Một số biện pháp xử lý nợ quá hạn, nợ xấu hiệu quả

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 74 - 88)

5. Cấu trúc đề tài:

3.2.6.Một số biện pháp xử lý nợ quá hạn, nợ xấu hiệu quả

Qua số liệu thống kê của NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín trong 3 năm vừa qua (2011-2013) ta thấy tình hình nợ xấu diễn biến theo xu hướng ngày càng giảm. Đó là kết quả khả quan có xu hướng phát triển tốt cho ngân hàng trong việc sử dụng nguồn vốn. Tuy nhiên vẫn còn tồn đọng một lượng vốn của ngân hàng bị chiếm dụng vì vậy ngân hàng cần xác định được nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu để có những biện pháp xử lý hiệu quả.

Nếu khoản nợ để phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu có TSĐB thì ngân hàng có thể phát mãi TSĐB để thu hồi lại vốn gốc và lãi.

Với những khoản nợ không cóTSĐB, đây là những khoản tín dụng thường là của các khách hàng có độ tín nhiệm cao, lâu năm nên có thể sử dụng biện pháp cơ cấu lại nợ hoặc áp dụng thương lượng để thu được hiệu quả nhất định.

Nếu do nguyên nhân chủ quan, thì tùy từng trường hợp cụ thể để có những giải pháp thích hợp như gia hạn thời hạn cho vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, tư vấn SXKD theo sự hiểu biết của CBTD, động viên khách hàng trả nợ cho ngân hàng, trường hợp xử lý những khoản nợ này gặp nhiều khó khăn thì có thể xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro. Ngoài ra để phòng ngừa tình trạng nợ xấu, ngân hàng cần phải yêu cầu khách hàng của mình sử dụng các công cụ bảo hiểm như mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng, bảo hiểm công trình đầu tư, bảo hiểm hàng hóa…để bảo đảm tiền vay.

Tóm lại, xử lý nợ xấu là công việc hết sức gian nan, mất nhiều thời gian, công sức, đòi hỏi nhiều tâm huyết của CBTD nhưng cách tốt nhất vẫn là sự kiên trì bám trụ, thường xuyên lui tới nhắc nhở, động viên của các CBTD thì việc thu hồi nợ cuối cùng cũng sẽ đạt được hiệu quả.

PHẦN III

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận kết hợp với thực tiễn về tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Huế, bài khóa luận thực tế đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích về việc đánh giá thực trạng RRTD tại ngân hàng.

Bài khóa luận đã phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản về RRTD, đưa ra một hệ thống các chỉ tiêu định lượng, định tính giúp đánh giá, xác định chính xác hơn về chất lượng tín dụng ở ngân hàng. Trên cơ sở đó, bài báo cáo đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng RRTD tại Sacombank Huế trong 3 năm gần đây nhất, những kết quả đạt được, một số tồn tại cũng như vướng mắc để rồi từ đó đưa ra các giải pháp, định hướng phù hợp, khả thi hơn cho phía ngân hàng giúp ngân hàng có thể cạnh tranh tốt với nhiều ngân hàng TMCP khác.Tuy nhiên với khả năng phân tích chưa sâu sắc, thời gian tìm hiểu và nghiên cứu ở ngân hàng không nhiều nên vẫn còn nhiều vấn đề chưa tiếp cận được một cách chặt chẽ, đó là nhược điểm của đề tài

2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Huế

Là một trong những ngân hàng lớn mạnh nhất Việt Nam, trong suốt những năm hoạt động trong ngành tài chính của mình Sacombank luôn cố gắng nỗ lực hết mình nhằm đem lại cho khách hàng các dịch vụ tốt nhất. Tuy nhiên, với tình hình khó khăn của ngành ngân hàng hiện nay, trong những năm tới đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Huế nhất thiết phải có các hoạt động thiết thực nhằm mục đích nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn tỉnh, với mục tiêu hạn chế RRTD ở mức thấp nhất, cụ thể là:

- Ngân hàng cần phải xây dựng những chính sách, tiêu chuẩn tối ưu đối với hoạt động cho vay trên địa bàn. Những chính sách cho vay này phải phù hợp với thực trạng và đặc điểm của từng đối tượng khách hàng trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường hiện nay.

- Ngân hàng cần thành lập ra một phòng ban cụ thể chịu trách nhiệm riêng trong việc giám sát và quản lý các hoạt động cho vay của ngân hàng. Bộ phận này có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng và đưa ra các tiêu chuẩn cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng riêng biệt thông qua việc giám sát, kiểm tra công tác cho vay trong cả toàn hệ thống.

- Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị, các lớp tập huấn về nghiệp vụ cho vay cho các CBTD nhằm mục tiêu tuyên truyền công tác phòng ngừa RRTD. Thông qua các đợt tập huấn, các CBTD sẽ trau dồi một khối kiến thức chuyên môn vững chắc để làm việc hiệu quả hơn. Thông qua các chương trình này, nhiều cán bộ sẽ có được một cái nhìn toàn diện về các hoạt động tài chính để có thể nâng cao được các kỹ năng quản lý, phân tích và xử lý các tình huống trong hoạt động cấp phát tín dụng.

