Mức trích lập dự phòng cụ thể:

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 33)

5. Cấu trúc đề tài:

1.4.2.1. Mức trích lập dự phòng cụ thể:

Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại nợ cụ thể để dự phòng cho những rủi ro và tổn thất có thể xảy ra.

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo công thức sau:

R = max {0, (A - C)}x r

Trong đó, các yếu tố trong công thức bao gồm:

R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích;

A: Số dư nợ gốc của khoản nợ;

C: giá trị của tài sản bảo đảm;

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.

Giá trị của tài sản bảo đảm (C) được xác định trên cơ sở tích số giữa tỷ lệ áp dụng được quy định như sau:

- Giá trị thị trường của vàng.

- Mệnh giá của trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, và các loại giấy tờ có giá của các TCTD.

- Giá trị thị trường của chứng khoán của doanh nghiệp và của TCTD khác; - Giá trị của tài sản bảo đảm là động sản, bất động sản và các tài sản bảo đảm khác ghi trên hợp đồng bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính.

Tỷ lệ tối đa áp dụng để xác định giá trị của tài sản bảo đảm quy định như sau:

Loại tài sản bảo đảm Tỷ lệ tối đa

(%)

Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng Đồng Việt Nam do tổ chức tín dụng phát hành

100%

giấy tờ có giá bằng ngoại tệ do tổ chức tín dụng phát hành Trái phiếu Chính phủ:

- Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống - Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm - Có thời hạn còn lại trên 5 năm

95% 85% 80%

Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán

70%

Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá do doanh nghiệp phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán

65%

Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác phát hành chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán

50%

Bất động sản 50%

Các loại tài sản bảo đảm khác 30% Như vậy, số tiền dự phòng cụ thể không chỉ phụ thuộc vào giá trị khoản nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng, mà còn phụ thuộc vào giá trị tài sản bảo đảm. Nếu giá trị tài sản bảo đảm sau khi được tính theo tỷ lệ phần trăm lớn hơn giá trị khoản nợ, thì số tiền dự phòng cũng bằng không, có nghĩa là TCTD trên thực tế không phải lập dự phòng cho khoản nợ đó.

Để làm rõ hơn về vấn đề trích lập dự phòng rủi ro của Sacombank Huế, ta xét ví dụ sau đây:

Giả sử NHTM Sacombank Huế có giá trị khoản nợ đối với khách hàng X bằng 200 triệu đồng, giá trị TSĐB là bất động sản bằng 240 triệu đồng và giả sử khoản nợ này được xếp vào nhóm có tỷ lệ dự phòng là 20% (thuộc nhóm 3 theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định sửa đổi, bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN). Theo đó, từng giá trị được tính như sau:

A = 200 triệu đồng.

C = 240 triệu đồng x 50% = 120 triệu đồng (50% là tỷ lệ phần trăm theo quy định để xác định giá trị của TSĐB có liên quan, ở đây TSĐB là bất động sản).

r = 20%.

Do đó, số tiền dự phòng cụ thể bằng (200 triệu - 120 triệu) x 20% = 16 triệu đồng. Trong ví dụ trên, nếu giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng X lớn đủ để C lớn hơn A (ví dụ giá trị TSĐB bằng 450 triệu đồng, C = 450 triệu đồng x 50% = 225 triệu đồng, và do đó A trừ C là một giá trị âm), thì theo công thức tính số tiền dự phòng của Quyết định 493, số tiền này là bằng 0, có nghĩa là NHTM Sacombank Huế không phải trích lập dự phòng cho khoản nợ của khách hàng X.

Ở đây cần lưu ý, giá trị TSĐB “ghi trên hợp đồng bảo đảm” sẽ là căn cứ để tính số tiền dự phòng cụ thể cho phần lớn các loại TSĐB (về cơ bản trừ vàng và các loại chứng khoán). Vì giá trị tài sản bảo đảm ghi trên hợp đồng không được dùng để xử lý tài sản bảo đảm khi khách hàng không trả được nợ, nên trên thực tế các ngân hàng thường quy định giá trị danh nghĩa trong các hợp đồng bảo đảm.

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w