Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 60)

5. Cấu trúc đề tài:

2.3.2.Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Bảng 2.15: Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Sacombank Huế giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị: Triệu đồng

Tiếp thị, tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng

Phê duyệt Thẩm định

Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết Quản lý và thu hồi nợ

Tất toán Lưu hồ sơ

Năm 2011 2012 2013 Trích lập dự

phòng rủi ro 8.525 6.000 5.066

Dự phòng cụ thể 3.705 2203 582

Dự phòng chung 4820 3797 4484

(Nguồn: Phòng Kinh doanh của Sacombank Huế)

Biểu đồ 2.5: Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng tại Sacombank Huế giai đoạn 2011 – 2013

Dựphòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung. Trong khi dự phòng cụ thể được dùng để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra từ các khoản nợ quá hạn thì dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các TCTD khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

Trích lập dự phòng RRTD được xem là một trong những giải pháp quan trọng giúp các ngân hàng tăng khả năng chống đỡ tổn thất từ các khoản vay không tốt, tạo điều kiện cho ngân hàng có thể quản lý tốt chất lượng các khoản tín dụng, ổn định hiệu quả kinh doanh trong trường hợp có tổn thất xảy ra.

Từ bảng số liệu về trích lập dự phòng rủi ro, ta thấy mức trích lập dự phòng được ngân hàng thay đổi qua các năm để phù hợp với tiêu chuẩn của NHNN, điều kiện kinh tế và tình hình hoạt động của ngân hàng. Năm 2011, trích lập dự phòng rủi ro của Sacombank Huế là 8.515 triệu đồng, năm này nợ quá hạn khá lớn nên ngân hàng trích lập dự phòng cao, trong đó: dự phòng cụ thể là 3.696 triệu đồng, còn dự phòng chung là 4.819 triệu đồng. Đến năm 2012, mặc dù nền kinh tế Việt Nam còn chịu ảnh hưởng từ sự khủng hoảng của kinh tế thế giới, tình hình SXKD trong nước còn khó khăn tuy nhiên nhờ vào công tác thu hồi nợ tốt cùng với các hoạt động tín dụng hiệu quả (doanh số thu nợ tăng gần 22% so với năm 2011), ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro ít hơn, ở mức 4.959 triệu đồng. Sang năm 2013 trích lập dự phòng rủi ro ở mức 5.028 triệu đồng, trong đó dự phòng cụ thể đã giảm xuống đáng kể, chỉ còn 544 triệu đồng do tình hình nợ quá hạn đã được cải thiện rõ rệt (giảm từ 3.849 triệu đồng trong năm 2012 xuống còn 1.845 triệu đồng).

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 60)