Tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 49 - 51)

5. Cấu trúc đề tài:

2.2.2.1. Tình hình nợ quá hạn

Nợ quá hạn là những khoản nợ mà khách hàng vì lý do nào đó không thể trả nợ cho ngân hàng theo đúng thời hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng càng cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng thấp, RRTD của ngân hàng càng cao.

Nợ quá hạn là biểu hiện rõ nét nhất về chất lượng cho vay của ngân hàng. Khi phát sinh nợ quá hạn đồng nghĩa với việc các khoản vay của ngân hàng đang gặp rủi ro. Ngân hàng cần phải tìm ra nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thời đề ra các giải pháp khắc phục nhằm giảm thiểu nợ quá hạn đến mức thấp nhất trong hoạt động tín dụng.

Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn tại Sacombank Huế giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Nợ quá hạn 4.194 3.849 1.845 -345 -8,22 -2.004 -52,07 Phân theo thời hạn 4.194 3.849 1.845 -345 -8,22 -2.004 -52,07

Ngắn hạn 3.601 3.050 1.287 -551 -15,30 -1.763 -57,80 Trung dài hạn 593 799 558 206 34,74 -241 -30,16

Phân theo ngành nghề 4194 3849 1845 -345 -8,22 -2.004 -52,07

Nông, lâm, ngư nghiệp 0 0 0 0 0 0 0 Công nghiệp, xây dựng 2.145 3.739 1.621 1.594 74,31 -2.118 -56,65 Các ngành khác 2.049 110 224 -1.939 -94,63 114 -103,64

Phân theo đối tượng 4194 3849 1845 -345 -8,22 -2.004 -52,07

Cá nhân 102 94 140 -8 -7,84 46 48,94 Doanh nghiệp 4.092 3.755 1.705 -337 -8,24 -2.050 -54,59

(Nguồn: Phòng Kinh doanh của Sacombank Huế)

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nợ quá hạn đã được cải thiện trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2013. Năm 2012, nợ quá hạn giảm 8,22% so với năm 2011, tuy nhiên qua năm 2013, nợ quá hạn giảm đến 52,07% so với năm 2012 (giảm từ 3849 triệu đồng xuống 1845 triệu đồng). Đây trước hết cho thấy một dấu hiệu tích cực trong hoạt động tín dụng của chi nhánh Sacombank TT Huế, chứng tỏ chi nhánh ngày càng hoạt động tốt hơn trong việc quản lý chất lượng tín dụng.

Phân tích nợ quá hạn theo kỳ hạn cho thấy năm 2012 nợ quá hạn từ cho vay ngắn hạn đạt 3050 triệu đồng, trung và dài hạn là 799 triệu đồng. Qua năm 2013, nợ quá hạn ở nhóm cho vay ngắn hạn giảm 57,80% còn 1287 triệu đồng; nhóm cho vay trung và dài hạn giảm 30,16% còn 558 triệu đồng.

Xét theo ngành nghề, tỷ trọng nợ quá hạn của ngành Nông lâm, ngư nghiệp qua các năm hầu như không có, nguyên nhân ở đây là do doanh số thu nợ ngành Nông lâm, ngư nghiệp trong giai đoạn này tăng khá ổn định, dư nợ cho vay tồn đọng khá ít, ngoài ra ngành Nông lâm, ngư nghiệp là lĩnh vực ngân hàng rất quan tâm trong những năm gần đây bởi tình hình bất ổn của nó. Năm 2011, nợ quá hạn ở ngành Công nghiệp, xây dựng là 2145 triệu đồng; đến năm 2012 con số này đã tăng lên 3739 triệu đồng, nguyên nhân là do trong năm 2012, nền kinh tế - tài chính của Việt Nam tiếp tục bị

ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới,dẫn đến khách hàng hoạt động trong lĩnh vực này gặp khó khăn trong việc trả nợ. Qua năm 2013, khi nền kinh tế khả quan hơn, nợ quá hạn ở ngành Công nghiệp, xây dựng đã giảm xuống đáng kể, cụ thể giảm 56,65% so với năm 2012, chỉ còn 1621 triệu đồng.

Nợ quá hạn phân theo đối tượng cho thấy các khoản nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào nhóm KHDN, tuy nhiên đang có dấu hiệu giảm mạnh qua các năm (năm 2011 là 1092 triệu đồng, đến năm 2013 chỉ còn 1705 triệu đồng), điều này được lý giải là do trong những năm gần đây, ngân hàng đang chưa tập trung đứng mực trong hoạt động tín dụng đối với KHDN, tình hình hoạt động SXKD của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn; bước sang năm 2013, tình hình kinh tế khả quan hơn, tình hình nợ quá hạn ở mảng KHDN đã được cải thiện đáng kể (giảm 54,59% so với năm 2012). Đối với nhóm KHCN, nợ quá hạn vẫn giữ được ở mức thấp và ổn định là một kết quả tích cực từ công tác quản lý tín dụng cá nhân của chi nhánh Sacombank Huế.

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w