Chỉ tiêu tổngdư nợ tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Huế giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 47 - 49)

5. Cấu trúc đề tài:

2.1.1.3.Chỉ tiêu tổngdư nợ tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Huế giai đoạn 2011-

Huế giai đoạn 2011-2013

Bảng 2.7: Tổng dư nợ cho vay tại Sacombank Huế giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

(+/-) % (+/-) %

Tổng dư nợ 646.059 507.255 598.210 -138.804 -21,48 90.955 17,93 Phân theo đối tượng

khách hàng 646.059 507.255 598.210 -138.804 -21,48 90.955 17,93

Cá nhân 329.490 263.773 311.069 -65.717 -19,95 47.296 17,93 Doanh nghiệp 316.569 243.482 287.141 -73.087 -23,09 43.659 17,93

Phân theo thời hạn vay 646.059 507.255 598.210 -138.804 -21,48 90.955 17,93

Ngắn hạn 363.588 281.384 271.501 -82.204 -22,61 -9.883 -3,51 Trung dài hạn 282.471 225.871 326.709 -56.600 -20,04 100.838 44,64

Phân theo ngành nghề 646.059 507.255 598.210 -138.804 -21,48 90.955 17,93

Nông, lâm, ngư nghiệp 84.505 70.508 83.749 -13.997 -16,56 13.241 18,78 Công nghiệp, xây dựng 274.187 243.533 290.251 -30.654 -11,18 46.718 19,18 Các ngành khác 287.367 193.213 224.209 -94.194 -32,76 30.996 16,04

(Nguồn: Phòng Kinh doanh của Sacombank Huế)

Tổng dư nợ là chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoạt động cho vay của ngân hàng tại một thời điểm nhất định, thường là cuối kỳ kinh doanh. Tổng dư nợ cho vay bao gồm tổng dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn nếu phân theo thời hạn cho vay; tổng dư nợ

KHCN và KHDN nếu phân theo đối tượng khách hàng. Tổng dư nợ cho vay cao và tăng trưởng nhìn chung phản ánh một phần hiệu quả hoạt động tín dụng tốt và ngược lại tổngdư nợ tín dụng thấp, ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động cho vay hay mở rộng thị phần, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém.Tuy nhiên tổng dư nợ cao chưa hẳn đã phản ánh hiệu quả tín dụng của ngân hàng cao vì đôi khi nó là biểu hiện cho sự tăng trưởng nóng của hoạt động tín dụng, vượt quá khả năng về vốn cũng như khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng, hoặc mức dư nợ cao, hoặc tốc độ tăng trưởng nhanh do mức lãi suất cho vay của ngân hàng thấp hơn so với thị trường dẫn đến tỷ suất lợi nhuận giảm.

Tổng dư nợ được tính theo công thức:

Có thể thấy trong giai đoạn 2011-2013 tuy doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng trưởng khá ổn định thì chỉ tiêu dư nợ cho vay của ngân hàng lại biến động qua các năm. Cụ thể, dư nợ năm 2012 đạt 507.255 triệu đồng, giảm 21,48% so với năm 2011, năm 2013 dư nợ cho vay đạt 598.210 triệu đồng, tăng 90.955 triệu đồng tương ứng tăng 17,93%.

Có thể lý giải điều này là vì năm 2012, trong khi doanh số cho vay tăng đến 20.49% thì dư nợ giảm 21.48% do hoạt động thu nợ trong năm này được đẩy mạnh với mức tăng cao hơn mức tăng của doanh số cho vay (tốc độ tăng doanh số thu nợ trong năm này là 22,02%), đây là dấu hiệu đáng mừng cho ngân hàng khi mà nền kinh tế vẫn còn gặp khó khăn nhưng hoạt động thu nợ và quản lý nợ vay của ngân hàng vẫn cho thấy dấu hiệu tích cực. Sang năm 2013, khi nền kinh tế trong nước đã cho thấy được sự hồi phục, ngân hàng đã tiếp tục triển khai các gói cho vay ưu đãi nhằm giữ chân các khách hàng tốt, thu hút khách hàng mới, nắm bắt các thế mạnh của mình trong hoạt động thu hồi nợ, do đó dư nợ cho vay và doanh số thu nợ đều tăng lên so với năm

Tổng dư nợ năm (i+1)= Tổng dư nợ năm i + Doanh số cho vay năm (i+1) – Doanh số thu nợ năm (i+1)

2012, cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng của Sacombank Huế đã được nâng cao trong thời gian vừa qua.

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 47 - 49)