Những chương trình liên kết phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu liên kết kinh tế giữa thành phố hồ chí minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2006 2012 (Trang 92)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Những chương trình liên kết phát triển các ngành kinh tế

Trong giai đoạn 2006-2012, TP.HCM đã tiến hành nhiều chương trình liên kết phát triển các ngành kinh tế gồm nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch… với các tỉnh khác trong Vùng KTTĐ PN. Theo định hướng Thành phố sẽ xây dựng các sản phẩm công nghiệp chủ lực theo hướng vừa liên kết, vừa hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển trong Vùng KTTĐ nhằm tối ưu hoá các nguồn lực trong quá trình phát triển, hạn chế tình trạng khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa hiện nay do nhiều địa phương trong vùng cùng sản xuất những loại sản phẩm giống nhau.

Trên tiêu chí phát triển công nghiệp gắn với phát triển vùng nguyên liệu và thị trường; phát triển thương mại - dịch vụ gắn với du lịch… TP HCM đang là nơi tập trung tiêu thụ nguồn nguyên liệu dồi dào từ các tỉnh như: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai… chỉ tính riêng các doanh nghiệp trong chương trình bình ổn thị trường của thành phố đã thực hiện ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm ở các địa phương trên với lượng vốn hơn 5.300 tỷ đồng/năm.

Thành phố cũng là trung tâm của các mạch liên kết giữa các tỉnh trong khu vực về cả kinh tế - xã hội - giao thông - đô thị…Thông qua chương trình hợp tác, năm 2012, các doanh nghiệp TP HCM có 75 dự án đầu tư sản xuất và hệ thống phân phối trực tiếp hoặc liên kết đầu tư với các địa phương trong vùng với tổng số vốn trên 7.000 tỉ đồng, đồng thời nhằm đảm bảo nguồn cung cầu hàng hóa cho người dân TP.

Cụ thể như sau:

2.2.2.1. Phát triển ngành nông nghiệp

Việc kí kết chuỗi an toàn thực phẩm giữa TP.HCM và các tỉnh lân cận như: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, , Long An, Tiền Giang… nhằm giúp sản phẩm nông sản cung cấp cho Thành phố có địa chỉ và an toàn, đảm bảo được quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng. Trong năm 2006-2007 Trung tâm Khuyến nông trực thuộc Sở đã thực hiện hợp tác với các tỉnh sau: Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Bình Phước. Kết quả:

- Liên kết, trao đổi thông tin giá cả thị trường, quảng bá khoa học kỹ thuật, các mô hình sản xuất đạt hiệu quả, tham quan học tập các mô hình sản xuất tốt, các cá

nhân và đơn vị sản xuất kinh doanh giỏi.

- Hợp tác trao đổi thông tin xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản bằng nhiều hình thức quang bá như trên tập san, thông tin giá cả, trang web khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh.

- Hỗ trợ trao đổi kinh nghiệm trong việc nghiên cứu xây dựng quy hoạch, lập các dự án đầu tư sản xuất rau an toàn, cây cảnh, hoa cá cảnh, phát triển hạ tầng nông nghiệp, ngành nghề nông thôn theo hướng nông nghiệp đô thị. Giới thiệu cẩm nang rau mầm và phương thức sản xuất, tiêu thụ.

- Xây dựng các mô hình điểm, hướng dẫn người chăn nuôi thiết kế chuồng trại, kỹ thuật nuôi, biên soạn các tài liệu tuyên truyền liên quan, thử nghiệm các mô hình nuôi lươn, cá da trơn, hoa kiểng, rau an toàn.

- Trao đổi kinh nghiệm hoạt động dịch vụ khuyến nông.

- Hỗ trợ trong công tác khuyến nông như chuyển giao quy trình công nghệ, kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, bò thịt, lợn giống, lợn thịt.

- Liên kết đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp, cán bộ khuyến nông…

- Trao đổi kinh nghiệm trong công tác tổ chức, quản lý bộ máy khuyến nông và xây dựng mạng lưới khuyến nông cơ sở.

- Hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, xây dựng làng nghề…

Các ký k t liên k t c a các công ty cụ thể có thể kể :

Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn đã triển khai 7 dự án tại các tỉnhĐồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang…tập trung vào chuỗi cung ứng, sản xuất thực phẩm an toàn, phát triển nguồn nguyên liệu sạch cung cấp trở lại cho TP và các địa phương.

