Phân bố trên các hợp phần nền đáy

Một phần của tài liệu Hiện trạng các quần thể ốc ăn san hô (Druplla spp.) trên một số rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà (Trang 55 - 56)

Các kết quả nghiên cứu về đặc điểm phân bố của Drupella trên các hợp phần đáy (San hô sống – SHS, San hô chết – SHC, Đá cát bùn – ĐCB và hợp phần khác) trong hình 3.9. Kết quả khảo sát cho biết có 71,8% D.margariticola, 65,4% D.rugosa và 47,1% D. cornus phân bố trên khối san hô sống và một tỷ lệ nhỏ bám trên các khối san hô chết hoặc đá, sỏi và hợp phần đáy khác, riếng D. cornus trên san hô chết với tỷ lệ cao nhất lên đến trên 52,9%. Toàn bộ các cá thể Drupella spp. chưa trưởng thành được thu trên các khối san hô sống, trong khi đó các cá thể trưởng thành còn phân bố trên các kiểu hợp phần đáy khác. Hầu như các cá thể chưa trưởng thành được tìm thấy tại những vị trí rất khó tìm, chúng thường trong những khe rãnh nhỏ của khối san hô hoặc ở mặt dưới của các phiến san hô. Trong khi đó cá thể trưởng thành được tìm thấy trên tất cả các vị trí của khối san hô, thậm chí cả trên các khe đá. Như vậy có thể do nhu cầu tự vệ trước kể thù hoặc sóng gió của cá thể chưa trưởng thành cao hơn [48].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hình 3.9. Tỷ lệ % ốc Drupella phân bố trên các kiểu hợp phần đáy

Kết quả của nghiên cứu này cũng phù hợp với những kết luận của các nghiên cứu khác cho rằng, môi trường sử dụng ưa thích của cá thể Drupella trưởng thành và con non đều là các khối san hô sống. Tuy nhiên, ta vẫn có thể tìm thấy cá thể trưởng thành bám trên đá, sỏi hay các mảnh san hô chết, trong khi con non chỉ có thể tìm thấy trên các khối san hô sống [16],[26],[53]. Tuy nhiên, có một điểm cần bàn luận từ kết quả của nghiên cứu này, theo kết quả thể hiện trong hình 3.9 thấy rằng có một tỷ lệ không nhỏ

Drupella không phân bố trên các khối san hô sống khi so sánh với báo cáo tại các khu vực khác trên thế giới. Theo nghiên cứu của Taylor, J. D. & D. G. Reid (1984) [53] và Al-Moghrabi (1997) [16] thì vẫn có thể tìm thấy cá thể trưởng thành Drupella bám trên đá, sỏi hay các mảnh san hô chết và trên các kiểu hợp phần đáy khác. Sự phân bố của của Drupella có liên quan đến sự phong phú và độ phủ của san hô sống. Tại những vùng rạn có độ phủ của san hô sống thấp, Drupella trưởng thành có xu hướng di chuyển từ khối san hô này sang khối san khác để tìm kiếm con mồi mới, điều đó giải thích khi quan trắc Drupella tại Cát Bà bắt gặp Drupella trên chất đáy không phải khối san hô sống nhiều hơn những khu vực khác đã công bố.

Một phần của tài liệu Hiện trạng các quần thể ốc ăn san hô (Druplla spp.) trên một số rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà (Trang 55 - 56)