Đánh giá khả năng phát triển bùng phát của ốc Drupella trong tương la

Một phần của tài liệu Hiện trạng các quần thể ốc ăn san hô (Druplla spp.) trên một số rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà (Trang 65)

3.6.2.1. Thử mô phỏng sự phát tán của ấu trùng ốc ăn san hô bằng mô hình thủy động lực

Kết quả mô phỏng quá trình phát tán ấu trùng ốc Drupella được thể hiện trong hình 3.14, hình 3.15 và hình 3.16.

Ngày thứ 2 Ngày thứ 29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngày thứ 2 Ngày thứ 29

Hình 3.15. Xu hướng lan truyền ấu trùng ốc Drupella tầng giữa sau 29 ngày

Ngày thứ 2 Ngày thứ 29

Hình 3.16. Xu hướng lan truyền ấu trùng ốc Drupella tầng đáy sau 29 ngày (Kết quả chạy mô hình của Vũ Duy Vĩnh và Nguyễn Đức Thế)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua các kết quả thể hiện trong hình 3.13, hình 3.14, hình 3.15 trên thấy rằng do dòng chảy vùng Cát Bà – Hạ Long chủ yếu bị ảnh hưởng bởi dòng triều nên ấu trùng có xu hướng phát tán từ các rạn nguồn là Ba Trái Đào – Cát Bà sang các rạn nhận ở khu vực vịnh Hạ Long tại cả tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy với tỷ lệ khác nhau.

3.6.2.2. Đánh giá ban đầu về khả năng bùng phát Drupella trong tương lai

Từ mô hình phát tán ấu trùng Drupella với nguồn phát tán là rạn san hô Ba Trái Đào thì khu vực đích ấu trùng đến sẽ là khu vực Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, theo báo cáo của Nguyễn Huy Yết (2010) [15] thì hầu như những vị trí rạn san hô tại vịnh Hạ Long mà ấu trùng Drupella có khả năng xâm nhập đã bị suy thoái hoàn toàn hoặc còn với độ phủ rất thấp. Trong khi, những rạn san hô quanh khu vực Cát Bà như khu vực Long Châu lại còn rất tốt. Các số liệu ghi nhận được trong các chuyến khảo sát tại Long Châu 2011, Bạch Long Vỹ tháng 6/2012 cho thấy mật độ Drupella rất thấp và hầu như không thấy khối san hô bị Drupella ăn với diện tích lớn. Như vậy, khả năng ảnh hưởng của Drupella đến một số rạn san hô lân cận khu vực Cát Bà cần được xem xét.

Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng, sự bùng nổ mật độ

Drupella xảy ra do Drupella còn sống sót sau giai đoạn trôi nổi với tỷ lệ cao [37],[54]. Gia tăng về số lượng ấu trùng sống sót được cho là có sự liên quan đến sự gia tăng các chất dinh dưỡng trong vùng biển nông, hoặc do đánh bắt quá mức các loài cá thiên địch của Drupella. Ở những khu vực đó, ấu trùng trôi nổi của Drupella có cơ hội sống sót đến giai đoạn trưởng thành cao hơn các khu vực khác [33], [34],[37],[38],[39], [55].

Hầu hết các cá thể Drupella trên một rạn san hô là các hỗn hợp các quần thể (meta-population) có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau. Đây là minh chứng về các quần thể Drupella bùng phát thành công là từ một vài nguồn khác nhau, nơi có một số yếu tố có tương tác để tạo ra điều kiện cho sự sinh sản đột biến và tỷ lệ lớn ấu trùng sống sót đến khi trưởng thành [33]. Ấu trùng Drupella khi đã chuyển sang sống đáy thì chúng sẽ có rất ít thiên địch tự nhiên [33], [55], khi Drupella trưởng thành chúng hầu như không có thiên địch [39], [53]. Như vậy, khi ấu trùng Drupella đã xâm nhập thành công thì việc gia tăng mật độ Drupella spp. trên một rạn san hô mới với nguồn thức ăn phong phú sẽ diễn ra một cách nhanh chóng.