Công ty Vissan triển khai 5 dự án chăn nuôi và liên kết chăn nuôi tại Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Long An… với tổng vốn đầu từ khoảng 600 tỉ đồng và tiêu thụ gần 2.400 tỉ đồng/năm…

Đ i v ừng t nh, cụ thể : * TP.HCM - Đồng Nai

- Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn hai địa phương đã tiến hành trao đổi thông tin về tình hình dịch tể và kiểm soát giết mổ động vật.

- Bên cạnh đó, hai Sở cũng đã thống nhất thành lập Ban Điều hành chương trình sản xuất rau an toàn; thống nhất quy trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng rau, phương pháp phân tích nhanh dư lượng thuốc trừ sâu.

* TP.HCM - c

Tỉnh Bình Phước cho Công ty Xuất nhập khẩu nông lâm sản TPHCM (Agrimexco) thuê gần 50.000m² đất tại xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú để xây dựng trạm thu mua, chế biến nông sản với tổng vốn đầu tư 6,3 tỷ đồng, hiện nay đã đi vào hoạt động đạt hiệu quả tốt. Cạnh đó, một dự án cũng đạt hiệu quả cao trong lĩnh vực nông nghiệp như Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn đang thực hiện dự án trồng cao su tại huyện Bù Gia Mập trên diện tích 547,5ha. Công ty TNHH Ba Huân liên kết với Trung tâm Giáo dục xã hội Phú Văn đầu tư dự án liên kết chăn nuôi gia cầm với tổng vốn đầu tư khoảng 28 tỷ đồng với 8 chuồng trại, nuôi 90.000 con gà đẻ nhằm cung cấp trứng sạch cho thị trường TPHCM…

* TP.HCM - D

- Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn hai địa phương đã phối hợp triển khai thực hiện một số dự án về nông nghiệp như dự án kênh thoát nước kênh Ba Bò; dự án kênh thoát nước Suối Nhum; dự án rau an toàn.

- Ngoài ra, còn thực hiện tốt khống chế dịch cúm gia cầm, đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh.

* TP.HCM - Tây Ninh

- Tổ chức cho cán bộ khuyến nông và nông dân tỉnh Tây Ninh tham quan, học tập các mô hình sản xuất giỏi ở TP.HCM như chăn nuôi bò sữa, trồng tre lục trúc, nuôi cá sấu, nuôi dê…

- Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam phối hợp xây dựng chương trình khuyến nông về giống cây ăn quả, trồng khảo nghiệm bắp nếp trên diện tích 1.000 m2, ký hợp đồng mua 31 tấn lúa giống đưa vào các mô hình sản xuất lúa chất lượng cao.

- Trại giống VIGORA ký hợp đồng bán 28.000 con gà giống Tam Hoàng và Lương Phượng cho tỉnh; Trường Đại học Nông Lâm đã chuyển giao kỹ thuật nuôi ong

ký sinh cho tỉnh, mở các lớp học về nuôi cá cho nông dân, xây dựng 2 chuyên mục khuyến nông phát trên Đài Truyền hình tỉnh Tây Ninh.

- Công ty TANIMEX phối hợp với Hợp tác xã huyện Bến Cầu thực hiện bao tiêu cây thuốc lá cho nông dân, hàng năm đã tiêu thụ được 250 tấn.

- Công ty Dịch vụ Nông nghiệp Sài Gòn đã lập 2 đại lý phân bón cung cấp 4.200 tấn phân các loại mỗi năm với doanh số khoảng 5 tỷ đồng/năm.

- Công ty Kinh doanh thủy hải sản thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn xây dựng trại nuôi cá tại huyện Dương Minh Châu với vốn đầu tư 4,5 tỷ đồng trên diện tích 17,4 ha, doanh thu 1 tỷ đồng/năm.

- Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn trồng rừng nguyên liệu (cây keo lai F1 và tràm bông vàng) tại huyện Châu Thành với quy mô 108 ha.

- Công ty cao su Bến Thành trồng cao su với diện tích 173 ha, thu hoạch bình quân 120 - 150 tấn/năm.

- Công ty bò sữa TP.HCM đã bán cho tỉnh Tây Ninh 45 con bê, 8 con bò sữa (bò F1 lai sind) và 300 con bò sữa.

- Công ty thủy sản Việt Long Sài Gòn đã bán cho tỉnh Tây Ninh hơn 700.000 con cá rô phi. Công ty gia cầm TP.HCM cũng cung cấp heo giống, gà thịt.

