTT đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường theo một trong các căn cứ sau:
- Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại;
- Giá chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng theo hợp đồng sử dụng kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm;
- Mức bồi thường thiệt hại do Tòa án ấn định tùy thuộc vào mức độ thiệt hại nhưng không quá 500 triệu đồng.
Ngoài ra, nguyên đơn còn có thể yêu cầu Tòa án buộc tổ chức, cá nhân xâm phạm thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.[40]
Trên cơ sở các căn cứ này, dưới đây sẽ phân tích từng căn cứ để xác định thiệt hại hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp:
Thứ nhất, xác định thiệt hại căn cứ vào tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm
Thiệt hại vật chất thực tế ở đây bao gồm: tổn thất về tài sản, giảm sút về thu nhập, lợi nhuận; tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại nêu trên. Cơ sở xác định thiệt hại là dựa trên việc xác định thu nhập,
lợi nhuận bị mất từ việc sử dụng, khai thác trực tiếp kiểu dáng công nghiệp và xác định thu nhập, lợi nhuận bị mất từ việc chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công công nghiệp. Lợi nhuận thu được từ hành vi xâm phạm của bị đơn là khoản tương đương với lợi nhuận bị giảm sút (khai thác và sử dụng kiểu dáng công nghiệp) của nguyên đơn. Đây là căn cứ quan trọng nhất để tính toán thiệt hại, thiệt hại được xác định theo căn cứ này là thiệt hại lớn nhất của nguyên đơn và việc chứng minh được thiệt hại này là cơ sở nguyên đơn được bồi thường nhiều nhất.
Tại Việt Nam, Tòa án xác định lợi nhuận thu được từ hành vi xâm phạm của bị đơn theo hướng dẫn tại Mục B.I.2, Thông tư 02/2008/TTLT của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 03-4-2008 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền SHTT tại Tòa án nhân dân quy định như sau: “Tòa án xác định lợi nhuận của bị đơn sau khi khấu trừ toàn bộ các chi phí khỏi tổng doanh thu của bị đơn. Trong đó, tổng doanh thu của bị đơn được tính trên cơ sở toàn bộ các hóa đơn, chứng từ bán sản phẩm hoặc sử dụng tác phẩm vi phạm quyền SHTT của nguyên đơn mà bị đơn đã thực hiện”. [59]
Tuy nhiên, khi xác định lợi nhuận thu được từ hành vi xâm phạm của bị đơn cần có sự hỗ trợ của Tòa án thông qua quyết định bắt buộc bị đơn cung cấp chứng cứ về lợi nhuận từ hành vi xâm phạm tại các báo cáo tài chính. Để được sự hỗ trợ từ phía Tòa án, nguyên đơn phải chứng minh được việc do bị đơn kiểm soát chứng cứ nên không thể tiếp cận được nên họ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bị đơn phải đưa ra chứng cứ đó (Điều 43, Hiệp định TRIPS, Điều 12 của Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Điều 203, Luật SHTT 2005; Điều 6, 59, 79 và 85 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004). Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa quy định về việc cho phép tòa án có quyền ra bản án mà không cần đầy đủ chứng cứ nếu bị đơn cố tình không cung cấp chứng cứ.
Thứ hai, xác định thiệt hại căn cứ trên cơ sở giá chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp
Giá chuyền giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp được xác định theo một trong các căn cứ được quy định tại Mục B.2.1.b, Thông tư 02/2008/TTLT như sau:
i). Khoản tiền phải trả nếu người có quyền và người xâm phạm tự do thỏa thuận, ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp đó;
ii). Giá chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp giả định được xác định theo phương pháp xác định số tiền mà bên có quyền (nguyên đơn) và bên được chuyển giao (bị đơn) có thể đã thỏa thuận vào thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm, nếu các bên tự nguyện thỏa thuận với nhau về khoản tiền đó;
iii). Dựa trên giá chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp được áp dụng trong lĩnh vực tương ứng được nêu trong các thông lệ chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp đó.[59]
Xác định thiệt hại dựa trên căn cứ này là sự giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp theo hợp đồng sử dụng đối tượng SHTT trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện. Tuy nhiên việc xác định mức giá chuyển nhượng chỉ là giả định và thông thường mức giá trước thời điểm diễn ra hành vi xâm phạm thường cao hơn và điều kiện thỏa thuận cũng nhiều hơn so với thời điểm sau khi xảy ra hành vi xâm phạm. Trong trường hợp không thể xác định được giá sử dụng kiểu dáng công nghiệp theo các căn cứ trên thì phải sử dụng giá trung gian là giá chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp được áp dụng trong lĩnh vực tương ứng. Đây là mức giá khách quan và hợp lý hơn.
