7. Cấu trúc của luận văn
1.4.2. Kết luận về sự tất yếu của liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh
các tỉnh VKTTĐPN
Ðể tránh phát triển tự phát, cần nâng cao chất lượng quy hoạch, hạn chế sự chồng chéo giữa các loại quy hoạch và tăng cường công tác quản lý, thực hiện quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị. Ðể làm được điều đó, phải xây dựng được không gian kinh tế thống nhất nhằm phát huy lợi thế so sánh trên toàn địa bàn, tạo sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau có hiệu quả và phát huy lợi thế của từng địa phương. Xây dựng cơ chế để tăng cường liên kết vùng và quản lý vùng, phát huy lợi thế so sánh của từng tỉnh trong thế liên kết chung của vùng, tăng hiệu quả sử dụng đất, sử dụng tài nguyên và các nguồn lực khác.
TP Hồ Chí Minh là đầu mối trong các hoạt động của các trung tâm xúc tiến thương mại của địa phương, các ngành sẽ là cơ sở tạo ra sự liên kết tốt trong vùng. Cụ thể như cung cấp thông tin, hỗ trợ đào tạo nhân lực quản lý doanh nghiệp, hỗ trợ xây dựng và quản lý thương hiệu. TP Hồ Chí Minh liên kết với các tỉnh thực hiện kế hoạch di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư ra các khu, cụm, điểm công nghiệp trong vùng và cận vùng. Thông qua liên kết để phát triển các cụm công nghiệp giữa TP Hồ Chí Minh với Ðồng Nai - Bình Dương; Ðồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh - Long An, TP Hồ Chí Minh - Tây Ninh.
Qua những điều đã nói ở trên cho thấy việc liên kết kinh tế giữa TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh VKTTĐPN là cần thiết và tất yếu, phù hợp với yêu cầu phát triển chung của vùng và của cả nước. Tác động, tạo đà thúc đẩy cả nước phát triển trên những nấc thang mới của Vùng KTTĐ phía Nam. Một điểm nhấn nữa trong vai trò của Vùng KTTĐ phía Nam đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của cả nước bắt nguồn từ vị trí đặc biệt quan trọng là cửa ngõ phát triển, liên kết kinh tế giữa miền Đông Nam bộ, miền Tây Nam bộ và Tây nguyên, và lợi thế trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giao thông vận tải, hàng không, cảng biển; giao lưu hợp tác quốc tế; nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nguồn nhân lực về tài chính lớn tập trung và có thể khai thác để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của cả vùng; và nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú
Chương 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
GIAI ĐOẠN 2006 – 2012