I. Phân theo đặc điểm vốn
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH MÁY TÍNH ĐỂ BÀN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HUETRONICS
3.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 1 Môi trường vĩ mô
3.1.1. Môi trường vĩ mô
3.1.1.1. Các yếu tố về kinh tế
Sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Việt nam trong những năm qua là nhân tố quan trọng tác động đến tổng cung, tổng cầu và tạo ra những cơ hội phát triển mạnh cho ngành công nghiệp công nghệ thông tin nói chung và ngành công nghiệp máy tính nói riêng.
Song song với nền kinh tế phát triển, thu nhập và mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu của con người ngày càng được hoàn thiện hơn. Do đó vấn đề chi tiêu của người dân về các nhu cầu công nghệ thông tin, máy móc hiện đại ngày càng nhiều và đó cũng chính là cơ hội để các nhà sản xuất cung cấp máy tính để bàn sẵn sàng đầu tư để đón đầu, tuy nhiên, chính nó cũng đặt ra nhiều thách thức: liệu công ty có đủ khả năng để đương đầu với một môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hay không?.
Môi trường kinh tế luôn luôn biến động một cách nhanh chóng và không thể kiểm soát. Điều đó đòi hỏi các cán bộ kinh doanh của công ty phải không ngừng tiếp cận, nắm bắt và có kế hoạch điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình thích ứng với môi trường để có thể đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
3.1.1.2. Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học và phát triển con người
Dân số của Việt nam ước tính đến nay khoảng 82 triệu người, là quốc gia đông dân thứ nhì ở khu vực Đông Nam Á. Tốc độ phát triển dân số vào
khoảng 1,29%. Khoảng 1/3 dân số sống ở khu vực nông thôn, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 87% dân số và 53 dân tộc khác (khoảng 8 triệu người) sinh sống chủ yếu ở những vùng núi cao.
Việt Nam xếp thứ 101 trên 147 nước của UNDP về phát triển về con người. Chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ ra Việt nam chỉ đứng ở mức trung bình. Chỉ số HDI được tính dựa trên ba thành phần chính của vấn đề phát triển con người: giáo dục, sức khoẻ và tiêu chuẩn về cuộc sống, và việc xếp hạng các quốc gia dựa trên chỉ số hỗn hợp của những yếu tố chẳng hạn như kế hoạch sinh đẻ, xóa nạn mù chữ, trình độ học vấn và GDP/đầu người. Việt Nam đã có một bước tiến dài trong vấn đề phát triển khi nhảy từ vị trí 122 lên 101 chỉ trong một vài năm.
Với trình độ văn hóa của dân cư như phân tích ở trên, đó là yếu tố hết sức thuận lợi khi mà sử dụng máy tính để bàn đòi hỏi một số kiến thức nhất. Với chỉ số phát triển con người cao, người dân Việt nam sẽ dễ dàng tiếp cận và sử dụng công nghệ này, thêm vào đó số lượng dân số lớn, thị trường cho các máy tính để bàn này tại Việt nam nói chung và các tỉnh miền Trung nói riêng đã và đang hết sức bùng nổ trong tương lai. Các nhà cung cấp sẽ đầu tư để cạnh tranh trên thị trường lớn này. Và đây cũng chính là cơ hội của công ty Huetronics khi kinh doanh sản phẩm máy tính để bàn.
3.1.1.3. Ảnh hưởng của yếu tố pháp lý
Yếu tố chính trị và pháp luật gắn liền với sự phát triển kinh tế. Một quốc gia có một chế độ chính trị ổn định và một hành lang pháp lý rõ ràng sẽ có điều kiện thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước ngày càng nhiều, giao lưu thương mại ngày càng phát triển để hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay.
Riêng đối với Việt nam chúng ta sau khi mở cửa cũng bước đầu xây dựng được một nhà nước pháp quyền có hành lang pháp lý thông thoáng giúp cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn vào làm ăn.
Chính phủ Việt nam đã công nhận tầm quan trọng của sự phát triển công nghiệp công nghệ thông tin nói chung và công nghiệp máy tính Việt nam nói riêng là một trong những động cơ thúc đẩy quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế. Những năm đầu tiên của thế kỷ 21 là những năm quá độ của bước phát triển kinh tế của Việt nam và được đánh dấu bằng những chính sách và luật lệ đã được sửa đổi của Chính phủ. Mặt khác, với những yêu cầu của sự hòa nhập với quốc tế qua những chương trình ASEAN và e- APEC và nền kinh tế tri thức toàn cầu, Việt nam phải đối mặt với những thách thức chiến lược và rủi ro về việc bỏ lại đằng sau và kém xa các nước khác nếu không có một sự phát triển công nghệ thông tin cơ bản và thích hợp. Chỉ thị 58/CT-TW của Bộ chính trị ngày 17/10/2000 về việc đẩy mạnh việc sử dụng và phát triển IT cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn 2000-2010. Để thực hiện chỉ thị 58, chính phủ đã ra quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 phê chuẩn kế hoạch triển khai chỉ thị 58 với 4 mục tiêu sau: 1/ Cải tiến cơ sở hạ tầng của Viễn thông và Internet. 2/ Phát triển nguồn lực con người trong lĩnh vực IT. 3/ Phát triển ngành công nghiệp phần mềm. 4/ Phát triển ngành công nghiệp phần cứng.
Việc thực hiện một nhà nước điện tử và tăng tốc độ ứng dụng CNTT trong các cơ quan điều hành nhà nước đóng vai trò then chốt đối với quá trình tăng trưởng bền vững của ứng dụng CNTT trong xã hội, nhà nước đã tập trung phát triển ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan điều hành nhà nước gồm 03 đề án lớn:
- Tin học hóa hoạt động của các cơ quan Đảng (đề án 47) - Ứng dụng CNTT tin học hóa quản lý hành chính nhà nước - Đề án tin học hóa hoạt động của Quốc hội
Tất cả những chính sách trên đều tạo điều kiện cho thị trường máy tính để bàn ngày càng phát triển, tuy nhiên nước ta vẫn chưa có chính sách thỏa đáng để hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp máy tính trong
nước. Năm 2002, khoản 70 container máy tính đã qua sử dụng được nhập khẩu về Việt nam, trung bình mỗi tháng có 4.000-5.0000 máy tính seconhand được tung ra thị trường. Đó chính là một thách thức đối với ngành sản xuất và lắp ráp máy tính trong nước. Ngoài ra các chính sách thuế đối với máy tính, linh kiện, cụm linh kiện, phụ tùng sản xuất máy tính cũng còn nhiều bất cập, chưa thực sự khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư dây chuyền công nghệ, lắp ráp, sản xuất máy tính tại Việt nam. Thuế nhập khẩu linh kiện phụ tùng cho lắp ráp máy vi tính chia làm nhiều loại phổ biến là 10% khi đó thuế nhập khẩu nguyên chiếc là 5%, điều đó không khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất. Các cửa hàng máy tính được hưởng thuế VAT không cần hóa đơn chứng từ đầu vào, còn công ty máy tính hưởng thuế giá trị gia tăng phải có hóa đơn chứng từ đầu vào. Hình thức quản lý này tạo kẻ hở để bán hàng trốn thuế, tiêu thụ nhập lậu không chứng từ, tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng giữa doanh nghiệp và cửa hàng.