Đánh giá mối liên hệ giữa các đặc trưng của rạn san hô với mật độ phân bố của ốc Drupella

Một phần của tài liệu Hiện trạng các quần thể ốc ăn san hô (Druplla spp.) trên một số rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà (Trang 56 - 58)

của ốc Drupella

Để xác định được mối liên hệ giữa các đặc trưng cấu trúc các hợp phần đáy của rạn san hô với mật độ Drupella, chúng tôi dùng phương pháp phân tích đa biến (PCA) để thấy được mối liên hệ giữa các yếu tố môi trường - ốc như trong hình 3.10. Trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phạm vi nghiên cứu, các mặt cắt khảo sát được miêu tả thông qua tập hợp số liệu về các yếu tố mật độ D. Margariticola, mật độ D. Cornus, mật độ D.rugosa, độ phủ của san hô sống, các hợp phần đáy khác, số khối san hô sống, độ đục, độ mặn và độ sâu trung bình. Để minh họa cho cái nhìn tổng quan hơn về đặc tính trên, chúng tôi sử dụng phương pháp PCA phân tích thành phần chính chuẩn hóa các đặc trưng của rạn san hô nhằm thể hiện các đặc tính của các mặt cắt khảo sát trong không gian 2 chiều. Kết quả phân tích PCA cho thấy, phần trăm giá trị riêng trên trục thứ nhất chiếm 62.81%, phần trăn trên trục thứ hai chiếm 33.47%, tổng hai thành phần này đã chiếm 96.28% trên tổng số 100% đối với 11 thành phần (điều này cũng được thể hiện rõ qua 2 giá trị riêng lớn tương ứng). Với hai thành phần như vậy, đủ cho chúng ta mô tả đặc điểm đối với các mặt cắt khảo sát (các điểm chấm đỏ ứng với hai trục bên trái và bên dưới), và mô phỏng sự liên quan giữa các thành phần biến môi trường thông qua các vectơ (chiếu trên hai chục bên phải và bên trên).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.10.Mối tương quan giữa đặc trưng cấu trúc các hợp phần đáy của rạn san hô với phân bố mật độ của ốc Drupella

Qua hình biểu thị này, chúng ta thấy rõ hơn mối liên hệ giữa các thành phần biến môi trường đối với các mặt cắt khảo sát khác nhau. Các vectơ thể hiện phần trăm độ phủ san hô sống, số khối san hô sống bị chiếm cùng với mật độ D. margariticola, mật độ D. Cornus, mật độ D.rugosa thể hiện sự đồng thuận về xu hướng biến thiên (trong góc trên bên phải). Khi so sánh các điểm đỏ của 11 mặt khảo sát với 5 vectơ này cho thấy tại Cọc Chèo MBR sẽ có giá trị lớn nhất, tại bốn mặt cắt Ba Trái Đào SR, Vạn Bội SR, Vạn Bội MBR và Tai Kéo MBR thấp nhất. Bên cạnh đó, yếu tố độ mặn hầu như không thấy trong mối quan hệ đối với các thành phần khác, mối liên hệ về xu hướng biến thiên của các nhân tố khác với mật độ ốc Drupella rất ít hoặc không rõ ràng.

Một phần của tài liệu Hiện trạng các quần thể ốc ăn san hô (Druplla spp.) trên một số rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà (Trang 56 - 58)