7. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Những chương trình liên kết phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Trong những năm qua, việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị phụ trợ trên quy mô toàn Vùng được thực hiện dựa trên sự liên kết giữa các địa phương trong vùng. Cụ thể như sau:
2.2.3.1. Phát triển mạng lưới giao thông
Trên địa bàn TP.HCM, những trục giao thông đường bộ chính mang tính liên vùng từ TP.HCM đi các tỉnh miền Đông, miền Tây đặc biệt là 7 tỉnh trong Vùng KTTĐ PN ngày càng được đầu tư nâng cấp, mở rộng như: đường Xa lộ Hà Nội, đường Xuyên Á
(Quốc lộ 22), Quốc lộ 1, Quốc lộ 50, Quốc lộ N1, Quốc lộ N2, Đại lộ Nguyễn Văn Linh… Ngoài ra, giữa TP.HCM và các tỉnh trong Vùng KTTĐ PN cũng đã có sự phối hợp để triển khai các chương trình liên kết phát triển giao thông như sau
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối với chùm đô thị vệ tinh: Theo quy hoạch phát triển giao thông, TP.HCM sẽ kết nối với các đô thị vệ tinh bằng đường vành đai số 4 dài 152km, có từ sáu đến tám làn xe, theo hướng phía đông Trảng Bom (Đồng Nai), phía bắc Thủ Dầu Một (Bình Dương), Củ Chi (TP.HCM), Đức Hoà (Long An) nối với đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương (tại Bến Lức, Long An) - quốc lộ 50 - cụm cảng Hiệp Phước.Ngoài ra, sẽ xây mới 14 cầu vượt sông Sài Gòn, năm cầu vượt sông Đồng Nai; xây ba cầu trên các sông Nhà Bè, Lòng Tàu và Thị Vải; xây các tuyến đường sắt quốc gia TP.HCM - Lộc Ninh - Campuchia, Biên Hoà - Vũng Tàu...
- Liên kết các tuyến đường bộ cao tốc, các quốc lộ hướng tâm đã và đang triển khai xây dựng để phát huy hiệu quả các tuyến đường này, góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông khu vực nội bộ, tạo điều kiện phát triển dịch vụ vận tải liên vùng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực.
Các chương trình cụ thể riêng từng tỉnh:
* TP. HCM - D
Hai địa phương cũng đã phối hợp đầu tư một số dự án giao thông gồm: Dự án cầu Phú Long với tổng vốn đầu tư là 270 tỷ đồng; Dự án cầu Phú Cường với tổng vốn đầu tư là 114 tỷ đồng; Đường Vành đai 3, 4, 5.; Dự án đường Định Hòa - Tân Vạn; Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 và đường DT 741.
* TP. HCM - Tây Ninh
Hai địa phương cùng phối hợp để nâng cấp các tuyến đường gồm: Tỉnh lộ 2, Tỉnh lộ 6.; Đường sông Lô (nối từ Tỉnh lộ 787A đến Tỉnh lộ 789); Đường Lộc Phước - Sông Lô; Các đường vòng quanh khu di tích thuộc dự án Trung tâm tái hiện di tích lịch sử cách mạng.
* TP. HCM - Bình Phước
Trong lĩnh vực phát triển hạ tầng các khu công nghiệp: đó là sự liên kết hợp tác giữa công ty Cao Su Sông Bé với 3 công ty thuộc tập đoàn Tân Tạo của TP.HCM
thành lập Công ty cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn - Bình Phước để đầu tư hạ tầng giao thông cho khu công nghiệp Sài Gòn - Bình Phước với tổng diện tích là 450 ha, trong đó diện tích khu dân cư là 100 ha.
*. TP. HCM - Long An
Đã và đang triển khai các dự án cầu, đường kết nối giữa 2 địa phương với tổng số vốn ước tính khoảng 812 tỷ đồng bao gồm: Tỉnh lộ 8: từ ngã tư Tân Quy đến rạch Thầy Cai dài 15,6km, mở rộng mặt đường từ 6 m lên 13 m, kết cấu bê tông nhựa nóng; Tỉnh lộ 9: từ cầu Ông Lớn đến ranh giới tỉnh Long An dài 1,014km; mở rộng mặt đường từ 9 m lên 40 m; Tỉnh lộ 10: dài 13 km; Tuyến Hương lộ 34, 35: từ đường Trần Xuân Soạn (huyện Nhà Bè) đến ranh giới tỉnh Long An dài khoảng 10,42 km; Hương lộ 39, cầu Rạch Dơi: từ đường từ khu công nghiệp Hiệp Phước đến ranh giới tỉnh Long An dài 5,16 km để cùng phối hợp khai thác cảng biển Hiệp Phước.
