Cơ sở lý luận hình thành Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Một phần của tài liệu liên kết kinh tế giữa thành phố hồ chí minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2006 2012 (Trang 25)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Cơ sở lý luận hình thành Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

1.3.1. Lý thuyết hình thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 1.3.1.1. Quan điểm về phát triển vùng

Vùng được hiểu là một bộ phận cấu thành của quốc gia và có những đặc điểm riêng; hoạt động như một hệ thống; có mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần cấu thành của nó và có mối quan hệ chọn lọc với các vùng khác (bộ phận khác) của quốc gia.

Vùng có những đặc điểm sau: Là một bộ phận cấu thành của một quốc gia; Là một hệ thống với nhiều phần tử tạo nên hệ thống; Có không gian đủ lớn; Có tính đồng nhất tương đối về các điều kiện tự nhiên, khí hậu, kinh tế - xã hội; Trong quá trình vận động và phát triển, sẽ tạo ra sự chênh lệch giữa các bộ phận cấu thành trong vùng và giữa các vùng với nhau. Do đó, có thể phân chia hay mở rộng thành những vùng mới có điều kiện thích hợp hơn.

Từ những quan niệm về vùng cho thấy việc phân vùng mang tính lịch sử, phù hợp với mỗi giai đoạn và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Khi sự phát triển còn ở trình độ thấp, gắn liền với nó là kinh tế nông nghiệp, việc phân vùng dựa vào điều kiện sinh thái nông nghiệp. Khi xã hội phát triển ở một trình độ cao hơn, nền kinh tế có sự tập trung hóa cao hơn sẽ hình thành những vùng chuyên môn hóa cao hơn, hình thành những vùng công nghiệp phát triển

với nhiều đô thị hiện đại và dịch vụ cao cấp. Sự khác biệt về mức sống dân cư và phát triển xã hội giữa các vùng có trình độ phát triển khác nhau cũng rõ rệt hơn.

Do vậy, để quản lý và thúc đẩy phát triển đất nước, cần phải có những cơ chế thích hợp, những chính sách ưu tiên đầu tư cụ thể cho mỗi địa phương, mỗi vùng trên cơ sở khai thác hợp lý các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội nhằm tạo ra sự phát triển ổn định và bền vững hơn.

1.3.1.2. Tổng quan các lý thuyết phát triển kinh tế - xã hội vùng * Lý thuyết hệ thống

Dựa trên nguyên lý bản chất của hệ thống là mọi phần tử cấu thành hệ thống phải hoạt động đồng bộ, kết gắn với nhau, nhằm đạt được mục tiêu chung của hệ thống. Đối với một quốc gia, mọi hoạt động của các vùng phải đạt được mục tiêu quốc gia. Đối với một vùng, mọi hoạt động của mỗi địa phương trong vùng phải đạt được mục tiêu của cả vùng trong mỗi thời kỳ hay từng giai đoạn phát triển.

Vận dụng lý thuyết này cần phải nghiên cứu trạng thái của các phần tử trong tổng thể về khả năng chứa của các phần tử trong hệ thống và khả năng thông qua của hệ thống theo các thời kỳ.

Nếu hệ thống không còn khả năng chứa về dân số, kết cấu hạ tầng, kinh tế… sẽ dẫn đến hiện tượng ứ đọng và kết quả là hệ thống bị trì trệ, kém phát triển. Vì vậy, muốn phần tử tiếp tục phát triển, cần mở rộng khả năng chứa của nó, trên cơ sở “mở rộng” các yếu tố và điều kiện phát triển như tài nguyên, vốn, lao động, cơ chế, thể chế trong phạm vi cho phép.

Khả năng thông qua của hệ thống dựa trên mối quan hệ giữa phần tử đó với phần tử khác trong và ngoài hệ thống. Điều này cần nghiên cứu về sự kết nối của nó với xung quanh, thông qua hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, như giao thông, vận tải, thông tin liên lạc... Ví dụ: nếu khả năng thông qua bị hạn chế do mật độ giao đường giao thông thấp, lượng xe hay hàng hóa quá tải, thị trường tiêu thụ hạn hẹp… là nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của các phần tử và dẫn đến mục tiêu của tổng thể không đạt được. Vì vậy, cần phải tăng cường các điều kiện để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thông suốt, kết nối giữa bên trong với bên ngoài tổng thể.

