Phương pháp khảo sát lựa chọn điển hình

Một phần của tài liệu Hiện trạng các quần thể ốc ăn san hô (Druplla spp.) trên một số rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà (Trang 36)

2.3.4.1. Mô hình khu vực – điểm – mặt cắt điển hình tại khu vực nghiên cứu:

(2)Vùng khảo sát: khảo sát tại 02 khu vực (khu vực kín sóng gió và khu vực hở) (3)Điểm khảo sát: tại mỗi khu vực khảo sát tại 03 điểm

(4)Đặt mặt cắt khảo sát: tại mỗi điểm khảo sát đặt 02 mặt cắt tại 02 mức độ sâu khác nhau (mặt bằng rạn từ 0 – 3 m; sườn dốc rạn từ 3 – 6 m), riêng tại điểm Tai Kéo chỉ có một mặt cắt ở độ sâu từ 0 – 3 m. Vị trí đặt, cách đặt mặt cắt khảo sát được thể hiện trong hình2.2.

Hình 2.2. Sơ đồ đặt các mặt cắt khảo sát trên rạn sạn hô

2.3.4.2. Phương pháp khảo sát, thu mẫu ngoài thực địa Công tác chuẩn bị cho khảo sát:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Về nhân lực: Cần một nhóm lặn gồm ba thợ lặn: thợ lặn thứ nhất làm nhiệm vụ rải dây mặt cắt, thợ lặn thứ hai có khả năng định loại các nhóm san hô có trong khu vực làm nhiệm vụ quan sát, thống kê hiện trạng độ phủ, thành phần loài san hô và các hợp phần đáy, thợ lặn thư ba bơi sau và làm nhiệm vụ đặt ô định lượng trên day mặt cắt để thu mẫu và dữ liệu về Drupella spp. cùng với sự hỗ trợ của thợ lặn thứ nhất sau khi đã rải dây xong.

Trang thiết bị sử dụng trong khảo sát:

Xuồng nhỏ có gắn máy và các thiết bị an toàn, Máy định vị GPS GARMIN- 72(sai số: ± 0,25m) Máy ghi hình kỹ thuật số Canon G9

Hai thước dây cuộn sợi thủy tinh (phạm vi: 0,01 – 60m; sai số 0,02m)

Thiết bị lặn SCUBA; Khung định lượng (50cm x 50 cm); Bút chì và bảng nhựa để ghi dữ liệu dưới nước, Túi lưới đựng mẫu Drupella spp.; thùng đựng mẫu giữ lạnh.

Mẫu nước: gồm các thông số đo nhanh như: nhiệt độ, độ muối, Ô xy hòa tan (DO), pH, độ trong đục đo bằng máy đo nhanh TOA.

Hình 2.3.Các thiết bị phục vụ khảo sát hiện trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phương pháp xác định độ phủ san hô sống và các hợp phần đáy khác xác định bằng phương pháp Reefcheck theo qui trình hướng dẫn của English và cộng sự, 1997 [29] và Hodgson, 2000 [31].

Kỹ thuật đặt mặt cắt khảo sát: Tại mỗi vị trí khảo sát, hai mặt cắt ngang được đặt tại các độ sâu khác nhau và các mặt cắt này được đánh dấu ở 2 đầu và cuối, được khảo sát độc lập (mặt cắt nông được đặt trên đới mặt bằng rạn ở độ sâu 2 – 4 m, mặt cắt sâu trên sườn dốc rạn từ 4 - 8m tùy thuộc vào cấu trúc của mỗi rạn) như hình 2.2. Trên dây mặt cắt được chia thành 4 đoạn, mỗi đoạn dài 20m và hai đoạn cách nhau 5m. Sau khi mặt cắt đã được cố định khoảng 5-15 phút, người quan sát san hô và các hợp phần đáy tiến hành thu thập số liệu dọc theo từng đoạn của 2 mặt cắt nông và sâu.

Thu số liệu độ phủ san hô và các hợp phần đáy:

Các dạng hợp phần đáy sẽ được ghi nhận theo từng điểm chạm 0,5 m của dây mặt cắt.Các dạng hợp phần đáy khác nhau bao gồm: san hô cứng (hard corals), san hô mềm (soft corals), san hô mới chết (recent killed corals), Rong lớn (fleshy seaweeds), Hải miên (sponges), đá (rock), xương san hô vỡ vụn (rubble corals), cát (sand), bùn hay sét (silt/clay) và các loại khác (others) sẽ được ghi nhận ở các điểm chạm 0,5m theo 4 đoạn của mặt cắt. Tổng số điểm ghi nhận là 160 điểm cho mỗi mặt cắt. Ngoài các dạng hợp phần được xác định như trên thì tất cả các giống san hô bắt gặt trên mặt cắt cũng được ghi nhận nhằm xác định các giống ưu thế bắt gặp. Phần trăm độ phủ của từng hợp phần sẽ là tổng số các điểm chạm x 100 và chia cho 40 điểm chạm trên từng đoạn của dây mặt cắt. Việc phân loại san hô tại hiện trường được dựa theo các tài liệu phân loại của Veron.J.E.N, 1986, 2000a,b [58], [59], [60].

Phương pháp khảo sát quần thể ốc ăn san hô Drupella:

Kỹ thuật đặt mặt cắt khảo sát: các mặt cắt khảo sát ốc Drupella spp. chính là các mặt cát khảo sát san hô và các hợp phần đáy. Tại mỗi vị trí khảo sát, hai mặt cắt ngang được đặt tại các độ sâu khác nhau và các mặt cắt này được đánh dấu ở 2 đầu và cuối, được khảo sát độc lập (mặt cắt nông được đặt trên đới mặt bằng rạn ở độ sâu 0 – 3 m, mặt cắt sâu trên sườn dốc rạn từ 3 - 6m tùy thuộc vào cấu trúc của mỗi rạn).

Phương pháp quan trắc Drupella trên rạn san hô được phỏng theo phương pháp của Cumming, R. L., 2009 [27]. Ô khảo sát: Drupella spp. được quan trắc và thu ở từng ô định lượng cách nhau 3m dọc theo các dây mặt cắt dài 100m được rải song song với bờ, mỗi mặt cắt có 30 ô định lượng (50x50cm) vị trí đặt các ô định lượng được mặc định tại các điểm 3-6-9-12-15- …….87 – 90 m trên dây mặt cắt,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hình 2.4. Đặt ô định lượng thu mẫu trên dây mặt cắt

- Thu mẫu, số liệu về ốc Drupella: Thu thập toàn bộ ốc Drupella trên các giá thể bám khác nhau (san hô sống, san hô chết, đá, khác) trong các ô định lượng.

(5)Bảo quản và lưu trữ mẫu vật: Toàn bộ mẫu ốc thu được trên các ô định lượng khảo sát được chụp ảnh kỹ thuật số Canon G9 trước khi giữ lạnh chuyển về phòng thí nghiệm lưu trữ trong tủ đông để phục vụ cho các phân tích chuyên sâu sau này.

Một phần của tài liệu Hiện trạng các quần thể ốc ăn san hô (Druplla spp.) trên một số rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà (Trang 36)