Trong trường xác định thiệt hại theo căn cứ này, một vấn đề được đặt ra là các thiệt hại thực tế khác như chí phí cần thiết để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại hay tổn thất về cơ hội kinh doanh có được xác định để bồi thường bên cạnh giá chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp hợp lý hay không. Hiện tại theo quy định tại Điều 205, Luật SHTT thì các thiệt hại vật chất này đương nhiên không được xác định để bồi thường trong trường hợp thiệt hại được tính trên cơ sở giá chuyển giao kiểu dáng công nghiệp. Điều này là không hợp lý và không đảm bảo quyền lợi của người bị xâm phạm theo đúng nguyên tắc bồi thường toàn bộ. Nghiên cứu pháp luật các nước về nguyên tắc và căn cứ xác định thiệt hại trong lĩnh vực SHTT cho thấy, thông thường thiệt hại sẽ được xác định dựa trên: hoặc lợi nhuận bị mất của chủ sở hữu quyền hoặc lợi nhuận bất hợp pháp thu được của người vi phạm hoặc giá chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp hợp lý. Bên cạnh những thiệt hại này, người thắng kiện còn được bồi thường các thiệt hại thực tế khác như: chi phí tố tụng, chi phí đăng cải chính, phí luật sư (nếu có)... Điều đó có nghĩa giá chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp thông thường được áp dụng để xác định thiệt hại chỉ để thay thế cho những lợi nhuận, thu nhập bị mất của nguyên đơn trong trường hợp những thiệt hại này rất khó để xác định. Giá chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp không thể thay thế toàn bộ các thiệt hại thực tế của nguyên đơn, đồng thời, cũng không thể loại trừ trách nhiệm bồi thường của người xâm phạm đối với các thiệt hại thực tế phát sinh đối với người bị xâm phạm như chi phí tố tụng, chi phí luật sư, chi phí để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại và tổn thất về tài sản. Vì vậy, Luật SHTT cũng cần bổ sung việc tính các thiệt hại vật chất của người bị xâm phạm cộng với giá chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp vào căn cứ xác định thiệt hại thứ hai này để đảm bảo quyền lợi cho người bị xâm phạm.
Tóm lại, căn cứ xác định thiệt hại trên cơ sở giá chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp là khả thi hơn so với căn cứ thứ nhất vì nó thực tế, khách quan và dễ xác định.
Thứ ba, xác định thiệt hại căn cứ theo luật định
Căn cứ này được áp dụng trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại vật chất theo các căn cứ trên. Mức bồi thường sẽ do Tòa án quyết định tùy thuộc vào tính chất, mức độ thiệt hại với mức bồi thường tối thiểu là 5 triệu đồng và tối đa là 500 triệu đồng (Mục B.1.2.1c2 Thông tư số 02/2008/TTLT). Quy định này về cơ bản phù hợp với thông lệ chung của quốc tế và quy định của hầu hết các nước. Quy định này phù hợp với nguyên tắc nguyên đơn phải có nghĩa vụ chứng minh và cũng khuyến khích nguyên đơn tích cực chứng minh để đạt được mức bồi thường thiệt hại cao hơn. Việc xác định thiệt hại theo căn cứ này phụ thuộc nhiều vào trình độ, kinh nghiệm, sự nhạy cảm nghề nghiệp và niềm tin nội tâm của Hội đồng xét xử. Để tránh sự tùy tiện của thẩm phán, pháp luật cũng đã quy định mức bồi thường tối thiểu và tối đa.
Chi phí hợp lý để thuê luật sư được quy định là một khoản bồi thường thiệt hại. Ngoài các khoản bồi thường được xác định theo một trong ba căn cứ nêu trên, chủ thể quyền SHTT có quyền yêu cầu Tòa án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư. Quy định này phù hợp với quy định trong Hiệp định TRIPS tại Điều 45 “Cơ quan xét xử phải có quyền ra lệnh buộc người xâm phạm phải trả cho chủ thể quyền các phí tổn, trong đó có thể bao gồm cả phí đại diện thích hợp” [58]. Tuy nhiên, pháp luật một số nước không chấp nhận khoản chi phí này là một khoản bồi thường thiệt hại. Ví dụ, pháp luật Trung Quốc không quy định rõ ràng về loại phí này, chỉ cho rằng các chi phí hợp lý phát sinh trong quá trình ngăn chặn hành vi xâm phạm gồm chi phí hợp lý phát sinh trong quá trình
khởi kiện hoặc quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành điều tra và thu thập chứng cứ để chứng minh bất kỳ hành vi xâm phạm nào có thể tính gộp vào khoản tiền bồi thường. Thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư: trong tố tụng dân sự, theo quy định tại khoản 3, Điều 144, Bộ luật Tố tụng dân sự thì chi phí cho luật sư do người yêu cầu chịu, trừ trường hợp các bên đương sự có thỏa thuận khác; tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3, Điều 205, Luật SHTT, thì chủ thể quyền SHTT có quyền yêu cầu Tòa án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư. Chi phí hợp lý để thuê luật sư là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ phức tạp của vụ việc; kỹ năng, trình độ của luật sư và lượng thời gian cần thiết để nghiên cứu vụ việc. Mức chi phí bao gồm mức thù lao luật sư và chi phí đi lại, lưu trú cho luật sư. Mức thù lao do luật sư thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ và phương thức tính thù lao quy định tại Điều 55, Luật Luật sư.
Tuy nhiên, trên thực tế, các vụ giải quyết tranh chấp quyền SHTT tại Việt Nam, số lượng Tòa án ra phán quyết buộc bên có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải bồi thường cả chi phí thuê luật sư là không nhiều và mức phí luật sư được Tòa án ấn định lại quá thấp và không phù hợp với chi phí thuê luật sư thực tế mà bên bị thiệt hại đã bỏ ra để thuê luật sư.
Như vậy, trước khi Luật SHTT được ban hành hầu như không có văn bản pháp luật nào quy định về căn cứ pháp lý để xác định mức bồi thường thiệt do hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung cũng như do hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp nói riêng. Vì vậy, nhiều trường hợp nguyên đơn không chứng minh được thiệt hại của mình hoặc xác định không chính xác mức bồi thường thiệt hại và không được Tòa án chấp nhận. Luật SHTT được ban hành đã bổ sung các quy định quan trọng về nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm SHTT (Điều 204) và các căn cứ
xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền SHTT (Điều 205), tuy nhiên, do tính chất đặc thù của loại tài sản “quyền SHTT” nên nhiều trường hợp nguyên đơn không chứng minh được thiệt hại hoặc xác định không đầy đủ về những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế. Việc xác định các thiệt hại của hành vi xâm phạm quyền SHTT trên thực tế là rất khó để xác định một cách chính xác và đầy đủ.
Chƣơng 3