Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM Cổ phần Sài gòn thương tín Chi nhánh Huế

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 70 - 71)

5. Cấu trúc đề tài:

3.2.Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM Cổ phần Sài gòn thương tín Chi nhánh Huế

NHTMCP Sài Gòn Thương tín Chi nhánh Huế

Bám sát định hướng chung của toàn ngành ngân hàng và NHTM Cổ phần Sài gòn thương tín Việt Nam, NHTMCP Sài gòn thương tín Chi nhánh Huế đã nhận diện được những điểm mạnh - yếu, khó khăn – thách thức của mình trong thời gian vừa qua, từ đó ngân hàng đã đề ra những định hướng phát triển hoạt động tín dụng trong thời gian tới nhằm cân bằng giữa mục tiêu lợi nhuận và khống chế RRTD, đảm bảo tổn thất luôn ở mức thấp nhất có thể, bao gồm các định hướng sau:

- Tiếp tục đổi mới hoàn thiện quy trình cấp tín dụng, nâng cao hiệu quả quản lý các khoản nợ quá hạn phát sinh, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả

- Áp dụng các hệ thống chấm điểm tín dụng linh hoạt, kết hợp với việc thẩm định các chỉ số tài chính và phi tài chính, những thông tin liên quan của khách hàng để ra quyết định đúng đắn, chính xác trong việc cấp tín dụng.

- Từ những nguyên nhân phát sinh RRTD trên thực tế, kết hợp với những kinh nghiệm nhận biết rủi ro để tập trung vào công tác phòng ngừa và giảm thiểu RRTD theo hai hướng là từ phía ngân hàng và từ phía khách hàng

- Tăng cường đào tạo nhân viên tín dụng, các chuyên viên khách hàng cùng tham gia trong các hoạt động cung cấp dịch vụ để bồi dưỡng kỹ năng tiếp thị, các kiến thức liên quan đến các sản phẩm dịch vụ hiện có và các sản phẩm dịch vụ mới.

- Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng để phù hợp với từng đối tượng khách hàng, nhằm thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu hoạt động tín dụng

3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM Cổ phần Sài gòn thương tín Chi nhánh Huế tín Chi nhánh Huế

Từ thực tế phân tích thực trạng RRTD và các nguyên nhân gây ra RRTD, việc xác định được các nguyên nhân gây ra rủi ro là tiền đề để ngân hàng đề ra các giải pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD. Từ năm 2002, Sacombank Việt Nam đã tiến hành các cải cách đáng kể về mặt nghiệp vụ và đầu tư mạnh vào công nghệ nhằm tăng cường các quy trình quản lý rủi ro cơ bản của mình. Cùng với đó, trong giai đoạn vừa qua ngân hàng Sacombank chi nhánh Huế đã thực hiện khá nhiều giải pháp để hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, quản lý RRTD không phải là quá trình một sớm một chiều mà là một quá trình phải được thực hiện liên tục nên để nâng cao khả năng chống chịu rủi ro của ngân hàng thì cần phải không ngừng đề ra các giải pháp thiết thực nhằm giảm thiểu một cách thấp nhất tổn thất từ hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 70 - 71)