Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổngdư nợ

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 51)

5. Cấu trúc đề tài:

2.2.2.2. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổngdư nợ

Phân tích tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại Sacombank Huế giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nợ quá hạn 4.194 3.849 1.845

Dư nợ 646.059 507.255 598.210

Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 0,649% 0,759% 0,308%

Biểu đồ 2.2: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ phân theo các tiêu thức tại Sacombank Huế giai đoạn 2011 – 2013

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đánh giá chất lượng trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Từ biểu đồ trên có thể nhận thấy tỷ lệ này đã tăng nhẹ trong năm 2012 và đang giảm mạnh vào năm 2013. Cụ thể từ năm 2011 đến 2012, tỷ lệ nợ quá hạn đã tăng từ 0,649% lên 0,759%, có thể lý giải là do trong năm 2012, nền kinh tế của Việt Nam vẫn còn chịu sự ảnh hưởng bởi sự khủng hoảng của kinh tế thế giới,dẫn đến khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động SXKD, dẫn đến việc trì hoãn trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã giảm nhiều trong năm 2013 (giảm từ 0,759% trong năm 2012 xuống còn 0,308% trong năm 2013). Đây là một dâu hiệu khả quan chứng tỏ chất lương hoạt động tín dụng của ngân hàng Sacombank Huế đang dần được cải thiện, tạo tiền đề cho việc mở rộng hoạt động cấp tín dụng, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng.

Phân tích tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ theo các tiêu thức

Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ theo các tiêu thức tại Sacombank Huế giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh tuyệt đối

2012/2011 2013/2012 Phân theo thời hạn

Ngắn hạn 0,99 1,08 0,47 0,09 -0,61 Trung dài hạn 0,21 0,35 0,17 0,14 -0,18

Phân theo ngành nghề

Nông, lâm, ngư nghiệp 0 0 0 0 0 Công nghiệp, xây dựng 0,78 1,54 0,56 0,76 -0,98 Các ngành khác 0,71 0,06 0,10 -0,65 0,04

Phân theo đối tượng

Cá nhân 0,03 0,04 0,05 0,01 0,01 Doanh nghiệp 1,29 1,54 0,59 0,25 -0,95

(Nguồn: Phòng Kinh doanh của Sacombank Huế)

Biểu đồ 2.3: Nợ quá hạn trên dư nợ theo các tiêu thức tại Sacombank Huế giai đoạn 2011 – 2013

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ chủ yếu có xu hướng tăng vào năm 2012 và giảm vào năm 2013. Đây là kết quả của sự biến động về dư nợ cho vay và tình hình nợ quá hạn trong thời gian qua.

Nếu phân theo thời hạn cho vay ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn/ dư nợ đối với khoản vay ngắn hạn (dưới 1 năm) luôn cao hơn so với các khoản vay trung dài hạn. Cụ thể trong giai đoạn này nợ quá hạn theo thời hạn lần lượt là 0,99%-1,08% - 0,47% đối với khoản vay ngắn hạn và 0,21%-0,35%-0,17% đối với khoản vay trung dài hạn.Nguyên nhân là do nợ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trong cao hơn nhiều trong tổng nợ quá hạn của ngân hàng. Điều này cho thấy ngân hàng đang đạt được một số thành quả nhất định trong việc hạn chế nợ quá hạn trung dài hạn, mặc dù thông thường các khoản vay trung dài hạn luôn chiếm rủi ro cao hơn, khó thu hồi hơn.

Nếu phân theo ngành nghề thì tỷ lê nợ quá hạn/ dư nợ cho vay đôi với ngành ngành công nghiệp, xây dựng chiếm chủ yếu và ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong các nhóm ngành. Mặc dù năm 2013 tỷ lệ này của ngành công nghiệp, xây dựng đã giảm mạnh (từ 1,54% xuống còn 0,56%) tuy nhiên do tình trạng dư nợ cho vay của ngành này đã giảm sút đáng kể trong giai đoạn này nên đây vẫn chưa phải là dấu hiệu đáng báo động với hoạt động cho vay của ngân hàng đối với ngành nghề đang có thế mạnh phát triển trong giai đoạn tới ở tỉnh Thừa thiên Huế như ngành công nghiệp, xây dựng.

