Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Hiện trạng các quần thể ốc ăn san hô (Druplla spp.) trên một số rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà (Trang 27)

Trong những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu về hệ sinh thái rạn san hô tại Hạ Long – Cát Bà đã được tiến hành bởi những nhà khoa học thuộc Viện Tài nguyên và Môi trường Biển và một số nghiên cứu của tác giả nước ngoài. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó vẫn chỉ tập trung vào việc đánh giá hiện trạng về thành phần loài, phân bố, độ phủ và đánh giá những yếu tố môi trường, yếu tố vô sinh tác động đến rạn san hô tại đây. Các mối quan hệ nội tại (intraspecific) trong quần xã rạn san hô như con mồi – vật dữ ở đây lấy ví dụ là mối quan hệ giữa các địch hại của san hô như sao biển gai Acanthaster planci hay ốc ăn san hô Drupella và các tập đoàn san hô thì hầu như chưa có một đánh giá nào tại Việt Nam. Đã có một số dẫn liệu sơ khai về vai trò của

Drupella trong sự tẩy trắng san hô tại một số nơi ở Việt Nam xảy ra gần đây là không nhỏ. Theo báo cáo của tác giả Nguyễn Huy Yết (2001) thì tại khu vực vịnh Hạ Long – Cát Bà có mặt cả hai loài ốc ăn san hô là D. cornusD. concatenata .

Ngoài ra, sự ghi nhận Drupella xuất hiện trên các rạn san hô tại Cát Bà (2002) của Nguyễn Văn Quân, trong sổ nhật ký khảo sát tại Cát Bà năm 2002 bắt gặp những khối san hô cành Acropora có từ 3 – 50 cá thể Drupella chiếm đóng. Báo cáo quan trọng chính thức của Nguyễn Đăng Ngải, 2006 [2], trong đợt khảo sát tháng 7 – 8/2006 rạn san hô tại Ba Trái Đào có đến 20% san hô mới chết bộ xương còn trắng, chưa bị trầm tích che phủ có mật độ ốc Drupella lên tới 40 cá thể/m2. Drupella tập trung thành từng nhóm từ 3 - 4 con trên các tập đoàn san hô, 80% các khối san hô sống bị Drupella

chiếm đóng là loài san hô khối Galaxea [2], [4], [5].

Như vậy, các số liệu lịch sử đã cho thấy sự xuất hiện với mật độ cao của ốc

Drupella trên các rạn san hô Ba Trái Đào, Cát Bà. Những ghi nhận trước đây đã chỉ ra được sự thay đổi trong việc lựa chọn con mồi theo sự suy thoái rạn tại đây của ốc

Drupella.

Từ những vấn đề đã trình bày ở trên có thể thấy những nội dung rất quan trọng cần phải nghiên cứu và làm sáng tỏ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ -Nguyên nhân, cơ chế bùng phát ốc Drupella;

- Sự thay đổi về mật độ, sự lựa chọn con mồi theo thời gian từ 2002 đến nay; -Vai trò của Drupella trong tổng hòa các yếu tố nhân sinh – hữu sinh có tác động tiêu cực làm suy thoái hệ sinh thái rạn san hô tại Cát Bà;

-Dự báo về khả năng bùng phát Drupella tại khu vực Cát Bà và vùng xung quanh trong tương lai;

-Các biện pháp quản lý, hạn chế tác động tiêu cực của Drupella đối với rạn san hô khu vực Cát Bà.

Những số liệu mới nhất được trình bày trong phần kết quả nghiên cứu này sẽ bước đầu làm sang tỏ được một phần những vấn đề trên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Hiện trạng các quần thể ốc ăn san hô (Druplla spp.) trên một số rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà (Trang 27)