Quá trình hình thành và phát triển công ty

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh máy vi tính của công ty cổ phần Huetronics giai đoạn 2005-2010.doc (Trang 30 - 32)

- Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng có vai trò đặc biệt

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty

Công ty cổ phần Huetronics tiền thân của nó là công ty điện tử Huế được thành lập trên cơ sở liên doanh của một đơn vị kinh tế trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Huế và công ty xuất nhập khẩu điện tử Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 598/QĐ-UB ngày 6/11/1989. Đến ngày 23/2/1993 theo quyết định số 197/QĐ-UB của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, công ty được đăng ký thành lập doanh nghiệp nhà nước, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 101747 cấp ngày 6/3/1993 của trọng tài kinh tế Tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngày 3/11/2004 công ty điện tử Huế được chính thức trở thành công ty cổ phần Huetronics theo quyết định số 3479 của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế. Vốn điều lệ của công ty cổ phần là 5 tỷ đồng được chia thành 5.000 cổ phần, giá trị mỗi cổ phần thống nhất là 100.000 đồng. Trong đó vốn nhà nước tham gia là 1.500 cổ phần với tổng giá trị là 1,5 tỷ đồng chiếm 30% vốn điều lệ; người lao động trong doanh nghiệp mua 3.000 cổ phần với giá trị 3 tỷ đồng chiếm 60% vốn điều lệ; cổ đông ngoài doanh nghiệp mua 500 cổ phần với tổng giá trị 500 triệu đồng chiếm 10% vốn điều lệ.

Lúc mới thành lập toàn đơn vị chỉ có hơn 30 người, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng điện tử và đồ điện gia dụng. Ở thời điểm đó, hàng liên doanh với nước ngoài chưa xuất hiện trên thị trường Việt nam, đó là điều kiện lý tưởng giúp hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty tương đối “thuận buồm xuôi gió”, hàng năm đóng góp khá cho ngân sách

địa phương. Sản phẩm của công ty không những tiêu thụ trên thị trường các tỉnh lân cận mà còn vươn ra thị trường cả nước. Tuy nhiên, khi hàng loạt các hãng điện tử nổi tiếng của nước ngoài ồ ạt tràn vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường bằng sản phẩm có tính năng vượt trội về nhiều mặt, sản phẩm của công ty lâm vào thế giống như bao sản phẩm nội địa khác. Hoạt động sản xuất kinh doanh lâm dần vào bế tắc, sản phẩm không tiêu thụ được, công nhân không có việc làm, công ty đứng trên bờ vực giải thể với số lỗ lũy kế hơn 1 tỷ đồng. Vì thế ban lãnh đạo công ty đề xuất xin lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo ngành cho phép công nhân làm việc 5 ngày trong tuần, còn 2 ngày nghỉ để tự xoay xở thêm bên ngoài. Không những thế công ty buộc phải duy trì sản lượng vừa phải, đồng thời nhận làm đại lý cho các hãng điện tử nước ngoài. Với giải pháp tình thế đó, công ty vẫn đảm bảo cuộc sống cho cán bộ công nhân viên, tránh được sự biến động lớn lao về lao động.

Tuy nhiên xác định đây chỉ là giải pháp tình thế, ban lãnh đạo và tập thể cán bộ kỹ thuật đã quyết tâm phải tìm hướng phát triển mang tính đột phá mới mong đem lại sự phát triển bền vững. Lúc này, trong bối cảnh ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam bắt đầu phát triển rầm rộ, công ty quyết tâm đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, lắp ráp, sản xuất máy tính và thiết bị văn phòng. Một thời gian sau, máy tính Việt Nam mang thương hiệu Vietcom của công ty ra đời trong niềm tự hào của những người sản xuất, đáp ứng mong mỏi của những người sử dụng.

Với khí thế lao động hăng say của tập thể cán bộ công nhân viên, trong vòng 4 năm trở lại đây, công ty luôn duy trì đều đặn tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt trên 40%/ năm, trang trải hoàn toàn phần lỗ của những năm trước, bắt đầu có tích lũy và tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất - kinh doanh.

Đi cùng với sản xuất máy tính - thiết bị văn phòng và hàng điện tử truyền thống, công ty thành lập Trung tâm bảo hành thanh niên làm dịch vụ

bảo hành, sửa chữa các sản phẩm cho khách hàng, thu hút sự góp mặt của 16 hãng liên doanh và hãng sản xuất điện tử nổi tiếng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó nhằm phục vụ nhu cầu cho mọi đối tượng khách hàng, công ty thiết lập hình thức trả góp cho người có thu nhập thấp, góp phần tăng doanh số bán hàng cho công ty. Nhờ thế năm 2002, doanh thu của công ty đạt 48 tỷ đồng trong đó hơn 50% doanh thu từ sản phẩm điện tử, điện lạnh và đồ điện gia dụng, 20% từ máy tính và thiết bị văn phòng, còn lại là doanh thu sản xuất loa, phụ kiện điện tử, phần mềm và đào tạo.

Xuất phát từ ý tưởng được hình thành trong quá trình tổ chức gia công, lắp ráp, sản xuất - kinh doanh máy tính, cùng với mục tiêu bắt kịp sự phát triển của thời đại, công ty nhận thấy thời điểm đầu tư trung tâm sản xuất và phát triển phần mềm tin học đã thực sự chín muồi. Đầu tư sản xuất phần mềm nhằm mục đích khép kín quy trình cung ứng sản phẩm công nghệ thông tin cho thị trường là cần thiết. Trung tâm sản xuất phần mềm của công ty đi vào hoạt động đã thu hút một phần đội ngũ lập trình viên giỏi trên địa bàn. Trung tâm đã chính thức đưa các sản phẩm phần mềm ra thị trường, nhận gia công cho các đối tác trong và ngoài nước.

Sự trưởng thành của công ty luôn gắn với quá trình nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau nhằm đa dạng hóa các hoạt động sản xuất - kinh doanh. Mỗi sản phẩm đều ghi nhận tài năng và trí tuệ của tập thể cán bộ công nhân viên của công ty, có như thế mà ngày nay chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng cao và dần khẳng định được uy tín trên thị trường. Do đó thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng ra các tỉnh như: Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh máy vi tính của công ty cổ phần Huetronics giai đoạn 2005-2010.doc (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w