Phân bố theo độ sâu

Một phần của tài liệu Hiện trạng các quần thể ốc ăn san hô (Druplla spp.) trên một số rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà (Trang 52 - 54)

Kết quả khảo sát các rạn san hô tại Tùng Ngón, Cọc Chèo, Ánh Dù, Ba Trái Đào, Vạn Bội và Tai Kéo chỉ phát hiện được Drupella phân bố tới độ sâu 6m so với mực nước 0m Hải đồ, tập trung ở độ sâu từ 1-3m.

Nếu phân chia rạn san hô theo các đới, mật độ Drupella trên các mặt cắt khảo sát ở đới mặt bằng rạn (0-3m) cao hơn nhiều so với các mặt cắt ở sườn dốc rạn (3-6m). Sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khác biệt này được thể hiện trong biểu đồ mật độ Drupella phân bố trên MBR và SR tại các điểm khảo sát (hình 3.7). Cá thể Drupella/m2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Mặt bằng rạn (0-3m) Sườn rạn (3-6m) Tùng Ngón Cọc Chèo Áng Dù

Ba Trái Đào Vạn Bội Tai Kéo

Hình 3.7. Biểu đồ mật độ Drupella phân bố trên MBR và SRtại các điểm khảo sát Sự phân bố mật độ ốc Drupella theo độ sâu tại Cát Bà cũng cho kết quả tương tự các nghiên cứu tại Nhật Bản, phía Bắc biển Đỏ và rạn Ningaloo ở Tây Úc. Sự phân bố của ốc Drupella trên không gian rạn san hô liên quan với thành phần cấu trúc rạn san hô và theo độ sâu. Mật độ Drupella giảm dần theo độ sâu, các nghiên cứu của các tác giả ngoài nước đã cho thấy mật độ cao nhất tại vùng mào rạn (vùng mặt bằng rạn) có độ sâu 1m và rất hiếm khi phân bố dưới 20 m sâu [16], [47], [48], [57], [65].

Rạn san hô vùng biển Cát Bà có những đặc điểm đặc trưng điển hình của các rạn san hô vùng Đông Bắc Việt Nam, không giống với các rạn san hô khác của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, san hô chỉ phân bố tới độ sâu 6 - 7 m so với 0m Hải đồ, tập trung nhất vùng sâu 0 - 4 m, các rạn san hô đều có dạng viền bờ không điển hình và chỉ là một dải hẹp (bề ngang rộng khoảng 2-3m) [1], [4], [16], [36], [43]. Điều này có thể giải thích tại sao Drupella tại Cát Bà phân bố xuống độ sâu thấp hơn so với các khu vực khác của Châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài ra, san hô ở vùng nông dễ bị tổn thương bở các hoạt động của con người như khai thác thủy sản, hoạt động du lịch hay do bão, điều này sẽ thu hút Drupella đến tập trung tại những vị trí san hô bị tổn thương [42], [44].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả nghiên cứu phù hợp với quy luật phân bố của ốc Drupella tại vùng mặt bằng rạn cao hơn ở sườn dốc rạn.

Một phần của tài liệu Hiện trạng các quần thể ốc ăn san hô (Druplla spp.) trên một số rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)