- Phối hợp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư đường cao tốc kết nối từ sân bay Tân Sơn Nhất với thành phố Tân An; Đường vành đai 3, 4.
* TP. HCM - Ti n Giang
- Công ty TNHH Vạn Bình An (TP.HCM) đầu tư theo hình thức BOT xây dựng hai bến phà Xuân Đông (huyện Chợ Gạo) với vốn đầu tư trên 1.400 triệu đồng và bến phà Tân Long (thành phố Mỹ Tho) với vốn đầu tư 890 triệu đồng.
H ình 2.4 . H ệ th ốn g đư ờng vành đai Tp. H ồ Ch í Minh (Ng u ồn : Ủ y b an n h ân d ân t ỉn h đồ n g Nai – D ự án đ ườ ng v àn h đai 3)
2.2.3.2. Phát triển hệ thống cấp nước, thoát nước
Đối với hệ thống cấp, thoát nước, tập trung đầu tư nâng cấp và xây dựng hệ thống này đồng thời với việc xây dựng và cải tạo hồ thuỷ lợi nhằm đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho vùng đô thị, giải quyết vấn đề ngập lụt đô thị và phục vụ sản xuất nông - công nghiệp.
Trong thời gian qua giữa TP.HCM và một số tỉnh trong Vùng KTTĐ PN cũng đã có sự phối hợp trong lĩnh vực cấp nước, thoát nước như sau:
* TP. HCM - Đồng Nai
Từ cuối năm 2004, Công ty cấp nước TP.HCM đã chuyển giao hệ thống cấp nước khu công nghiệp Biên Hòa 1 và địa bàn dân cư lân cận về cho Công ty Xây dựng và cấp nước Đồng Nai quản lý và khai thác với sản lượng nước bình quân là 17.000 - 18.000 m3/ngày.
* TP. HCM - D
Hai tỉnh đã phối hợp trong việc triển khai thực hiện dự án kênh thoát nước Ba Bò và dự án kênh thoát nước Suối Nhum để hạn chế tối đa sự gây ô nhiễm môi trường do nước thải từ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Ngoài ra, giữa TP.HCM và tỉnh Bình Dương đã hợp tác triển khai một số dự án khác như xây dựng hành lang bảo vệ tuyến cấp nước thô, xây dựng nhà máy xử lý nước thải.
* TP. HCM - Tây Ninh
Hai địa phương đã phối hợp để duy tu, bảo vệ công trình thủy lợi Hồ Dầu Tiếng, phối hợp tốt trong việc khai thác có hiệu quả hệ thống nước Kênh Đông cho sản xuất. Tỉnh Tây Ninh đã có nhiều biện pháp phòng chống ô nhiễm nguồn nước sông Sài Gòn để phục vụ nước sinh hoạt cho thành phố. TP.HCM đã hỗ trợ tỉnh Tây Ninh trong công tác kiên cố hóa kênh mương tại Kênh Đông từ K34 dài 644 m, kênh N23 từ K4+400 dài 300m và đầu tư dự án cống trên kênh Thầy Cai (xã An Hòa, huyện Trảng Bàng). Ngoài ra, 2 bên đã phối hợp tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm về quản lý công trình, khai thác thủy lợi phí, mô hình dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn.
Tiếp đó, Công ty Quản lý khai thác-Dịch vụ thuỷ lợi đã đăng ký kế hoạch dùng nước hàng năm, nhu cầu dùng nước đến năm 2010 với Hồ Dầu Tiếng để đảm bảo nguồn nước phục vụ cho thành phố Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực: Chủ động phục vụ
sản xuất theo chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố giai đoạn 2006-2010; Cấp nước phục vụ sinh hoạt, công nghiệp cho thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn sau 2008 đến năm 2020); Tạo nguồn nước cho công trình Hóc Môn - Bắc Bình Chánh phục vụ tưới tiêu, cải tạo môi trường, phòng chống cháy mùa khô, giảm thiểu ô nhiễm trên các kênh rạch vùng hạ du.
- Phối hợp Công ty Khai thác thuỷ lợi Dầu Tiếng và Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Tây Ninh xây dựng kế hoạch vận hành công trìnhphù hợp, đáp ứng nhu cầu dùng nước phục vụ sản xuất và hài hoà lợi ích cùa 2 địa phương.