- Ngân hàng cần tiến hành cải thiện và đa dạng hóa hơn trong các loại hình dịch vụ để khách hàng có thể có nhiều phương án khi tiến hành dịch vụ của ngân hàng.

- Ngân hàng cần phải hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin về các đối tượng khách hàng để mỗi phòng ban có thể tham khảo thông tin khách hàng trước khi cho vay. Nguồn thông tin cần phải đảm bảo chính xác, đầy đủ và kịp thời.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tiếng Việt và tài liệu nước ngoài được dịch sang tiếng việt a. Sách

[1] Nguyễn Minh Kiều (2008), Giáo trình Quản trị rủi ro trong ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

[2] Trần Huy Hoàng & cộng sự (2010), Giáo trình Quản trị Ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động xã hội.

[3] Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình Tài chính – Tiền tệ Ngân hàng , Nhà xuất bản Thống kê.

[4] Trương Quốc Doanh (2007), Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phòng ngừa,

[5] PGS.TS Trần Thị Xuân Hương - ThS Hoàng Thị Minh Ngọc (2011), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

[6] Trương Quốc Cường (2010), Rủi ro tín dụng Thương mại ngân hàng – Lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

[5] Frederic S. Miskin (1999), Giáo trình Tiền tệ, Ngân hàng & Thị trường tài chính (Bản dịch của Nguyễn Quang Cư & Nguyễn Đức Dỵ), Nhà xuất bản Khoa học & Kĩ thuật

b. Quyết định, Nghị định của Chính phủ

[1] Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 do Quốc hội ban hành

[2] Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và QĐ 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN: “Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”

[3] Quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về việc “Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”

[4] Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN:

c. Website [1] http://www.sacombank.com.vn [2] http://cafef.vn [3] http://ub.com.vn [4] http:// wikipedia.com ….

PHỤ LỤC 01

QUY ĐỊNH VỀ MỨC ĐỘ RỦI RO - ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG TẠI NHTMCP SÀI THƯƠNG

TÍN CHI NHÁNH HUẾ *ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

Xếp

hạng Đặc điểm

Mức độ rủi

ro Cấp tín dụng

Giám sát sau khi cho vay

1

-Tình hình tài chính mạnh -Năng lực quản trị cao -Hoạt động đạt hiệu quả cao -Triển vọng phát triển lâu dài

Rất vững vàng trước những tác động của môi trường xung quanh

-Đạo đức tín dụng cao

Thấp nhất Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp đảm bảo tiền vay (có thể cho vay tín chấp)

Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin và tăng cường mối quan hệ với khách hàng

2

-Khả năng sinh lời tốt

-Hoạt động hiệu quả và ổn định

-Quản trị tốt

-Triển vọng phát triển lâu dài -Đạo đức tín dụng tốt Thấp nhưng về dài hạn cao hơn khách hàng hạng 1

Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhạt thông tin và tăng cường mối quan hệ với khách hàng 3 -Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định

-Hoạt động hiệu quả nhưng không ổn định như khách hàng hạng 2

-Quản trị tốt

- Triển vọng phát triển tốt

Thấp Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng từ trung hạn trở xuống. Không yêu cầu cao về biện pháp bảo đảm tiền vay

Kiểm tra khách hàng định kỳ để cập nhật thông tin

4

-Hoạt động hiệu quả và có triển vọng trong ngắn hạn - Tình hình tài chính ổn định trong ngắn han, có một số hạn chế về tài chính và năng lực quản lý và có thể bị tác động mạnh bởi các điều kiện kinh tế, tài chính

Khá Có thể mở rộng tín dụng. Đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả khi cho vay dài hạn Kiểm tra khách hàng định kỳ để cập nhật thông tin 5

-Tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn

-Hoạt dộng kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng đễ bị tổn thương bởi những biến động lớn trong kinh doanh

Trung bình Tập trung vào các khoản tín dụng ngắn hạn với các biện pháp đảm bảo tiền vay hiệu quả. Đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế, tính hiệu quả và khả năng trả nợ Kiểm tra khách hàng định kỳ để cập nhật thông tin 6 -Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến động -Năng lực tài chính yếu -Năng lực quản lý yếu

Dưới trung bình Tập trung vào các khoản tín dụng ngắn hạn với các biện pháp đảm bảo tiền vay hiệu quả. Đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế, tính hiệu quả và khả năng trả nợ Cú trọng kiểm tra việc sử dụng vốn, tình hình TSĐB 7

-Hiệu quả hoạt động thấp, kết quả kinh doanh nhiều biến động

-Năng lực tài chính yếu -Năng lực quản lý yếu

Cao Hạn chế mở rộng tín dụng Tăng cường kiểm tra khách hàng để thu hồi nợ và giám sát hoạt động

