Tiếp cận sinh thái học

Một phần của tài liệu Hiện trạng các quần thể ốc ăn san hô (Druplla spp.) trên một số rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà (Trang 31 - 32)

Hệ sinh thái bao gồm sinh cảnh (biotop) và sống trong đó là các quần xã sinh vật (communities). Chúng có những mối liên hệ tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên chu trình vật chất và sự chuyển hoá năng lượng. Theo thành phần cấu trúc, một hệ sinh thái bao gồm phần vô sinh (các yếu tố khí hậu, thuỷ văn, các chất vô cơ và hữu cơ trong môi trường sống) và phần hữu sinh (các quần xã sinh vật, bao gồm các nhóm sinh vật sản xuất, sinh vật dị dưỡng và sinh vật phân huỷ). Trong mỗi hệ sinh thái đều có các quá trình chuyển hoá năng lượng, chu trình vật chất, chuỗi thức ăn và sự phân hoá về cấu trúc theo không gian và theo thời gian. Theo quy luật, các HST thường trải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

qua các giai đoạn: xuất hiện - phát triển - ổn định (climax) - suy tàn - mất hẳn. Một hệ sinh thái ổn định là một hệ mà trong đó các quá trình này đạt được trạng thái cân bằng động nhờ quá trình tự điều chỉnh. Các hệ sinh thái đều có những nét riêng về lịch sử hình thành, về hình thái, hoạt động chức năng, phát triển và tiến hoá, trong chúng có những mối tương tác với nhau đồng thời với các hệ sinh thái xung quanh. Tiếp cận sinh thái học tức là tìm hiểu các hệ sinh thái thông qua nghiên cứu thành phần cấu trúc của hệ, mối tương tác giữa các thành phần trong hệ và giữa các hệ. Một hệ sinh thái mà trạng thái cân bằng động bị phá vỡ, nếu hệ không tự điều chỉnh được để thích nghi với điều kiện mới thì HST đó sẽ đi đến quá trình suy tàn. Tiếp cận sinh thái học là cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề xuất các giải pháp can thiệp để điều chỉnh các yếu tố hữu sinh thích nghi với điều kiện môi trường mới hoặc điều chỉnh môi trường trở lại điều kiện ban đầu để quản lý bền vững chúng.

Một phần của tài liệu Hiện trạng các quần thể ốc ăn san hô (Druplla spp.) trên một số rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà (Trang 31 - 32)