Thành phần loà

Một phần của tài liệu Hiện trạng các quần thể ốc ăn san hô (Druplla spp.) trên một số rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà (Trang 44)

Kết quả phân tích mẫu ốc thu được trong hai chuyến khảo sát vào tháng 5/2013 và tháng 11/2013 đã xác định được 3 loài ốc ăn san hô thuộc giống Drupella phân bố tại Cát Bà là: Drupella cornus, D. rugosa, D. margariticola. Như vậy, kết quả nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

này đã bổ sung thêm 02 loài ốc D. rugosa D. margariticola cho danh sách các loài thuộc giống Drupella ở khu vực Cát Bà (Nguyễn Huy Yết, 2000), nâng tổng số loài được ghi nhận lên 4 loài. Tuy nhiên, do các báo cáo trước đây không có mô tả chi tiết về loài D. concatenata cho nên chưa thể khẳng định được loài này có phải là đồng danh (Synonym) với các loài được định loại trong nghiên cứu này hay không.

(a) D. margariticola

(Broderip, in Broderip & Sowerby, 1833)

(c) Drupella cornus

(Röding, 1798)

(b) D. rugosa

(von Born, 1778) Hình 3.2. Hình thái ngoài các loài ốc ăn san hô (Drupella) tại khu vực Cát Bà

Dưới đây là một số đặc điểm hình thái nhận dạng của 3 loài ốc này: - Loài Drupella argariticola (Broderip, in Broderip & Sowerby, 1833):

Bên ngoài vỏ ốc khi quan sát trong tự nhiên khi bị tảo bám bao phủ có màu tím, ít tảo bám sẽ có màu xám; Vùng xung quanh miệng bên trong vỏ thường có tím; Bên ngoài vỏ không có nốt sần riêng biệt mà các nốt sần nhỏ liền nhau tạo thành nhiều gân vòng quanh vỏ xếp liền nhau, có các rãnh trũng chạy chừ đỉnh xuống miệng vỏ, vùng xung quanh miệng bên trong vỏ có nốt sần 5 nốt sần ở mép ngoài [35].

- Loài Drupella cornus (Röding, 1798):

Là loài phân bố rộng khắp Ấn Độ - Thái Bình Dương; Bên ngoài vỏ ốc khi quan sát trong tự nhiên thường bị tảo bám bao phủ có màu tím; Khi tách lớp tảo cộng sinh,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

toàn bộ vỏ sẽ có màu trắng, vùng xung quanh miệng bên trong vỏ thường có màu vàng nhạt; Bên ngoài vỏ có 4 hàng gai to nhọn phân bố thưa chạy xoắn ốc vòng quanh vỏ, các gai phân tách rõ ràng, những mảng khoảng trống còn lại của vỏ thường mìn, tuỳ theo mức độ tảo cổng sinh sinh vỏ, vùng xung quanh miệng bên trong vỏ nhẵn – không có nốt sần [35].

- Loài Drupella rugosa (von Born, 1778):

Là loài phân bố rộng khắp Ấn Độ - Thái Bình Dương; Trong tự nhiên ít khi bị tảo bám, bên ngoài vỏ có mầu trắng, những gai sần có mầu nâu hoặc đen, bên trong vỏ vùng miệng thường có màu hồng; Vỏ nhọn có 5 hàng gai nhỏ và mịn phân cách đều chạy xoắn ốc vòng quanh vỏ, khe hậu môn ở miệng vỏ hẹp, bên trong vỏ vùng miềng thường có từ 6-8 nốt sần ở vành ngoài và 3 nốt sần ở mép trong miệng [35].

Một phần của tài liệu Hiện trạng các quần thể ốc ăn san hô (Druplla spp.) trên một số rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà (Trang 44)