Do khách hàng gian lận:

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 66 - 67)

5. Cấu trúc đề tài:

2.4.2.4.Do khách hàng gian lận:

Tính không minh bạch của thông tin còn xuất hiện trong quá trình cho vay với hình thức gian lận. Cho dù không phải món cho vay thương mại nào cũng hàm chứa khả năng gian lận, song thực tế đáng tiếc là chính hành vi gian lận đã gây nên những tổn thất lớn cho ngân hàng. Gian lận có thể được coi là hậu quả xấu nhất khi thông tin không minh bạch. Nếu chủ nợ có thể quan sát được rõ ràng và đầy đủ mọi việc doanh nghiệp làm thì doanh nghiệp không thể gian lận được vì tất cả các hành động bất hợp pháp đều có thể bị phát hiện và lôi ra ánh sáng. Vì vậy, đây là nỗi lo lớn của Sacombank chi nhánh Huế và bản thân những người làm công tác tín dụng. Khi mà việc nắm bắt không tốt thông tin của khách hàng luôn có nguy cơ đem lại tổn thất nặng nề.

Có thể thấy trong thực tế thời gian qua khi mà hê thống CIC chưa thực sự hữu ích để cung cấp chính xác các thông tin tín dụng, Sacombank Huế cũng như các ngân hàng trên địa bàn tỉnh thường gặp phải những hồ sơ xin vay gian lận. Những đơn này có một số hình thức khác nhau từ các cá nhân sử dụng thông tin sai lệch để che giấu một lịch sử tín dụng đầy các vấn đề tài chính và các khoản vay chưa thanh toán, cho tới các công ty sử dụng gian lận kế toán để thổi phồng lợi nhuận nhằm làm cho một khoản vay rủi ro có vẻ như là một khoản đầu tư có cơ sở chắc chắn đối với ngân hàng.

Đây là một tình trạng thường trực mà các CBTD cần phải xem xét kỹ lưỡng đối với các khoản vay “có nguy cơ” nhằm hạn chế thiệt hại về tín dụng cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 66 - 67)