3.1. Thực trạng xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp
3.1.1. Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp dáng công nghiệp
Cho đến nay chưa có một cuộc điều tra tổng hợp nào về tình hình xâm phạm SHTT nói chung và xâm phạm kiểu dáng công nghiệp nói riêng tại Việt Nam. Các tài liệu tổng kết về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam không nhiều. Hiện nay có nhiều cơ quan hoạt động trong lĩnh vực SHTT như: Toà án, Quản lý thị trường, Thanh tra (Khoa học và Công nghệ, Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Công an, Hải quan và Ủy ban nhân dân các cấp. Tuy nhiên, mỗi cơ quan thực thi lại hoạt động độc lập và đưa ra những con số khác nhau về hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung cũng như đối với kiểu dáng công nghiệp nói riêng.
Trong thời gian qua, tình trạng xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam có tính phức tạp và có dấu hiệu phổ biến. Theo số liệu thống kê thì hành vi xâm phạm quyền sở công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp là một trong những hành vi xâm phạm quyền SHTT nhiều nhất chỉ xếp sau hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu, thậm chí có những giai đoạn còn cao hơn cả hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu.
Về số lượng, theo thống kê sơ bộ, số vụ vi phạm về SHTT vào đầu những năm 90 thế kỷ XX chỉ có vài chục vụ, thì cho đến nay đã tăng đáng kể. Năm 1994 chỉ có 48 vụ (trong đó, 01 vụ xâm phạm sáng chế, 6 vụ xâm phạm kiểu dáng công nghiệp và 41 vụ xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa), đến năm 2003 là 326 vụ (trong đó, 23 vụ xâm phạm sáng chế, 34 vụ xâm phạm kiểu dáng công nghiệp và 260 vụ xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa), đến năm 2006 đã tăng lên gần 500 vụ (trong đó, 60 vụ xâm phạm sáng chế, 152 vụ xâm phạm kiểu dáng công nghiệp và 288 vụ xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa), đến năm 2010, số vụ xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp đã tăng lên con số là 215 vụ. Cũng theo báo cáo sơ kết công tác phòng ngừa, đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm SHTT của Bộ Công an, trong 5 năm (2002-2007), lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế của các địa phương đã phát hiện 1092 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT. Ngoài ra mỗi năm, các cơ quan chức năng đã phát hiện hàng ngàn vụ sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm quyền SHTT. Theo thống kê, mỗi năm Cục quản lý Thị trường (Bộ Công thương) phát hiện và xử lý hàng nghìn vụ việc liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có kiểu dáng “cải tiến” của kiểu dáng được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Ngoài ra, theo thống kê của Chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội cho thấy trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong những năm gần đây số lượng các vụ vi phạm quyền SHTT chiếm 70% trên tổng số các vụ vi phạm mà cơ quan này đã xử lý. Nếu như năm 1997 mới phát hiện 15 vụ vi phạm quyền SHTT, thì tới năm 2000 đã lên tới 101 vụ, trong đó có 02 vụ chuyển sang xử lý hình sự; đến năm 2001, số vụ vi phạm bị phát hiện là 144; năm 2002 là 145 vụ; trong năm 2005 có trên 3000 vụ bị xử vi phạm hành chính, hơn 100 vụ bị xử lý hình sự. Điều đó cho thấy các xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp ngày càng xảy ra nhiều. Hiện nay nhiều hàng giả kiểu dáng công nghiệp rất khó phân biệt với hàng chính hiệu và không chỉ xảy ra với các sản
phẩm tiêu dùng thông thường mà đã xảy ra với những sản phẩm có công dụng và chức năng đặc biệt như thuốc chữa bệnh, sắt thép xây dựng....
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, các khiếu nại về việc vi phạm Quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp cũng không ngừng gia tăng. Chỉ tính riêng các khiếu nại về xâm phạm kiểu dáng công nghiệp được gửi tới Cục SHTT trong những năm gần đây đã tăng nhanh. Qua số liệu tại bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 dưới đây cho thấy đơn khiếu nại về xâm phạm kiểu dáng công nghiệp chiếm tỷ lệ cao và không ngừng gia tăng. Số lượng đơn khiếu nại về xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp từ chỗ chiếm vị trí thứ hai trong các khiếu nại về xâm phạm quyền SHCN, sau khiếu nại về xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu (từ năm 1998 đến 2006) đã chiếm vị trí cao nhất trong số các khiếu nại xâm phạm (từ năm 2007-2010 đều cao hơn khiếu nại xâm phạm về nhãn hiệu). Đặc biệt từ năm 2005 đến nay đơn khiếu nại về xâm phạm kiểu dáng công nghiệp có sự gia tăng đột biến, số lượng đơn năm 2005 tăng gấp 3,2 lần năm 2004 và các năm tiếp theo từ 2006 và 2008 tiếp tục tăng cao. Từ năm 2009 và 2010 mặc dù đơn khiếu nại có giảm nhưng vẫn cao hơn và còn cao hơn đơn khiếu nại về nhãn hiệu, sáng chế và giải pháp hữu ích.
