Phương pháp mô hình hóa

Một phần của tài liệu Hiện trạng các quần thể ốc ăn san hô (Druplla spp.) trên một số rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà (Trang 34)

Trên cơ sở hệ thống hóa số liệu phân tích đối sánh về đặc trưng các quá trình động lực, phương pháp mô hình hóa toán học sẽ được sử dụng để mô phỏng diễn biến và dự báo sự phát tán ấu trùng Drupella bằng mô hình thủy lực Delf 3D.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hình 3 chiều có thể tính toán, mô phỏng động lực phân bố hàm lượng vật chất nói chung theo không gian và thời gian từ các nguồn phát tán. Phạm vi áp dụng của mô hình là các vùng cửa sông ven biển, vùng nước của các hồ chứa..v.v.

Các quá trình vật lý và hiện tượng cơ bản của mô hình này gồm : Động thái di chuyển và biến đổi của vật chất từ các nguồn; Các quá trình tiêu tán (hao hụt) của vật chất; Sự hòa trộn và khuếch tán trong môi trường nước; Ảnh hưởng của ma sát đáy đến sự di chuyển của các phần tử; Các quá trình lắng đọng và tái lơ lửng.

Delft3D- Part là mô hình mô phỏng sự di chuyển ngẫu nhiên dạng vết dựa sự di chuyển của các phần tử vật chất hòa tan (hoặc không tan) trong môi trường nước dưới những ảnh hưởng do các quá trình dòng chảy. Sự di chuyển của các phần tử đầu tiên do hai yếu tố: ứng suất trựợt của dòng chảy (đáy) và gió (trên mặt). Sau đó, các phần tử này di chuyển bởi các quá trình ngẫu nhiên liên quan đến lan truyền- khuếch tán bình lưu và thẳng đứng.

Theo nghiên cứu của Turner S.J., 1992a,b [54], [55] Drupella có thể sinh quanh năm và có xu hướng sinh sản sản mạnh vào đầu mùa mưa để ấu trùng có cơ hội sống sót cao sau thời gian dài trôi nổi. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu sẽ xây dựng mô hình lan truyền ấu trùng Drupella vào đầu mùa mưa (tháng 3-6).

Số liệu đầu vào để chạy mô hình:

Trên cơ sở kế thừa số liệu về thủy động lực khu vực Cát Bà – Hạ Long của đề tài

“Nghiên cứu, ứng dụng mô hình sinh thái phục vụ bảo vệ đa dạng sinh học và các hệ sinh thái vùng biển Cát Bà-Hạ Long”,thực hiện năm 2008-2009.

Nguồn phát tán ấu trùng: Các quần thể Drupella bùng phát thành công là từ một nguồn, nơi có một số yếu tố có tương tác để tạo ra điều kiện cho sự sinh sản đột biển và tỷ lệ lớn ấu trùng sống sót đến khi trưởng thành [33], [34]. Trên cơ số liệu khảo sát về sự phong phú của Drupella, chọn rạn san hô tại Ba Trái Đào là điểm nguồn phát tán ấu trùng.

Theo Turner S.J, 1992a,b [54], [55], Một cá thể Drupella trưởng thành có thể sinh sản từ 100.000 đến 150.000 trứng trong một năm, trên cơ sở số liệu khảo sát về mật độ

Drupella trung bình tại Ba Trái Đào sẽ ước tính tổng số lượng Drupell có trên diện tích rạn san hô có đặc điểm tương đồng với các mặt cắt khảo sát là 20.000m2

.

Trứng Drupella sau khi nở thành ấu trùng sẽ trôi nổi trong môi trường nước khoảng 30 ngày thì sẽ chuyển sang giai đoạn sống đáy bám trên các rạn san hô theo Turner S.J, 1992a,b [54], [55]. Do đó mô hình được thiết kế mô phỏng quá trình phát tán ấu trùng ốc Drupella trong 30 ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Hiện trạng các quần thể ốc ăn san hô (Druplla spp.) trên một số rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà (Trang 34)