Kết quả khảo sát tháng 11/2013 tại Cát Bà đã xác định toàn bộ khối san hô sống bị
Drupella chiếm đóng đều là dạng khối, thuộc giống Galaxea và Goniopora.
Khảo sát độ phủ, thành phần loài bằng phương pháp reefcheck tại các điểm nghiên cứu cho kết quả về san hô tại các điểm khảo sát có giống Galaxea và Goniopora chiếm đến 80% độ phủ của toàn bộ rạn, kết quả này tương tự như báo cáo của Nguyễn Huy Yết & nnk (2010) [15] và Nguyễn Đăng Ngải và nnk (2011) [3].
Những nghiên cứu về sự lựa chọn con mồi của Drupella là rất quan trọng đối với việc tìm ra những biện pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Drupella đối với rạn san hô. Một đánh giá chung nhất từ nhiều nghiên cứu cho thấy con mồi ưa thích của
Drupella chủ yếu là san hô cành Acroporidae và Pocillopridae mà ưu tiên hàng đầu là giống Acropora [16], [19], [26], [30], [39], [41], [42], [47], [49], [53], [57], [65]. Sự đa dạng về hình thái của giống san hô Acropora (con mồi ưa thích) có thể liên quan đến tính đa dạng thành phần loài và phân bố của Drupella [28], [61].
Tuy nhiên, có những báo cáo lại cho rằng không có sự liên quan mật thiết giữa sự đa dạng của giống san hô Acropora và sự phân bố của D. cornus trên rạn san hô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
[16],[57]. Các quần thể ốc Drupella spp. tại Cát Bà cũng giống như tại Hồng Kông, Khi san hô cành không còn tồn tại thì D. rugosa chuyển sang ăn san hô khối lớn và san hô dạng tấm [25], [42]. Công bố gần đây nhất của Hoeskema và nnk. (2013) [32] cho thấy, thay đổi trong sự lựa chọn con mồi sau hàng loạt sự kiện bùng phát Drupella. Sự thay đổi chế độ ăn của Drupella trở nên rõ ràng sau khi các quần của con mồi ưa thích (Acroporidae và Pocilloporidae) đã chết sau sự kiện bùng phát Drupella. Báo cáo tại Thái Lan của Hoeksema, B. W. và nnk (2013) [32] cho biết lần đầu tiên quan sát được san hô nấm là con mồi phổ biến của ốc Drupella, sự kiện này chỉ ra Drupella có thể có một phạm vi lựa chọn con mồi rộng hơn so với những báo cáo trước đây, vấn đề này sẽ là yếu tô nguy hiểm cho sức khỏe của các rạn san hô trong khu vực xảy ra dịch và sẽ là thách thức rất lớn cho những nhà nghiên cứu sinh học biển làm công tác bảo tồn rạn san hô trên toàn thế giới. Hình ảnh Drupella đang tiêu diệt các khối san hô cành, san hô nấm và san hô khối ở Koh Tao – Vịnh Thái Lan trong sự kiện bùng phát Drupella năm 2010 – 2011, và tại Cát Bà năm 2013 thể hiện trong hình dưới đây.
Drupella ăn san hô cành và san hô nấm tại Koh Tao – Vịnh Thái Lan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ốc Drupella ăn san hô cành Acropora
tại Ba Trái Đào – Cát Bà , Ảnh: Nguyễn Văn Quân (2002) [44]
Ốc Drupella ăn san hô khối tại Ba Trái Đào – Cát Bà , Ảnh: Nguyễn Đức Thế (2013) [11]
Hình 3.11. Sự thay đổi con mồi của ốc Drupella theo thời gian
Qua những kết quả khảo sát về sự lựa chọn con mồi của Drupella tại Cát Bà, tổng hợp những kết quả đã công bố, thấy rằng một số đặc điểm sinh thái học của Drupella có sự thay đổi lớn theo không gian và thời gian, bởi vì chính những nhân tố hữu sinh và vô sinh đặc trưng của một rạn san hô cụ thể sẽ quy định hoặc tác động trực tiếp lên những đặc điểm này. Nếu như những năm 2002, các tập đoàn san hô cành giống Acropora còn phổ biến trên các rạn san hô ở khu vực Ba Trái Đào thì chỉ có thể bắt gặp ốc Drupella ở trên các tập đoàn san hô cành [44], do đây chính là con mồi ưa thích nhất của chúng. Tuy nhiên qua thời gian, cấu trúc rạn san hô đã bị thay đổi về cơ bản với sự thay thế bởi các tập đoàn san hô dạng khối giống Galaxea. Để có thể tồn tại, các quần thể ốc
Drupella buộc phải thích nghi khi chuyển sang ăn san hô khối vốn không phải con mồi ưa thích của chúng trước đây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Như vậy, những nghiên cứu về Drupella tại những rạn san hô có những đặc trưng khác nhau là thực sự cần thiết để đóng góp những kiến thức chuyên sâu, đầy đủ về
Drupella và là cơ sở khoa học cho việc đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp cho từng khu vực, địa phương và Quốc gia khác nhau.