Để có sự phát triển bùng phát thì yêu cầu cần có điều kiện môi trường phù hợp cùng nguồn thức ăn phong phú cho tất cả các cá thể Drupella trưởng thành có thể sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sản đồng loạt [55]. Với mật độ Drupella hiện nay trên các rạn san hô tại Cát Bà còn tương đối lớn, sức sinh sản có thể đạt hàng chục triệu trứng vào mùa sinh sản. Mặt khác, ấu trùng Drupella có thời gian trôi nổi dài đến 30 ngày [33], [55] và trong hiện tại trên các rạn san hô khu vực Cát Bà hầu như không còn tìm thấy thiên địch của ốc ăn san hô là loài cá hồng trùng (Lutjanus lutjanus), cá bò (Balistapus undulates, Monacanthus chinensis) thì khả năng phát triển bùng phát của ốc Drupella trong tương lai gần ở các rạn cục bộ là hoàn toàn có thể xảy ra [5], [6], [44].

Các nghiên cứu được thực hiện ở Úc cho thấy, sự gia tăng bất thường mật độ D. Cornus đã lan truyền dọc theo 100 km rạn san hô tại công viên biển Ningaloo - Úc, hậu quả đã làm san hô bị tiêu diệt gần 100% vào những năm 1985 đến đầu những năm 1990 [27], đây có thể là bằng chứng cho sự phát tán ốc Drupella từ các rạn sạn hô nguồn đến các rạn san hô khác trên diện rộng. Như vậy, trong điều kiện biến đổi khí hậu đang diễn ra phức tạp với tần suất những hiện tượng khí hậu cực đoan xuất hiện với mật độ ngày càng tăng, những tai biến thiên nhiên bất thường như lũ lụt có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho ấu trùng Drupella sống sót cùng với sự thay đổi dòng chảy, hoặc sự vận chuyển của các phương tiện giao thông biển sẽ là điều kiện cho ấu trùng Drupella có khả năng xâm nhập những vùng rạn xung quanh khu vực Cát Bà.

Từ những luận chứng trên cho thấy, những rạn san hô khu vực Long Châu, Bạch Long Vỹ, thậm chí cả Cô Tô rất có thể sẽ bị Drupella tấn công trong tương lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

- Các rạn san hô ở Cát Bà hiện nay chỉ là một dải nhỏ và hẹp, độ sâu khoảng 0m đến 4m so với 0mHĐ; những loài san hô khối ưu thế trên rạn thuộc về các giống

Galaxea, GonioporaPavona,.

- Đã xác định được 3 loài ốc ăn san hô thuộc giống Drupella phân bố trên các rạn san hô trong khu vực nghiên cứu: Drupella cornus, D. rugosa, D. margariticola, trong đó loài D. margariticola. chiếm ưu thế.

- Kiểu phân bố của của ốc Drupella có liên quan đến sự phong phú và độ phủ của san hô sống, tại những điểm có độ phủ san hô thấp sẽ bắt gặp nhiều ốc Drupella phân bố đơn lẻ, những điểm có độ phủ của san hô sống cao, mật độ ốc Drupella cũng cao đồng thời số lượng khối san hô sống bị ốc chiếm đóng cũng nhiều hơn.

- Mật độ ốc Drupella phân bố trên đới mặt bằng rạn cao hơn tại đới sườn dốc rạn. - Ốc Drupella chủ yếu bám trên các khối san hô sống, toàn bộ khối san hô sống bị ốc Dupella chiếm đóng đều là san hô dạng khối, thuộc giống GalaxeaGoniopora.

- Mối quan hệ giữa con mồi – vật dữ được thể hiện qua tính thích nghi, khả năng tự điều chỉnh số lượng các quần thể ốc (Drupella), cá hồng trùng (Lutjanus lutjanus) và sự phong phú – độ phủ của san hô khu vực Cát Bà trong mối tương tác giữa các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các yếu tố sinh thái và trong bản thân nội tại của các quần thể.

- Bước đầu đã mô phỏng được quá trình phát tán của ấu trùng ốc Drupella và bước đầu đánh giá được khả năng các rạn san hô khu vực Cát Bà là các rạn nguồn phát tán ấu trùng Drupella ra các rạn san hô lân cận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Hiện trạng các quần thể ốc ăn san hô (Druplla spp.) trên một số rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà (Trang 65)