Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 71 - 72)

5. Cấu trúc đề tài:

3.2.1.Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng

Từ sự phân tích về tình hình nợ xấu của Sacombank Huế, có thể thấy những biện pháp trong thời gian qua của ngân hàng đã phần nào giải quyết được tình hình nợ xấu (nợ xấu năm 2011 là 4103, đến năm 2013 chỉ còn 1305 triệu đồng) trong đó nợ xấu đối với các khoản vay ngắn hạn và KHDN đang được cải thiện đáng kể khi có sự sụt giảm ấn tượng. Mặc dù đối tượng KHCN chỉ đem lại một phần nhỏ trong tổng nợ xấu tuy nhiên tỷ trọng này đang tăng lên (năm 2011 là 1,68% đến năm 2013 tăng lên 8,35% ) cho thấy chất lượng thẩm định đối với các KHCN của ngân hàng vẫn chưa thực sự được đảm bảo. Đây là bước cực kỳ quan trọng và đảm bảo hạn chế RRTD với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất. vì vậy ngân hàng cần thực hiện:

- Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng, đặc biệt là các KHCN thông qua xác định giới hạn tín dụng theo định kỳ (có thể 6 tháng hoặc 1 năm).

- Trên cơ sở giới hạn tín dụng đã được duyệt, trong từng lần cấp tín dụng chủ yếu tập trung phân tích rủi ro của phương án vay đó để giảm bớt thời gian xử lý các giao dịch

- Cần phối hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng trong hợp đồng như lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia các dự án, các TSĐB… để đảm bảo các lợi ích thu được phải tương xứng với mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể gánh chịu.

Ngoài ra ngân hàng cần quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay, thông qua việc thực hiện:

- Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ.

- Trong kiểm tra sử dụng vốn, cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về TSĐB, đặc biệt chú trọng vào các KHCN của khách hàng, kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý.

- Theo dõi chặt chẽ nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng loại vay

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 71 - 72)