0
Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Mô hình điểm số Z

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH HUẾ (Trang 26 -26 )

5. Cấu trúc đề tài:

1.3.2.3. Mô hình điểm số Z

Việc tìm ra một công cụ để phát hiện dấu hiệu báo trước sự phá sản của khách hàng vay luôn là một trong những mối quan tâm hang đầu của các nhà nghiên cứu về rủi ro. Có nhiều công cụ đã được phát triển để làm việc này. Trong đó, chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành, công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Chỉ số này được phát minh bởi Giáo Sư Edward I. Altman, trường kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc trường Đại Học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số luợng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ. Mặc dù chỉ số Z này được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nuớc, vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao (Theo PGS.TS. Trần Huy Hoàng (2010), “Quản Trị Ngân Hàng”, NXB Thống Kê).

Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số X1, X2, X3, X4, X5:

X1 = Tỷ số Vốn Lưu Động trên Tổng Tài Sản (Working Capitals/Total Assets). X2 = Tỷ số Lợi Nhuận Giữ Lại trên Tổng Tài Sản (Retain Earnings/Total Assets). X3 = Tỷ Số Lợi Nhuận Trước Lãi Vay và Thuế trên Tổng Tài sản (EBIT/Total Assets).

X4 = Giá Trị Thị Trường của Vốn Chủ Sỡ Hữu trên Giá trị sổ sách của Tổng Nợ (Market Value of Total Equity / Book values of total Liabilities).

X5 = Tỷ số Doanh Số trên Tổng Tài Sản (Sales/Total Assets).

Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với người đi vay và phụ thuộc vào trị số các chỉ sô tài chính của người đi vay và tầm quan trọng của các chỉ số này.

Từ một chỉ số Z ban đầu, Giáo Sư Edward I. Altman đã phát triển ra Z’ và Z’’ để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất:

Z = 1.2x1 + 1.4x2 + 3.3x3 + 0.64x4 + 0.999x5

Nếu Z > 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

Nếu 1.8 < Z < 2.99:Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

Nếu Z <1.8:Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản suất:

Z’ = 0.717X1 + 0.847X2 + 3.107X3 + 0.42X4 + 0.998X5

Nếu Z’ > 2.9:Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

Nếu 1.23 < Z’ < 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

Nếu Z’ <1.23:Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Đối với các doanh nghiệp khác:

Chỉ số Z’’ dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã được đưa ra. Công thức tính chỉ số Z’’ được điều chỉnh như sau:

Z’’ = 6.56x1 + 3.26x2 + 6.72x3 + 1.05x4

Nếu Z’’ > 2.6:Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

Nếu 1.2 < Z’’ < 2.6:Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

Nếu Z <1.1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.  Ưu và nhược điểm của mô hình chỉ số Z:

- Ưu điểm: Kỹ thuật đo lường RRTD tương đối đơn giản. - Nhược điểm:

Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro. Tuy nhiên trong thực tế mức độ RRTD tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đến mức mất hoàn toàn cả vốn và lãi của khoản vay. Không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông

số phản ánh tầm quan trọng của các chỉ số trong công thức là bất biến. Tương tự như vậy, bản thân các chỉ số cũng được chọn cũng không phải là bất biến, đặc biệt khi các điều kiện kinh doanh cũng như điều kiện thị trường tài chính đang thay đổi liên tục.

Ngoài ra, tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Huế hiện nay đang sử dụng “Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng” đối với các khách hàng là tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng nhăm mục đích đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng và ước lượng mức độ rủi ro trong cấp phát tín dụng. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng này được đề cập cụ thể hơn ở phần Phụ lục 01 của bài khóa luận.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH HUẾ (Trang 26 -26 )

×