Các kiểu phân bố của quần thể

Một phần của tài liệu Hiện trạng các quần thể ốc ăn san hô (Druplla spp.) trên một số rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà (Trang 50 - 52)

M SD Ningaloo, Tây Úc Back reef,

3.4.1. Các kiểu phân bố của quần thể

Cấu trúc không gian của quần thể được hiểu là sự chiếm cứ không gian của các cá thể. Các cá thể phân bố trong không gian theo 3 cách: phân bố đều, phân bố ngẫu nhiên và phân bố theo nhóm (hay điển hình). Phân bố theo nhóm rất thường gặp trong thiên nhiên và các cá thể có khuynh hướng tụ tập lại với nhau thành nhóm hay thành những điểm tập trung. Ốc ăn san hô Drupella là nhóm động vật đáy ít di chuyển, hoạt động ăn san hô chỉ diễn ra vào ban đêm, ban ngày hầu như không di chuyển, chúng có xu hướng tập trung thành nhóm từ 3 đến hàng chục cá thể trên một khối san hô [26].

Kết quả khảo sát trên 330 ô định lượng tại 11 mặt cắt khảo sát trong vùng nghiên cứu, chỉ bắt gặp 3 nhóm Drupella tập trung với số lượng từ 6-9 cá thể /khối san hô, còn lại các cá thể ốc thu được đều phân bố đơn lẻ hoặc từ 2-3 cá thể gần nhau. Hình ảnh các cá thể Drupella phân bố đơn lẻ, tụ tập thành các nhóm nhỏ hoặc lớn trên rạn san hô tại Cát Bà được xác định như trong hình 3.5.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.5. Drupella spp. Phân bố đơn lẻ - theo nhóm trên rạn san hô khu vực Cát Bà Trong sinh thái học, dạng tụ họp được gọi là sự “hình thành thành vùng cư trú an toàn” hay sự xuất hiện “hiệu xuất nhóm”, điều này có liên quan đến sự khác nhau về điều kiện, môi trường cục bộ, và có ý nghĩa tăng sức chống đỡ với các tác động của môi trường, sử dụng có hiệu quả nguồn thức ăn [7]. Tại các địa điểm rạn nghiên cứu, ốc

Drupella có xu hướng tập trung tại những vị trí khối san hô đã bị tổn thương, xu hướng

này là do tại các vị trí san hô bị tổn thương chúng sẽ dễ dàng thực hiện hoạt động gặm mô san hô. Khi chúng tập trung nhiều các cá thể tại cùng một vị trí sẽ làm cho diện tích mô san hô bị ăn sẽ rộng ra nhanh chóng, tạo ra vùng cư ngụ an toàn cho Drupella để tránh tiếp xúc với các xúc tu của san hô, giảm những phản ứng tiết dịch độc từ những xúc tu của san hô.

Mối liên quan giữa mật độ phân bố của ốc Drupella với độ phủ của san hô sống trong nghiên cứu này cũng được xem xét như trong hình 3.6 dưới đây.

Drupella/m2 ㄰ ㈰ ㌰ 㐰 㔰 㘰 㜰 㠰 㤰 ㄰ 䓹Ba Trái Đào ¥ Đ p h c a SH S (% ) Đ º午匠 䑲⽭ 䭨 午匠ˇˆ

Hình 3.6. Tương quan giữa mật độ ốc Drupella với độ phủ của san hô sống trên đới mặt bằng rạn tại các địa điểm khảo sát

Qua biểu đồ hình 3.6 cùng với kết quả khảo sát độ phủ bằng phương pháp reefcheck tại các điểm nghiên cứu cho biết độ phủ san hô sống trên mặt bằng rạn tại Tùng Ngón 40%, Cọc Chèo 44%, Áng Dù 30%, Ba Trái Đào 40%, Vạn Bội 8% và Tai Kéo là 2%, đã cho thấy độ phủ của san hô sống có liên quan đến mật độ phân bố của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Drupella. Tại những điểm có độ phủ của san hô sống cao thì mật độ Drupella cũng cao

đồng thời số lượng khối san hô sống bị ốc chiếm đóng cũng nhiều hơn. Do hầu hết các rạn san hô ở Cát Bà thuộc kiểu rạn viền ven bờ không điển hình (phần lớn là da báo) với nhiều tập đoàn san hô sống riêng lẻ. Kết quả này chính là lý do giải thích về kiểu phân bố đơn lẻ của các cá thể Drupella tại khu vực nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao.

Mức tụ họp cũng như mật độ lớn mà trong đó sự tăng trưởng và sự sống sót của các cá thể đạt được tối ưu lại thay đổi theo những điều kiện khác nhau, mức tụ tập như một chỉ số sinh học quan trọng báo động về số lượng quần thể cần phải tăng hay giảm, đồng thời thể hiện xu hướng biến động của các yếu tố môi trường xung quanh (nguồn thức ăn, địch hại, môi trường vật lý) đang có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến sự cân bằng kích thước của quần thể [7]. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy sự khác biệt với những báo cáo về sự gia tăng mật độ trong quần thể Drupella liên quan đến suy giảm diện tích các rạn san hô tại Ningaloo Tây Úc, Biển Đỏ, Vịnh Aqaba, Nhật Bản và Hồng Kong đều ghi nhận thường bắt gặp ốc Drupella tụ tập với số lượng lớn có thể lên đến hàng trăm cá thể trên một khối san hô [16], [24], [25], [27] ,[30], [34], [43], [65].

Như vậy, sự phân bố của của Drupella có liên quan đến sự phong phú và độ phủ của san hô sống. Tại những vùng rạn có độ phủ của san hô sống thấp, các cá thể

Drupella trưởng thành có xu hướng di chuyển từ tập đoàn san hô này sang tập đoàn san

khác để tìm kiếm con mồi mới [57]. Thực tế khi quan trắc Drupella tại Cát Bà thường bắt gặp Drupella đơn lẻ, không kết tụ thành tập đoàn lớn và trên nền đáy không phải khối san hô sống nhiều hơn những khu vực khác đã công bố. Như vậy, cùng với chỉ tiêu về mật độ Drupella, cấu trúc các nhóm kích thước của các quần thể Drupella, đặc trưng về tính tụ tập của Drupella cũng là chỉ tiêu sinh học quan trọng để đánh giá sức khoẻ rạn san hô.

Một phần của tài liệu Hiện trạng các quần thể ốc ăn san hô (Druplla spp.) trên một số rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà (Trang 50 - 52)