- Phối hợp Công ty Khai thác thuỷ lợi Dầu Tiếng xây dựng kế hoạch vận hành, xả lũ công trình hợp lý, đảm bảo nhiệm vụ tích nước cho hồ, phòng tránh lũ, triều cường, đẩy mặn vùng hạ du sông Sài Gòn và Hóc Môn - Bắc Bình Chánh.
* TP. HCM - Long An
Đã và đang phối hợp đầu tư hệ thống cấp nước cho các khu công nghiệp, dân cư, trong đó tập trung vào hệ thống cấp nước các khu công nghiệp Đức Hòa 1, 2, 3, Tân Kim, Long Hậu, Cảng Long An. Các công trình được đầu tư theo thứ tự ưu tiên từ nay đến năm 2010, như sau: Tuyến ống qua Quốc lộ 1A: nối từ huyện Bình Chánh qua đến cầu Bến Lức, ống D600, dài 11 km; Tuyến ống qua Tỉnh lộ 10: nối từ Tỉnh lộ 10 qua khu công nghiệp Đức Hòa 1, ống D500, dài 5 km; Tuyến ống đường Phan Văn Hớn: nối từ đường Phan Văn Hớn qua khu công nghiệp Xuyên Á, ống D400, dài 6 km; Đường từ khu công nghiệp Hiệp Phước đến ranh giới tỉnh Long An để cùng phối hợp khai thác cảng biển Hiệp Phước; Tuyến ống qua Quốc lộ 50: nối từ cầu Ông Thìn qua Quốc lộ 50, ống D600, dài 5 km.
Ngoài ra, hai địa phương đã phối hợp nghiên cứu quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi Nhật Tảo - Tân Trụ, tiếp nhận các công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư.
2.2.3.3. Phát triển các khu công nghiệp
* TP.HCM - Đồng Nai
- Tiến hành triển khai dự án thành lập khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong nội thành TP.HCM. UBND tỉnh Đồng Nai đã chấp thuận vị trí quy hoạch khu công nghiệp tại xa lộ 25 huyện Thống
Nhất (Đồng Nai). Ban Quản lý khu công nghiệp - khu chế xuất TP.HCM chọn Công ty dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (SAVICO) làm đối tác xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, Công ty SAVICO đã tiến hành các thủ tục cần thiết để lập dự án tiền khả thi về việc thành lập khu công nghiệp.
- Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai và Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị liên kết, phát triển VLXD theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Nai. Trong đó các nội dung tập trung liên kết phát triển ngành sản xuất VLXD trong các khu, cụm công nghiệp như:
+ Thông tin về các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang thu hút các doanh nghiệp sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; điều kiện tham gia đầu tư, sản xuất VLXD; các chính sách thu hút đầu tư sản xuất VLXD trong các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh Đồng Nai.
+ Tổ chức tham quan thực tế tại mỏ khoáng sản làm VLXD cho phép khai thác; hoặc khu công nghiệp, cụm công nghiệp có thu hút ngành VLXD; hoặc nhà máy sản xuất VLXD điển hình của tỉnh.
* TP.HCM - Tây Ninh
Tính đến tháng 12/2006, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã có 2 doanh nghiệp đến từ TP.HCM đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụ thể như sau:
- Công ty sản xuất - kinh doanh xuất nhập khẩu Tân Bình (Tanimex) đã liên doanh với Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp Tây Ninh (Indeco) thành lập Công ty TNHH xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Trảng Bàng cùng phối hợp đầu tư khu công nghiệp Trảng Bàng với quy mô 98 ha, tổng vốn đầu tư 156 tỷ đồng. Đã hoàn tất việc đền bù, hạ tầng đã hoàn chỉnh. Hiện đã có 30 dự án đầu tư với vốn đăng ký là 46,72 triệu USD và 517,3 tỷ đồng và Công ty Tanimex đã chuyển nhượng lại cho phía Tây Ninh quản lý đầu tư và kinh doanh.
- Công ty khai thác và kinh doanh khu chế xuất Sài Gòn - Linh Trung đang triển khai đầu tư dự án khu chế xuất và khu công nghiệp Linh Trung 3 tại khu công nghiệp Trảng Bàng với diện tích 203 ha và vốn đầu tư 29 triệu USD. Đến nay, đã thực hiện được khoảng 80% khối lượng công trình, hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu (điện, cấp thoát nước, giao thông, văn phòng điều hành, nhà máy xử lý nước thải tập trung…).