Xét theo đối tượng khách hàng thì tỷ lê nợ quá hạn/ dư nợ cho vay của đối tượng KHDN chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với đối tượng KHCN, tỷ lệ này của nhóm KHDN tăng vào năm 2012 và giảm mạnh vào năm 2013 là do nợ quá hạn của nhóm KHDN giảm mạnh trong giai đoạn này ( năm 2011 là 4092 triệu đồng, đến năm 2012 chỉ còn 3755 triệu đồng và năm 2013 chỉ còn lại 1705 triệu đồng), mặc dù dư nợ cho vay nhóm khách hàng này đang có xu hướng tăng lên trong năm 2013 và trong thời gian tới. Điều này cho thấy chất lương hoạt động tín dụng đối với các khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp của ngân hàng Sacombank Huế đang dần được cải thiện, tạo tiền đề cho việc mở rộng hoạt động cấp tín dụng, tìm kiếm các khách hàng mới và tiềm năng ở các địa bàn khác trong tỉnh. Nhìn chung bên cạnh việc tổng dư nợ tăng thì nợ quá hạn lại giảm một cách đáng kể trong thời gian gần đây cho thấy đây là thành công lớn từ phía ngân hàng.

2.2.2.3. Phân loại nhóm nợ

Bảng 2.11: Dư nợ cho vay phân theo nhóm nợ tại Sacombank Huế giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 (+/-) % (+/-) % Tổng dư nợ 646.059 507.255 598.210 -138.804 -21,48 90.955 17,93 -Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 1 641.865 503.406 596.365 -138.459 -21,57 92.959 18,47 -Nợ cần chú ý Nhóm 2 91 183 540 92 101,10 357 195,08 -Nợ xấu Nhóm 3 251 352 843 101 40,24 491 139,49 Nhóm 4 403 2.381 152 1.978 490,82 -2.229 -93,62 Nhóm 5 3.449 933 310 -2.516 -72,95 -623 -66,77

(Nguồn: Phòng Kinh doanh của Sacombank Huế)

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định sửa đổi, bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN, cho thấy những khoản nợ thực sự có vấn đề khó thu hồi mới được ghi nhận chính thức, theo bảng số liệu trên cho thấy nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) chiếm hầu hết dư nợ của ngân hàng giai đoạn 2011-2013; nợ nhóm 2 trong 3 năm 2011, 2012, 2013 đang tăng lên với giá trị lần lượt là 91 triệu, 183 triệu, 540 triệu. Phần lớn số này hoặc là đã cơ cấu lại hoặc là thuộc những khách hàng có phát sinh những khoản nợ quá hạn hay nợ có vấn đề. Các nhóm nợ thuộc thành phần nợ xấu (nhóm 3,4,5) nhìn chung đang có xu hướng giảm dần trong những năm tới, mặc dù dư nợ thuộc nhóm 3 đang tăng lên tuy nhiên dư nợ thuộc nhóm 4 và 5 (các nhóm nợ có nguy cơ mất vốn rất cao) đang giảm xuống rõ rệt, cụ thể năm 2012 dư nợ thuộc nhóm 4 là 2.381 triệu đồng tuy nhiên qua 2013 đã giảm xuống chỉ còn 152 triệu đồng, tương ứng giảm 93,62%; dư nợ nhóm 5 trong giai đoạn này thể hiện khả năng quản lý nợ xấu rất tốt của ngân hàng khi đang cho thấy dấu hiệu giảm mạnh, cụ thể năm 2011 dư nợ nhóm 5 đạt giá trị 3.449 triệu đồng nhưng sang năm 2012 chỉ còn 933 triệu đồng, giảm 72,95% và sang năm 2013 tiếp tục giảm thêm 66,77%, chỉ còn 310 triệu đồng. Qua đây có thể nhận xét tình hình nợ quá hạn của ngân hàng đang được cải thiện rõ rệt, thể

hiện công tác thu hồi nợ tốt và quản trị rủi ro hiệu quả, nhất là đối với các nhóm nợ thuộc thành phần nợ xấu có khả năng đem lại tổn thất lớn cho ngân hàng, trong tình hình mà nợ xấu luôn là chướng ngại lớn nhất của hệ thống NHTM.

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w