8 -Hiệu quả hoạt động thấp -Năng lực tài chính yếu, đã

Cao Hạn chế mở rộng tín dụng, tập trung thu

Tăng cường kiểm tra khách

có quá hạn

-Năng lực quản lý yếu

hồi nợ hàng, tìm cách bổ sung TSĐB

9

-Hiệu quả hoạt động rất thấp, bị thua lỗ, không có triển vọng hồi phục

-Năng lực tài chính yếu, đã có quá hạn

-Năng lực quản lý yếu

Rất cao Không mở tín dụng, tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, kể cả việc xử lý sớm TSĐB Tăng cường kiểm tra khách hàng, xem xét phương án phải đưa ra tòa 10 -Các khách hàng này bị thua lỗ kéo dài, có nợ khó đòi, năng lực quản lý kém

Đặc biệt cao Không mở tín dụng, tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, kể cả việc xử lý sớm TSĐB Xem xét phương án phải đưa ra tòa

*ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Xếp hạng

Mức độ rủi ro

Cấp tín dụng Giám sát sau khi cho vay

A Thấp nhất Đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng

Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin và tăng cường mối quan hệ với khách hàng

B Thấp Cấp tín dụng với hạn mức tùy thuộc vào phương án đảm bảo tiền vay

Kiểm tra khách hàng định kỳ để cập nhật thông tin

C Trung binh Có thể cấp tín dụng nhưng phải xem xét kỹ lưỡng hiệu quả phương án vay vốn và đảm bảo tiền vay

Kiểm tra khách hàng định kỳ để cập nhật thông tin

D Dưới trung binh

Cấp tín dụng hạn chế, thường xuyên kiểm tra, giám sát vốn vay

Chú trọng kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tình hình TSĐB

E Cao Không khuyến khích mở rộng tín dụng mà tập trung thu nợ

Tăng cường kiểm tra khách hàng, tìm cách bổ sung TSĐB

PHỤ LỤC 02

QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NHTM CP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH HUẾ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Để hạn chế rui ro tín dụng ở mức thấp nhất, NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Huế đã thực hiện theo đúng quy trình tín dụng của mình, bao gồm các bước cụ thể như sau:

Bước 1:Tiếp thị, tiếp nhận nhu cầu của khách hàng - Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ - Nhận hồ sơ và Xác minh tính xác thực của các thông tin mà khách hàng cung cấp

Hoạt động tín dụng bao giờ cũng bắt đầu từ việc tiếp xúc khách hàng. Đây là một công việc không kém phần quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của ngân hàng

Tiếp xúc với khách hàng

Tất cả các khách hàng (cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp…) khi có nhu cầu vay vốn phải đến giao dịch tại ngân hàng và được tiếp xúc trực tiếp với trưởng phòng tín dụng hoặc CBTD.

Khi tiếp xúc với khách hàng, CBTD yêu cầu khách hàng cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến phương án vay vốn theo từng đối tượng khách hàng.

Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ

Sau khi CBTD tiếp xúc với khách hàng thì CBTD của ngân hàng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định của NH. Lập hồ sơ tín dụng là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định cho vay.

Tùy theo quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, loại hình tín dụng, quy mô tín dụng mà CBTD hướng dẫn Kh lập hồ sơ với những thông tin, yêu cầu khác nhau.

Xác minh tính xác thực của các thông tin mà khách hàng cung cấp

- Xác minh tình trạng thực tế của BĐS

- Định giá BĐS

Bước 2: Thẩm định xét duyệt

Đây là bước quan trọng trong quy trình tín dụng. Bước này ảnh hưởng đến việc sinh lợi nhuận hay xảy ra rủi ro của ngân hàng. Vì vậy trong bước này đòi hỏi CBTD phải thẩm định phương án SXKD của khách hàng thật kỹ, cụ thể là về:

- Xem xét khả năng hoàn trả vốn gốc và lãi vay

- Phân tích tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm - Uy tín của khách hàng

- Thẩm dịnh TSĐB - thế chấp

Bước 3: Lập tờ trình đề xuất về hồ sơ vay của khách hàng trình lên Trưởng phòng tín dụng hoặc BGĐ để ra quyết định phê duyệt cấp tín dụng hay không cấp tín dụng.

Trên cơ sở các dữ liệu đã có, CBTD lập “Tờ trình đề xuất” trình lên cấp trên xét duyệt. Trong tờ trình đề xuất bao gồm các nội dung như sau:

- Giới thiệu về khách hàng vay - Số tiền, thời hạn xin vay - Mục đích sử dụng vốn

- Tình hình tài chính, nguồn thu nhập, kế hoạch trả nợ - Định giá tài sản thế chấp

- Nhận xét đánh giá và đề nghị

Tùy theo quy mô vốn vay lớn hay nhỏ mà quyền phán quyết tín dụng được trao cho Hội đồng tín dụng hay một cá nhân phụ trách. Hội đồng tín dụng bao gồm những người có quyền hạn và trách nhiệm quan trọng trong ngân hàng, thường phán quyết những hồ sơ vay vốn có quy mô lớn.

- Nếu món vay vượt quá hạn mức phán quyết cho vay đối với một khách hàng

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 74 - 88)