Đã có 52 dự án trong nước và nước ngoài đăng ký thuê đất với tổng vốn đầu tư đạt 68,1 triệu USD và 38,7 tỷ đồng.
* TP.HCM - Bình Phư c
- Công ty cao su Sông Bé (Bình Phước) liên kết hợp tác với 3 công ty thuộc tập đoàn Tân Tạo (TP.HCM) thành lập Công ty cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn - Bình Phước để đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Sài Gòn - Bình Phước trên diện tích 450 ha và khu dân cư liền kề diện tích 100 ha (nguồn gốc đầu tư đất trồng cây cao su của Công ty cao su Sông Bé).
- Ban Quản lý khu công nghiệp Bình Phước đã phối hợp với các công ty đầu tư hạ tầng chuẩn bị diện tích 300 ha tại 3 khu công nghiệp Chơn Thành 1, Minh Hưng - Hàn Quốc và Tân Thành.
*. TP.HCM - Long An
Tính đến tháng 12/2006, trên địa bàn tỉnh Long An đã có 27 doanh nghiệp đến từ TP.HCM đầu tư cơ sở hạ tầng 11 khu công nghiệp với diện tích 5.377 ha, vốn đầu tư khoảng 16.663 tỷ đồng, trong đó vốn bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 4.300 tỷ đồng. Điển hình một số dự án lớn như:
- Dự án đầu tư khu công nghiệp - dân cư - dịch vụ Tân Đức với tổng diện tích 570 ha tại huyện Đức Hòa do Công ty cổ phần đầu tư Tân Đức làm chủ đầu tư. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập, chủ đầu tư đang tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng triển khai dự án (giai đoạn 2).
- Dự án đầu tư khu công nghiệp Vĩnh Lộc 2 do Công ty Xuất nhập khẩu và đầu tư Chợ Lớn làm chủ đầu tư với diện tích 226 ha tại huyện Bến Lức. Hiện đã tiến hành lập quy hoạch chi tiết 1/2000; chủ đầu tư đang kê biên đất đai và tiến hành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.
- Dự án đầu tư nhà máy nước ngầm Long Hậu (kể cả đường giao thông từ nhà máy đến khu công nghiệp Hiệp Phước), chủ đầu tư là Công ty phát triển công nghiệp Tân Thuận đã được UBND TP.HCM phê duyệt dự án với tổng vốn đầu tư 22.577 tỷ đồng. Hiện đã được thành phố phê duyệt thiết kế dự toán và chính sách đền bù giải tỏa. Dự án đã đi vào hoạt động vào tháng 10/2006.
tây vào thành phố HCM, và cũng là nút giao thông quan trong trong bản đồ liên kết vùng trong tam giác kinh tế hiện nay HCM – Long An – Đồng Nai. Chính vì những ưu thế đó mà theo thống kê hiện nay, Long An và Bình Chánh (TP.HCM) có gần 5.000 héc ta diện tích đất dành cho KCN như: Tân Tạo, Lê Minh Xuân, Tân Đức, Tân Đô, Đức Hòa 1, Đức Hòa 2, Đức Hòa 3, … Khu Công Nghiệp Đức Hòa 3 đã được tỉnh Long An phê duyệt đầu tư , với Diện tích: 2.300 ha tọa lạc tại xã Đức Lập Hạ và xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Giáp ranh và cách trung tâm TP.HCM 25 km. Giao thông bộ nối liền và cách Quốc lộ 22 (tuyến đường Xuyên Á) 6 km. Nằm giữa 3 cụm dân cư lớn Thị trấn Đức Hòa, Thị trấn Hậu Nghĩa (Long An) và Thị trấn Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh). Cùng với các dự án Khu dân cư trong khu vực đang gấp rút xây dựng như Resco, Ánh Hồng… cũng như quy hoặch khu đô thị Tây Bắc Củ Chi, Làng Đại Học Quốc Tế, KCN Đức Hòa 3 đã thư hút được nhiều chủ đầu tư , cũng như các đối tác khách hàng chọn nơi đây làm nơi đặt nhà máy sản suất.
* TP.HCM - Ti n Giang
- Hai Ban Quản lý các khu công nghiệp TP.HCM và tỉnh Tiền Giang đã tiến hành trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau về xây dựng nhà máy xử lý nước thải trong khu công nghiệp (phương án xử lý, kinh phí, thiết bị…) và đi khảo sát thực tế tại các khu công nghiệp TP.HCM. Ngoài ra, hai Ban Quản lý còn phối hợp, hợp tác về công tác