Phân bố theo vị trí rạn

Một phần của tài liệu Hiện trạng các quần thể ốc ăn san hô (Druplla spp.) trên một số rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà (Trang 54 - 55)

Kết quả khảo sát về mật độ phân bố của Drupella tại ba rạn san hô thuộc khu vực kín (ít chịu ảnh hưởng của sóng, gió) là Ba Trái Đào, Vạn Bội, Tai Kéo và ba rạn san hô thuộc khu vực hở (chịu ảnh hưởng của sóng, gió nhiều hơn) là rạn san hô Tùng Ngón, Cọc Chèo, Áng Dù được thể hiện trong hình 3.8.

Hình 3.8. Mật độ Drupella phân bố trên MBR và SRtại khu vực kín và khu vực hở Kết quả cho thấy, mật độ Drupella phân bố trên sườn dốc rạn tại các điểm khảo sát giữa hai khu vực không có sự khác biệt. Mật độ ốc Drupella phân bố trên mặt bằng rạn thuộc khu vực hở cao hơn, tuy nhiên sự khác biệt này không rõ ràng. Theo những bàn luận ở phần trên, sự phong phú về nguồn thức ăn của ốc Drupella sẽ là yếu tố quyết định đến sự phân bố này.

Theo kết quả nghiên cứu của Cumming, R. L (1999) xác định mật độ và phân bố của Drupella không chỉ có mối quan hệ với với độ sâu rạn, mà còn có quan hệ với vị trí rạn san hô: những rạn san hô thường xuyên chịu ảnh hưởng của sóng gió sẽ có Drupell

phong phú hơn những rạn ít tiếp xúc với sóng gió [26]. Những rạn san hô ở vùng dễ bị tổn thương bởi các hiện tượng khí hậu cực đoan như bão. Các tập đoàn san hô sẽ có nguy cơ bị tổn thương nhiều hơn do gãy vụn, va đập bởi sóng gió to trong bão. Trong khi đó các quần thể Drupella có xu hướng khai thác triệt để điểm yếu này bằng cách tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trung với mật độ cao tạo các vị trí bị tổn thương của các Polyp san hô (sau bão), cùng với lợi thế do sự tập tụ nhiều các cá thể tại cùng một vị trí sẽ làm cho diện tích mô san hô bị ăn sẽ rộng ra nhanh chóng, tạo ra vùng cư ngụ an toàn cho Drupella và tránh tiếp xúc với các xúc tu của san hô [26].

Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu này cho thấy sự khác nhau về mật độ Drupella

giữa vùng rạn kín sóng gió và vùng hở là không rõ ràng. Có thể do mức độ ảnh hưởng của sóng, gió đến hai khu vực này chưa thực sự khác nhau nhiều. Một lý do khác là cấu trúc rạn san hô tại Cát Bà hiện nay chủ yếu là san hô dạng khối, nên những khối san hô sẽ ít bị tổn thương do sóng bão.

Một phần của tài liệu Hiện trạng các quần thể ốc ăn san hô (Druplla spp.) trên một số rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)