* Lý thuyết phát triển vành đai

Trong nghiên cứu phát triển vùng, nhà khoa học người Đức Von Thunen (1833) dựa trên mối quan hệ địa tô chênh lệch đã đưa ra mô hình phát triển vùng theo các vành đai. Lý thuyết vành đai mô phỏng các vùng chuyên môn hóa về nông nghiệp, bắt đầu là vành đai thực phẩm tươi sống, được bố trí gần trung tâm nhất, tiếp đến là vành đai sản xuất lương thực, vành đai cây ăn quả và vành đai cây xanh, lâm nghiệp. Theo lý thuyết này, để một vùng phát triển cần phải sắp xếp (quy hoạch) các vành đai để phát triển sản xuất phục vụ trung tâm về đời sống con người cũng như để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phục vụ đô thị. Mô hình phát triển này thể hiện nền kinh tế bắt đầu đi lên từ sản xuất nông nghiệp chuyển sang công nghiệp chế biến những sản phẩm của nông nghiệp.

Trong thời đại ngày nay, phát triển đã đến trình độ cao, việc phát triển theo vành đai không còn bó hẹp trong phạm vi nông nghiệp mà có thể vận dụng phù hợp với điều kiện, mục tiêu của mỗi vùng trong một quốc gia.

* Lý thuyết phát triển điểm trung tâm

Quá trình công nghiệp hóa phát triển kéo theo sự hình thành các điểm đô thị tập trung với dịch vụ phát triển như dịch vụ sửa chữa, dịch vụ vận chuyển hàng hóa, dịch vụ thông tin, liên lạc, dịch vụ đời sống, sức khỏe, dịch vụ giáo dục, tổ chức, hành chính… Các điểm dịch vụ tập trung cao ở các đô thị có tác động ảnh hưởng và chi phối các vùng xung quanh. W. Christaller (1903) và Losh sau này đã đưa ra lý thuyết điểm trung tâm là giữa các trung tâm có mức độ phụ thuộc lẫn nhau, khống chế cũng như thúc đẩy nhau phát triển.

Vận dụng lý thuyết điểm trung tâm để mở rộng và hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung và nhiều đô thị mới theo quan điểm phát triển nhiều vệ tinh ở khu vực ngoại vi, tạo ra những liên kết mạng lưới xoay quanh điểm hạt nhân ở trung tâm.

* Lý thuyết phát triển theo cực tăng trưởng

Nhà khoa học người Pháp Francois Perroux (1950) mô phỏng không gian kinh tế như một trường lực, mà ở đó có các cực tạo ra các trường lực kinh tế có các lực hút và đẩy khác nhau. Ông cho rằng cực phát triển là vùng động lực có tác động thúc đẩy các vùng xung quanh tạo ra các cực tăng trưởng mới, có sức tăng trưởng nhanh. Trong

các cực tăng trưởng chứa đựng những ngành công nghiệp quan trọng có tính động lực như là những hạt nhân tác động lan tỏa ra các chủ thể kinh tế xung quanh, tạo ra các chuỗi công nghiệp - đô thị phát triển theo hình thức "sóng lan tỏa" hay "vết dầu loang".

Vận dụng lý thuyết cực tăng trưởng nhằm tạo ra sự phát triển các trung tâm hạt nhân mới trên cơ sở hình thành các trung tâm công nghiệp - đô thị mới theo vết dầu loang làm cho không gian công nghiệp - đô thị càng được mở rộng.

1.3.1.3. Quá trình hình thành Vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam

Từ sau thời kỳ chuyển đổi cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Đảng ta đã xác định quan điểm phát triển các vùng trọng điểm nhằm tạo ra sự phát triển nhanh, tạo động lực lôi kéo các vùng khác phát triển, giảm bớt sự cách biệt về sự phát triển không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ thể hiện trong các văn kiện của Đảng như sau:

- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng chỉ rõ: “... tập trung đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu, tạo chuyển biến rõ nét về cơ cấu kinh tế, trước hết đối với những ngành và vùng kinh tế trọng điểm có hiệu quả nhanh” và “... lựa chọn những thành phố, thị xã có vị trí thích hợp, xây dựng thành các trung tâm kinh tế, văn hóa của từng vùng”.

- Văn kiện Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng có nêu: “... đầu tư ở mức cần thiết cho các vùng kinh tế trọng điểm để thúc đẩy sự phát triển toàn bộ nền kinh tế“.

- Văn kiện Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nhấn mạnh: “... chiến lược phát triển các vùng là phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm có mức tăng trưởng cao, tích lũy lớn”.

- Văn kiện Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: “... thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực, tác động lan tỏa đến các vùng khác” .

Trong những năm cuối thập niên 1980, ba Tam giác trọng điểm được hình thành ở ba vùng của đất nước. Ở phía Bắc có Tam giác trọng điểm với 3 đỉnh phát triển là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Ở phía Nam có Tam giác trọng điểm với 3 đỉnh phát triển là TP.HCM - Đồng Nai - Bà Rịa & Vũng Tàu. Ở khu vực miền Trung có Tam

giác trọng điểm với 3 đỉnh phát triển là Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Trong quá trình phát triển, các Tam giác trọng điểm được đổi thành các Địa bàn kinh tế trọng điểm và sau đó là các Vùng kinh tế trọng điểm với những chính sách đặc thù để tạo ra sự phát triển nhanh, có sức lan tỏa lớn ra các vùng ảnh hưởng.

