Chỉ tiêu doanh số thu nợ NHTMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Huế giai đoạn

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 43)

5. Cấu trúc đề tài:

2.2.1.2. Chỉ tiêu doanh số thu nợ NHTMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Huế giai đoạn

Huế giai đoạn 2011-2013

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu cho thấy lượng vốn mà ngân hàng được hoàn trả trong một thời kỳ, nó phản ánh tình hình thu hồi vốn của ngân hàng và là cơ sở để xác định vòng luân chuyển của vốn vay. Doanh số thu nợ bao gồm tất cả các khoản thu vốn gốc mà khách hàng trả trong năm tài chính kể cả vốn thanh toán dứt điểm hợp đồng hoặc vốn vay được khách hàng trả một phần.

Bảng 2.5: Doanh số thu nợ tại Sacombank Huế giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

(+/-) % (+/-) %

Doanh số thu

nợ 8.040.227 9.810.659 11.010.400

1.770.43 2

22,0

2 1.199.741 12,23 Theo thời gian 8.040.227 9.810.659 11.010.400 1.770.43

2

22,0

2 1.199.741 12,23

Ngắn hạn 4.146.626 5.111.569 6.448.669 964.943 23,27 1.337.10

0 26,16 Trung dài hạn 3.893.601 4.699.090 4.561.731 805.489 20,69 -137.359 -2,92

Theo đối tượng 8.040.227 9.810.659 11.010.400 1.770.43 2 22,0 2 1.199.741 12,23 Cá nhân 4.601.923 5.675.393 6.280.476 1.073.47 0 23,3 3 605.083 10,66 Doanh nghiệp 3.438.304 4.135.266 4.729.924 696.962 20,27 594.658 14,38 Theo ngành nghề 8.040.227 9.810.659 11.010.400 1.770.43 2 22,0 2 1.199.741 12,23

Nông, lâm, ngư

nghiệp 1.085.406 1.189.126 1.417.724 103.720 9,56 228.598 19,22 Công nghiệp,

xây dựng 2.606.909 3.622.781 3.922.016 1.015.872 38,9

7 299.235 8,26 Các ngành khác 4.347.913 4.998.751 5.670.660 650.838 14,9

7 671.909 13,44

(Nguồn: Phòng Kinh doanh của Sacombank Huế)

Từ bảng số liệu cũng như đồ thị ở trên ta thấy doanh số thu nợ qua các năm luôn gần với doanh số cho vay của ngân hàng, điều này thể hiện các khoản vay của Chi nhánh luôn được đảm bảo cân bằng trong việc cấp tín dụng và thu hồi nợ vay, sự biến động của doanh số thu nợ được thể hiện ở 2 khía cạnh: tăng mạnh ở năm 2012 và tăng chậm lại ở năm 2013. Cụ thể, từ năm 2011 đến năm 2012, doanh số thu nợ tăng 1.770.432 triệu đồng, đạt xấp xỉ 22%; qua năm 2013 doanh số thu nợ vẫn tăng, nhưng mức tăng chỉ còn 1.199.741 triệu đồng, đạt 12,23% so với năm 2012.

Trong giai đoạn 2011 – 2013, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn là nguyên nhân giải thích sự biến động cùng chiều của hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. So với năm 2011, doanh số cho vay năm 2012 tăng 20,49% thì doanh số thu nợ tăng đến 22% tương ứng tăng 1.770.432 triệu đồng. Giải thích cho điều này chủ yếu là do các khoản cho vay ngắn hạn ở cả đối tượng cá nhân lẫn doanh nghiệp

đều tăng trưởng mạnh. Ngoài ra, bên cạnh việc doanh số cho vay tăng cao thì công tác thu hồi nợ luôn được tiến hành song song, đảm bảo các khoản vay ngắn hạn thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ của mình, cụ thể là thu nợ ngắn hạn tăng 964.943 triệu đồng, tương ứng tăng 23,27%, điều nay là minh chứng rõ ràng cho sự thành công của ngân hàng trong việc thu hồi các khoản nợ. Bước sang năm 2013, doanh số thu nợ có mức tăng khá cao, tăng 1.199.741 triệu đồng tương ứng tăng gần 12,23%, điều này phản ánh đúng tình hình cho vay của ngân hàng vì trong năm này doanh số cho vay cũng tăng 15%. Doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm 2013 tiếp tục tăng mạnh, cho thấy công tác quản lý nợ vay tốt của ngân hàng trong việc cấp tín dụng ngắn han. Tuy nhiên, doanh số thu nợ các khoản trung dài hạn lại giảm có thể lý giải do công tác thu hồi nợ đối với các khoản trung dài hạn với thời hạn dài luôn gặp khó khăn hơn so với các khoản cho vay có thời hạn ngắn, ngoài ra các đối tượng KHDN chủ yếu vay vốn trung dài hạn gặp khó khăn trong việc điều chuyển vốn SXKD, dẫn đến khả năng trả nợ bị giảm sút so với năm 2013.

