Cấu trúc tuổi của các quần thể ốc Drupella

Một phần của tài liệu Hiện trạng các quần thể ốc ăn san hô (Druplla spp.) trên một số rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà (Trang 47 - 50)

M SD Ningaloo, Tây Úc Back reef,

3.3. Cấu trúc tuổi của các quần thể ốc Drupella

Tỷ lệ các nhóm tuổi của từng thế hệ có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu sinh thái học và trong thực tế cấu trúc tuổi còn được thể hiện qua các nhóm kích thước cơ thể. Cấu trúc các nhóm kích thước (chiều dài vỏ - L mm) của các quần thể ốc ăn san hô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Khu vực hở 0 10 20 30 40 50 60 70 1 2 3 4 5 6 7 8 1KyPNtFKWKmF Khu vực kín 0 10 20 30 40 50 60 70 1 2 3 4 5 6 7 8 1KyPNtFKWKmF SR 0 10 20 30 40 50 60 70 1 2 3 4 5 6 7 8 Khu vực kín – khu vực hở Mặt bằng rạn – sƣờn rạn

Hình 3.4. Các nhóm kích thước (chiều dài vỏ - L) của các quần thể ốc Drupella

Ghi chú:

N – số mẫu thu được L – chiều dài vỏ 5 – 10 mm

Nhóm 1 – có chiều dài vỏ L < 5mm Nhóm 2 – có chiều dài vỏ 5 – 10mm

Nhóm 3 – có chiều dài vỏ 10 – 20 mm Nhóm 4 – có chiều dài vỏ 20 – 30mm

Nhóm 5 – có chiều dài vỏ 30 – 40mm Nhóm 6 – có chiều dài vỏ 40 – 50mm

Nhóm 7 – có chiều dài vỏ 50 – 60mm Nhóm 8 – có chiều dài vỏ L>60mm

Trong nghiên cứu sinh thái học người ta chia cá thể thành ba giai đoạn: chưa trưởng thành (trước sinh sản), trưởng thành (đang sinh sản) và nhóm già (sau sinh sản). Chỉ tiêu kích thước cơ thể để phân biệt giữa cá thể trưởng thành đối với Drupella cornus sẽ có chiều dài của vỏ L > 2cm, các loài khác thuộc giống Drupella sẽ là L >1cm, nhỏ hơn kích thước này được coi là cá thể chưa trưởng thành [56].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả khảo phân tích tất cả các cá thể Drupella thu được trong các ô định cho biết nhóm cá thể các loài Drupella chưa trưởng thành chiếm tỷ lệ không nhiều lần lượt là: D. margariticola (12,65%), D.cornus (8,33) D. rugosa (6,67%). Đồng thời từ hình 3.4. cho thấy ở cả 3 loài, nhóm cá thể trưởng thành chiếm tỷ lệ nhiều nhất, khi so sánh cấu trúc các nhóm kích thước của 3 loài thấy loài D. margariticola có các nhóm cá thể kích thước nhỏ chiếm tỷ lệ cao hơn hai loài còn lại. Tại đới MBR nhóm Drupella chưa trưởng thành chiếm tỷ lệ cao hơn so với tại SR.

Sự sai khác về tỷ lệ các nhóm kích thước cá thể trong quần thể, theo Nikolski (1974) không phải là hiện tượng ngẫu nhiên mà mang tính thích nghi rõ rệt (trong: Vũ Trung Tạng, 2009) [7]. Hệ thống các nhóm kích thước là hệ thống các yếu tố cấu trúc nội tại của quần thể, phản ứng khác nhau với những biến động của điều kiện sống, duy trì sự ổn định cho cả quần thể, mỗi kích thươc có nghĩa sinh thái khác nhau tham gia vào cơ chế điều chỉnh số lượng của quần thể. Chẳng hạn, khi nguồn thức ăn suy giảm, điều kiện môi trường không thuận lợi thì tỷ lệ con non và già yếu sẽ giảm đi nhanh chóng và ngược lại trong điều kiện thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú, tỷ lệ nhóm con non sẽ tăng, khả năng bổ sung cho đàn sinh sản lớn do đó kích thước của quần thể có cơ hội tăng nên [7]. Những quy luật sinh thái trên có thể áp dụng cho kết quả khảo sát tại Cát Bà. Các quần thể Drupella có tỷ lệ nhóm cá thể chưa trưởng thành chiếm tỷ lệ không nhiều có liên quan đến sự suy thoái HST rạn san hô đã và đang diễn ra tại đây, dẫn đến sự đa dạng về thành phần loài san hô (con mồi của Drupella) và độ phủ của san hô sống đang ngày càng giảm dần. Sự khác nhau về tỷ lệ nhóm Drupella chưa trưởng thành tại MBR cao hơn tại SR cũng có thể được giải thích do sự khác nhau về độ phủ san hô sống giữa đới MBR và SR. Tuy nhiên sự khác nhau theo độ sâu rạn cụ thể cần phải được tiếp tục nghiên cứu.

Sự khác nhau về cấu trúc các nhóm Drupella trưởng thành và chưa trưởng thành sẽ dẫn đến những tác động nhất thời khác nhau đến hiện trạng rạn san hô. Nhóm

Drupella trưởng thành thường được quan sát thấy ở những khối san hô sống bị ăn với

một diện tích không lớn, do chúng thường ăn một diện tích nhỏ mô của khối san hô và di chuyển thường xuyên hơn, nên chúng không nhất thiết phải ăn toàn bộ khối san hô khi ở mật độ bình thường. Vì vậy, san hô bị chiếm đóng bởi Drupella trưởng thành sẽ bị mất mô trong ngắn hạn, nhưng có thể phục hồi, trường hợp ngoại lệ có thể có vài loài san hô thuộc giống Acropora bị các cá thể Drupella trưởng thành tiêu diệt hoàn toàn [47]. Ngược lại, các khối san hô bị các cá thể Drupella chưa trưởng thành chiếm đóng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sẽ có tỷ lệ bị tiêu diệt hoàn toàn hoặc mất khả năng phục hồi cao hơn [47]. Như vậy, với mật độ bình thường Drupella trưởng thành sẽ ảnh hưởng đến nhiều tập đoàn san hô trong vùng rạn, nhưng tỷ lệ khối san hô bị tiêu diệt hoàn toàn là không nhiều.

Tóm lại, ngoài chỉ tiêu về mật độ Drupella thì cấu trúc các nhóm kích thước của các quần thể Drupella trên một rạn san hô cụ thể, sẽ là chỉ tiêu sinh học quan trọng để đánh giá khả năng ảnh hưởng của Drupella đối với san hô trong hiện tại và thời gian tiếp theo. Cấu trúc các nhóm kích thước của các quần thể Drupella nên được đưa vào nhóm các chỉ thị sinh học để đánh giá sức khoẻ rạn san hô, phục vụ việc giám sát quản lí và sử dụng HST rạn san hô bền vững.

Một phần của tài liệu Hiện trạng các quần thể ốc ăn san hô (Druplla spp.) trên một số rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà (Trang 47 - 50)