Cho đến nay, ba Vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đã bao trùm lên không gian của 21 tỉnh, thành phố của cả nước, chiếm 22,34% diện tích tự nhiên của cả nước. Trong đó, đất đô thị chiếm 38,56% diện tích đất đô thị cả nước. Dân số chiếm 41,65% dân số cả nước. Trong đó, dân số sống ở đô thị chiếm 38,7% bằng 1,44 lần cả nước.

1.3.1.4. Quá trình hình thành và phát triển Vùng KTTĐ PN

Nhằm thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng kinh tế, Chính phủ đã lựa chọn một số tỉnh, thành phố để hình thành nên vùng kinh tế trọng điểm quốc gia có khả năng đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với tốc độ cao và bền vững, tạo điều kiện nâng cao mức sống của toàn dân và nhanh chóng đạt được sự công bằng xã hội trong cả nước. Việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn nói chung và đòi hỏi của nền kinh tế Việt Nam nói riêng.

Theo hướng đó, cuối năm 1997 và đầu năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã lần lượt phê duyệt các Quyết định số 747/1997/QĐ-TTg, 1018/1997/QĐ-TTg và 44/1998/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ba vùng kinh tế trọng điểm quốc gia đến năm 2010 bao gồm Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong đó, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐ PN) ban đầu có 4 tỉnh, thành là TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau đó, tháng 07/2003 Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung 3 tỉnh là Tây Ninh, Bình Phước và Long An vào Vùng KTTĐ PN tại Thông báo số 99/2003/TB-VPCP ngày 02/07/2003 của Văn phòng Chính phủ. Cuối cùng, tháng 09/2005 Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung tỉnh Tiền Giang vào Vùng KTTĐ PN tại công văn số 4973/2005/CV-VPCP của Văn phòng Chính phủ. Như vậy, tính đến nay Vùng KTTĐ PN có 8 tỉnh, thành phố gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang chiếm 9,2% diện tích

cả nước và 17,7% dân số cả nước. Trong đó, khu vực hạt nhân của Vùng gồm 4 tỉnh, thành phố lúc đầu khi hình thành Vùng KTTĐ PN là TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Vùng KTTĐ PN có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; là vùng duy nhất hiện nay hội đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. Mức độ phát triển của Vùng KTTĐ PN sẽ tác động mạnh mẽ đến tốc độ phát triển chung của cả nước trong hiện tại cũng như tương lai.

Phát triển kinh tế Vùng KTTĐ PN trên cơ sở khai thác nguồn lực và phát huy những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng của vùng nhằm xây dựng Vùng KTTĐ PN trở thành một trong những phát triển kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, thực sự là vùng kinh tế động lực của cả nước, giữ vai trò quyết định đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của cả nước và trong một số lĩnh vực quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh quốc tế, đi đầu trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tạo động lực cho quá trình phát triển của Vùng Đông Nam bộ. Vùng KTTĐ PN có hệ thống đô thị, các khu công nghiệp đang trong quá trình phát triển vượt bậc, xứng đáng “Được tập trung đầu tư cao để trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển năng động nhất, có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh vượt trước, chuyển dịch cơ cấu nhanh so với các vùng khác trong cả nước, đi đầu trong một số lĩnh vực quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”.

Tóm lại, Vùng KTTĐ PN ra đời phù hợp với lý thuyết phát triển theo cực tăng trưởng được trình bày ở trên. Đây là một cực tăng trưởng kinh tế nhanh và mạnh có tác động lôi kéo các Vùng khác của cả nước cùng phát triển, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

1.3.2. Nội dung Quyết định của Chính phủ về phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phía Nam

Ngày 13/02/2014, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 252/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, đính hướng đến năm 2030. Những nội dung chủ yếu của Quyết định này như sau:

1.3.2.1. Quan điểm phát triển

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; đảm bảo thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực. Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thành vùng động lực thúc đẩy phát triển với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước; là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại lớn của đất nước và khu vực.

- Phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong Vùng, nhất là lợi thế về sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phải đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; trong đó khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương là địa bàn trọng điểm, phát huy vai trò động lực và lan tỏa phát triển cho các địa phương khác trong vùng và cả nước.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh

Một phần của tài liệu liên kết kinh tế giữa thành phố hồ chí minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2006 2012 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)