Xét về tỷ trọng theo đối tượng thu nợ ta nhận thấy KHCN có tỷ trọng doanh số thu hồi nợ cao hơn so với KHDN trong giai đoạn 2011-2013. Năm 2013, doanh số thu nợ theo đối tượng KHCN đạt 6.280.476 triệu đồng, còn đối tượng KHDN đạt 4.729.924 triệu đồng, điều này là hoàn toàn phù hợp với tỷ trọng cho vay KHCN trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, khi xét theo thời gian cho vay thì tỷ trọng doanh số thu hồi nợ ngắn hạn luôn ở mức cao, cho thấy phía ngân hàng tập trung thu hồi nợ ngắn hạn tốt vì đây là khoản mục chủ yếu trong công tác cho vay của ngân hàng bao gồm cả đối tượng cá nhân lẫn doanh nghiệp. Trong thời gian tới, Ngân hàng sẽ tập trung nâng cao khả năng thu hồi nợ ở các khoản tín dụng trung và dài hạn, vì đây là các khoản cấp tín dụng có rủi ro cao, dễ phát sinh nợ quá hạn so với các tín dụng ngắn hạn.

Phân tích hệ số thu nợ của ngân hàng thông qua doanh số thu nợ và cho vay giai đoạn 2011-2013

Bảng 2.6: Hệ số thu nợ của Sacombank Huế giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh tương đối (%)

Doanh số cho vay 8.027.277 9.671.855 11.101.355 20,49 14,78

Doanh số thu nợ 8.040.227 9.810.659 11.010.400 22,02 12,03

Hệ số thu nợ (%) 100,2 101,4 99,2

(Nguồn: Phòng Kinh doanh của Sacombank Huế)

Biểu đồ 2.1. Hệ số thu nợ của Sacombank Huế giai đoạn 2011 – 2013

Vào năm 2011, hệ số thu nợ của ngân hàng là 100,2%, năm 2012 là 101,4%. Hệ số này được xem là tốt. Bởi lẽ, tình trạng rất nhiều NHTM khác cho vay được nhưng không thu được nợ, nên việc cân đối cơ bản giữa cho vay và thu nợ tiêu dùng như vậy là rất đáng khâm phục cho ngân hàng. Điển hình chúng ta có thể thấy tại Vietcombank, Saccombank và nhiều ngân hàng khác, các khoản nợ xấu hình thành do không thu được nợ là khá phổ biến, ví dụ như các ngân hàng này cấp thẻ tín dụng cho cá nhân để họ chi tiêu, căn cứ chủ yếu dựa trên bảng lương, thu nhập mà họ tạo ra, đến khi cấp thẻ cho họ cả vài chục triệu trong thẻ rồi thì họ chuyển đơn vị, công tác, hay rút tiền rồi bỏ trốn… thì những ngân hàng này rất khó để thu hồi những khoản tiền đã cấp.

Sang năm 2013, hệ số thu nợ có giảm nhẹ, từ 101,4% giảm xuống còn 99,2%, đó là do từ năm 2012 đến 2013 doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng nhưng doanh số thu nợ tăng với tốc độ ít hơn (12.03% so với 14,78%), cho thấy mặc dù vẫn duy trì khả năng thu hồi nợ tương đối ổn định song hệ số này đã giảm. Điều này phát một tín hiệu cho ngân hàng cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc thu hồi nợ cũng như phát triển hoạt động quản lý tín dụng. Song trong bối cảnh chung của nền kinh tế là nợ

xấu toàn hệ thống ngân hàng gia tăng vì khó khăn kinh tế vĩ mô thì Sacombank cũng không phải ngoại lệ, do đó hệ số thu nợ giảm cũng có thể lí giải được.

Tóm lại qua 3 năm, doanh số thu nợ và cho vay của Sacombank Huế đã tăng trưởng rõ rệt và phát triển liên tục theo thời gian. Hệ số thu nợ trong giai đoạn này nhìn chung cũng đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng, luôn duy trì trên 100% qua các năm. Trong thời gian tới chi nhánh cần duy trì doanh số cho vay, thu nợ cũng như hệ số thu nợ như hiện tại, nhằm phòng ngừa và hạn chế thấp nhất tình trạng nợ xấu, góp phần thúc đẩy sự phát triển vững mạnh để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w