Bảng 3.1 Đơn khiếu nại về xâm phạm kiểu dáng công nghiệp so với nhãn hiệu, sáng chế và giải pháp hữu ích từ năm 1998-2010 tại Cục SHTT
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 KDCN 20 41 60 93 108 53 65 210 264 92 244 99 90
NH 219 110 119 198 282 278 306 324 320 67 84 82 89
SC, GPHI 1 1 1 2 9 23 33 41 17 7 5 7 4
Tổng 240 152 180 293 399 354 404 575 601 166 333 188 183
KDCN: Kiểu dáng công nghiệp NH: Nhãn hiệu
SC, GPHI: Sáng chế, giải pháp hữu ích
Biểu đồ 3.1: Đơn khiếu nại về xâm phạm kiểu dáng công nghiệp so với đơn khiếu nại về xâm phạm nhãn hiệu, sáng chế và giải pháp hữu ích
từ 1998-2010 tại Cục Sở hữu trí tuệ
0 50 100 150 200 250 300 350 Số lượng Năm KDCN NH SC,GPHI
Về tính chất, mức độ của hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp:
Tính chất xâm phạm quyền SHTT nói chung, xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp ngày càng diễn ra nghiêm trọng và phức tạp. Trước đây, hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp chỉ dừng lại ở tính chất nhỏ lẻ, manh mún thì nay các hành vi xâm phạm quyền SHTT đồng thời diễn ra ở tất cả các lĩnh vực do tất cả các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia như sản xuất, chế biến, lưu thông, xuất nhập khẩu và liên quan tới nhiều thành phần kinh tế như tư nhân, nhà nước, liên doanh và cả 100% vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, các hành vi xâm phạm quyền SHTT còn diễn ra ở hầu hết các đối tượng SHTT, trên thị trường, hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT ngày càng khó phân biệt, nhiều mặt hàng rơi vào “tình trạng thật-giả lẫn lộn, rất khó nhận biết”. Đặc biệt, việc xâm phạm quyền SHTT đã xuất hiện ở nhóm hàng hóa có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng đối với người tiêu
dùng và xã hội như thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật.... Theo thống kê của Chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội cho thấy trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong những năm gần đây số lượng các vụ vi phạm quyền SHTT chiếm 70% trên tổng số các vụ vi phạm mà cơ quan này đã xử lý.
Hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp có tính phức tạp và phổ biến với mức độ nghiêm trọng ngày càng gia tăng. Hiện nay nhiều hàng giả kiểu dáng công nghiệp rất khó phân biệt với hàng chính hiệu. Nhiều người thực hiện hành vi xâm phạm tái phạm sau khi bị xử lý xâm phạm. Tốc độ sản xuất các sản phẩm hiện nay cũng diễn ra nhanh hơn. Hiện nay sau khi doanh nghiệp đưa ra kiểu dáng công nghiệp mới thì chỉ trong vòng một tháng trở lại trên thị trường đã xuất hiện kiểu dáng nhái kiểu dáng được bảo hộ so với khoảng thời gian từ vài tháng đến cả năm như trước kia. Ví dụ, mẫu xe WAVE 125 cuả Công ty Honda Motor Ltd. (Nhật Bản) còn đang chuẩn bị tung ra thị trường cung cấp cho người tiêu dùng thì trên thị trường đã có những đối tượng lắp ráp và bán những loại xe có kiểu dáng không khác biệt với kiểu dáng xe máy WAVE 125.
Về hàng hóa xâm phạm kiểu dáng công nghiệp, hàng hóa xâm phạm không chỉ dừng lại ở hàng hóa tiêu dùng mà ở tất cả các mặt hàng và thậm chí những nhóm hàng hóa có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng cho người tiêu dùng và xã hội và không chỉ xảy ra với các sản phẩm tiêu dùng thông thường mà đã xảy ra với những sản phẩm có công dụng và chức năng đặc biệt như thuốc chữa bệnh, sắt thép xây dựng....
Qua việc phân tích các số liệu về hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp cho thấy việc xâm phạm kiểu dáng công nghiệp diễn biến phức tạp, kéo dài, với tính chất và mức độ ngày càng nghiêm trọng và khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực, gây thiệt hại cho chủ sở hữu và người tiêu dùng.