Biến động quần xã rạn san hô

Một phần của tài liệu Hiện trạng các quần thể ốc ăn san hô (Druplla spp.) trên một số rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà (Trang 42 - 44)

Tổng hợp, đánh giá các kết quả nghiên cứu của Viện Tài nguyên và Môi trường biển về san hô khu vực Cát trong các năm trước, đồng thời so sánh với kết quả khảo sát năm 2013 đã cho thấy được sựbiến động rạn san hô khu vực quần đảo Cát Bà:

- Sự biến động về thành phần loài san hô:

Tại khu vực Cát Bà – Hạ Long so với năm 1995 thì số lượng loài đã suy giảm đến 30% và 20,5% về số lượng giống. Cấu trúc thành phần loài cũng đã có sự thay đổi đáng kể, nhóm san hô cành Acroporidae trước đây có số lượng loài cao nhất và luôn chiếm ưu thế trên hầu hết các rạn đến nay còn rất ít, thay vào đó là những loài san hô khối có xúc tu dài, có khả năng chịu được độ đục cao phát triển mạnh mẽ như Oculinidae và Poritidae. Các nhóm san hô ưu thế trên rạn thuộc về Galaxea, GonioporaPavona,

nhiều rạn chiếm đến 80% độ phủ [3], [15].

Bảng 3.2. Biến đổi số lượng loài tại một số rạn điển hình trong các lần khảo sát TT Rạn Số loài khảo sát năm 1998 Số loài khảo sát năm 2002-2003 Suy giảm (%) 1 Cống Lá 73 39 46,6 2 Hang Trai 78 22 71,8 3 Cống Híp 46 40 13,0 4 Cống Đỏ 51 27 47,0 5 Tùng Ngón 75 29 61,3 6 Cọc Chèo 58 48 17,2 Trung bình 63,5 34,2 42,8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Sự biến động về không gian phân bố rạn theo thời gian theo Nguyễn Huy Yết và nnk (2010):

Trước năm 1995: San hô phân bố rất phổ biến tại các đảo trong vịnh Hạ Long và phía đông nam Cát Bà, kể cả các đảo gần bờ như Đầu Gỗ, Hòn Vểu, Dầm Nam, Bãi Bèo, đến tận đảo Cát Ông nhiều rạn trải dài và rộng đến hàng trăm mét (hình 3.1).

Năm 1998: Đã bắt đầu thấy có sự thay đổi đáng kể của các rạn san hô so với các năm trước về vùng phân bố. Phạm vi phân bố của san hô cũng bị đẩy dần ra xa do vùng ven bờ chịu nhiều tác động hơn của khối nước từ lục địa nên độ đục cao hơn (hình 3.11).

Kết quả khảo sát năm 2009-2010: san hô ở vịnh Hạ Long, Cát Bà bị thu hẹp không gian phân bố chỉ còn ở các đảo bao bên ngoài, đồng thời thay đổi đáng kể về diện tích phân bố trên các rạn. Hiện nay, các rạn san hô còn sót lại chỉ là một dải hẹp ven các đảo phía ngoài như khu vực Cống Đỏ, Trà Sản, Vạn Gió, Bọ Hung, Hang Trai, Đầu Bê. Các rạn san hô ở ven đảo phía bên trong đã bị chết toàn bộ hoặc số còn sót lại không đáng kể (hình 3.1).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (Nguồn: Nguyễn Huy Yết, 2010) [15]

- Sự biến động của độ phủ theo thời gian:

Độ phủ san hô sống thể hiện sức khỏe của rạn san hô, độ phủ càng cao rạn càng mạnh khỏe đồng nghĩa với chức năng và vai trò sinh thái của rạn là cao nhất. Từ tập hợp các kết quả nghiên cứu trước đây, cho thấy độ phủ san hô sống tại khu vực Cát Bà dao động từ 5 – 65%. Các năm trước, Rạn Ba Trái Đào trước năm 1998 có độ phủ gần 90% nay chỉ còn trên 40%. Báo cáo của Nguyễn Huy Yết, 2010 [15] đã xác định tại khu vực Cát Bà, số lượng rạn san hô tốt và rất tốt giảm đi rất nhiều, chỉ còn 9,1% (so với 33,3% trước 1996), trong khi đó số lượng rạn nghèo tăng lên gấp đôi (tới 50% so với 25% trước 1996) [3], [15].

Độ phủ giai đoạn hiện nay:

Phần lớn các rạn san hô ở Cát Bà hiện nay chỉ là một dải nhỏ và hẹp, chiều ngang rạn chỉ khoảng 3-4m trong phạm vi độ sâu khoảng 0m đến 4m so với 0mHĐ. Phần chân rạn đều là bùn bao phủ, phần trên (đới mặt bằng) là đá san hô chết (từ 0m trở lên) phần này khá rộng ở Ba Trái Đào, Cọc Chèo. Ở những rạn này san hô có dấu hiệu phục hồi nhưng chỉ một số loài chịu được độ đục thì phát triển (Galaxea, Goniopora), các nhóm khác bị suy giảm dần và dẫn đến tuyệt chủng (Acropora hiện đã bị mất ở phần lớn các rạn) [3], [15].

Tất cả các điểm đều có % độ phủ san hô sống thấp và rất thấp, những rạn san hô phía ngoài như Tùng Ngón, Cọc Chèo, Áng Dù Có độ phủ cáo hơn những điểm phía trong bờ. Độ phủ của đới mặt bằng rạn cao hơn nhiều so với đới sườn rạn, điều này có thể được giải thích do khu vực Cát Bà chịu ảnh hưởng rất lớn từ các nguồn nước ngọt do các sông đổ ra, dẫn đến độ đục cao đã hạn chế sự chiếu sáng xuống lớp nước sâu, vị vậy tảo cộng sinh trong san hô ở đô sâu lớn có bị hạn chế về nguồn ánh sang để quang hợp cung cấp dinh dưỡng nuôi sống san hô [3], [15]..

Một phần của tài liệu Hiện trạng các quần thể ốc ăn san hô (Druplla spp.) trên một số rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)