Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 56 - 58)

5. Cấu trúc đề tài:

2.2.2.4. Tình hình nợ xấu

Bảng 2.12: Tình hình nợ xấu tại Sacombank Huế giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Nợ xấu 4.10 3 3.66 6 1.30 5 -437 -10,65 -2.361 -64,40 Phân theo thời hạn 4.10

3 3.66 6 1.30 5 -437 -10,65 -2.361 -64,40 Ngắn hạn 3.550 2.987 1.026 -563 -15,86 -1.961 -65,65 Trung dài hạn 553 679 279 126 22,78 -400 -58,91

Phân theo ngành nghề 4.10 3 3.66 6 1.30 5 -437 -10,65 -2.361 -64,40

Nông, lâm, ngư nghiệp 0 0 0 0 0 0 0 Công nghiệp, xây dựng 2.101 3.561 1.089 1.460 69,49 -2.472 -69,42 Các ngành khác 2.002 105 216 -1.897 -94,75 111 105,71

Phân theo đối tượng 4.10 3 3.66 6 1.30 5 -437 -10,65 -2.361 -64,40 Cá nhân 69 74 109 5 7,25 35 47,30 Doanh nghiệp 4.034 3.592 1.196 -442 -10,96 -2.396 -66,70

(Nguồn: Phòng Kinh doanh của Sacombank Huế)

Nợ xấu về bản chất là khái niệm dùng để chỉ các khoản nợ cho vay khách hàng đang đối diện với rủi ro cao trong việc thu hồi nợ gốc và lãi vay. Theo quy định hiện hành, nợ xấu dùng để chỉ các khoản nợ được phân loại vào các nhóm 3, 4 và 5. Nợ xấu đã và đang tác động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng. Vì vậy công tác quản lý nhằm ngăn ngừa rủi ro và quản lý nợ xấu có vai trò rất quan trọng trong hệ thống NHTM Việt Nam.

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy nợ xấu của ngân hàng trong giai đoạn 2011- 2013có xu hướng giảm đều qua các năm và tốc độ giảm ngày càng lớn, cụ thể giá trị nợ

xấu năm 2012 đạt 3.666 triệu đồng, giảm 437 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng giảm 10,65%. Bước sang năm 2013 nợ xấu giảm mạnh chỉ còn 1.305 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm tới 64,40%. Nợ xấu giảm mạnh như vậy cho thấy Sacombank chi nhánh TT Huế đang làm tốc công tác thu hồi nợ trong thời gian vừa qua.

Xét theo thời hạn cho vay, năm 2011 nợ xấu trung dài hạn là 553 triệu đồng, sang năm 2012 là 679 triệu đồng, tăng 22,78% có thể do năm này khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp, và năm 2013 thì giảm mạnh chỉ còn 279 triệu đồng. Nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với nợ xấu trung dài hạn, luôn ở mức 80-90%. Con số này vẫn ở mức cao cho thấy ngân hàng đang gặp một số vấn đề trong công tác thu hồi nợ ngắn hạn, tuy tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn trên tổng số nợ xấu có giảm (tỷ trọng giảm từ 87% xuống 79%) nhưng ngân hàng cần phải có những biện pháp quản lý hiệu quả hơn nữa tình hình nợ xấu trong tương lai để đảm bảo an toàn cho phía ngân hàng.

Xét theo đối tượng cho vay, thì giai đoạn này nhóm KHDN chiếm tỷ trọng nợ xấu cao hơn nhiều so với nhóm KHCN. Có thể thấy là trong năm 2013, nợ xấu giảm mạnh là nhờ vào khoản nợ xấu thuộc nhóm đối tượng KHDN được thu hồi tốt với mức giảm 2.396 triệu đồng, tương ứng giảm 66,70% so với năm 2012. Cho dù nợ xấu nhóm KHCN trong năm nay tăng với tốc độ tăng lên tới 47,30% nhưng do giá trị tăng quá nhỏ so với khoản giảm nợ xấu thuộc nhóm KHDN nên nhìn chung trong năm 2013 nợ xấu vẫn giảm đáng kể so với năm 2012.

Đối với tình hình nợ xấu phân theo nhóm ngành nghề thì ngành Công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất và đa số trong cơ cấu ngành nghề, cụ thể năm 2011 chiếm 2101 triệu dồng, năm 2012 tăng lên 3561 triệu đồng và năm 2013 nợ xấu ngành này đã được cải thiện khi giảm xuống còn 1089 triệu đồng. Năm 2012, nợ xấu nhóm ngành công nghiệp, xây dựng tăng cao chiếm đến 97% tỷ lệ nợ xấu, cho thấy nhóm ngành này đang gặp khó khăn trong việc SXKD khi nền kinh tế còn gặp khó khăn, thị trường BĐS còn nhiều biến động, ảnh hưởng đến việc trả nợ cho ngân hàng dẫn tới việc nợ xấu nhóm ngành này tăng cao. Trong khi đó, nợ xấu nhóm ngành khác lại có sự giảm xuống đáng kể và chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nợ xấu của ngân hàng. Năm 2013, chứng kiến nổ lực vượt bậc của ngân hàng trong công tác xử lý nợ xấu, cụ

thể nợ xấu nhóm ngành công nghiệp, xây dựng đã giảm đáng kể (chỉ còn 1089 triệu đồng, giảm 69,42% so với năm 2012) tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ xấu theo ngành nghề, điều này cho thấy phía ngân hàng Sacombank TT Huế cần nâng cao trách nhiệm quản lý nợ xấu nhiều hơn, giảm thiểu nợ xấu một cách đồng đều giữa các nhóm ngành trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w