V c nông nghi p nông thôn nhằm chuyển d ấu kinh t nông nghi p:

- Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Ninh tạo mọi điều kiện, hỗ trợ đất đai và ưu tiên cho các nhà đầu tư thành phố Hồ Chí Minh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tại tỉnh Tây Ninh, nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt.

- Ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ, tư vấn trong việc: Thực hiện các dự án rau an toàn, phát triển bò sữa, bò thịt, heo hướng nạc…; Công tác quản lý giống cây trồng, vật nuôi; Tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là bò sữa, sản phẩm gia súc, gia cầm; Cung cấp cây, con giống tốt (rau, cây kiểng, bò sữa, bò thịt, heo).

* TP.HCM - Long An

và Cần Giuộc; tổ chức cho nông dân tham gia học tập mô hình trồng và dịch vụ hoa kiểng ở Bình Chánh; trao đổi thông tin khoa học kỹ thuật, giá cả tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp với Trung tâm khuyến nông TP.HCM.

- Phối hợp nghiên cứu bộ máy tổ chức, cung cấp thông tin và quản lý bảo vệ phòng chống lụt bão khu vực Hóc Môn - Bắc Bình Chánh (tại 2 huyện Đức Hòa, Đức Huệ); quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi Nhật Tảo - Tân Trụ.

- Với vai trò là thị trường truyền thống trong việc cung cấp nguyên liệu cho TP Hồ Chí Minh, đến nay ngành nông nghiệp Long An ngày càng trở lên lớn mạnh hơn. Với khoảng 80 ngàn con bò, 260 ngàn con heo, 8 triệu gia cầm Long An trở thành địa chỉ quen thuộc của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm thành phố như: Ban Huân, San Hà, Vissan…. Hiện, các doanh nghiệp này cũng đã đầu tư và đảm bảo bao tiêu sản phẩm cho nông dân tỉnh Long An.

* TP.HCM - Ti n Giang

- Tiến hành quy hoạch và tổ chức sản xuất 500 ha rau an toàn; trồng 4.621,36 ha dứa tại 2 xã Thanh Tân, Thanh Hòa (huyện Tân Phước); 3 xã Hưng Thạnh, Phước Lập, Tân Lập 2 (huyện Tân Phước) và 3 xã Tân Hòa Đông, Hưng Thạnh, Mỹ Phước (phía Đông Lộ Mới). Tính đến tháng 12/2007, đã lên liếp được 1.962 ha, trong đó đã xuống giống được 1.696 ha, đạt 36,7% tổng diện tích.

- Phối hợp phát triển sản xuất - kinh doanh tiêu thụ rau an toàn, định kỳ họp giao ban đánh giá kết quả thực hiện và thống nhất kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện.

- Công ty Kinh doanh thủy hải sản thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn đã đầu tư 33 bè cá trên sông Tiền với vốn đầu tư khoảng 2 tỷ đồng tại huyện Châu Thành. Đến nay, đã thu hoạch được khoảng 442 triệu đồng.

- Nuôi 1.300 con bò sữa và đào tạo mạng lưới gieo tinh nhân tạo, phân bố đều tại các huyện của tỉnh.

- Công ty chăn nuôi Tiền Giang đã hỗ trợ, giới thiệu cho các doanh nghiệp TP.HCM tiếp cận thị trường, quan hệ kinh doanh, mua bán nguyên liệu và sản phẩm tại tỉnh. Ngoài ra, các đơn vị và doanh nghiệp của tỉnh đã tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng cơ sở giết mổ và chế biến thực phẩm tại TP.HCM để xây dựng một

số cơ sở giết mổ gia cầm với quy mô nhỏ tại thành phố Mỹ Tho và các địa phương khác trong tỉnh. Các cơ sở giết mổ này đã hoạt động tốt. Riêng cơ sở của La Mau Toại (huyện Chợ Gạo) bình quân mỗi ngày tiêu thụ tại TP.HCM trên 3.000 con gà các loại.

* Như vậy, trong lĩnh vực nông nghiệp, Tp.Hồ Chí Minh liên kết với các tỉnh trong vùng chủ yếu ở các hoạt động liên kết tạo ra chuỗi an toàn thực phẩm, trao đổi thông tin và chuyên giao, hướng dẫn về công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Thông qua việc trao đổi thông tin, khuyến khích đầu tư để tạo đầu ra cho sản phẩm, hỗ trợ các tỉnh phát triển ngành nông nghiệp theo nâng cao chất lượng, phát triển chủ yếu theo chiều sâu. Bên cạnh đó, các tỉnh cũng mở cơ chế cho thành phố Hồ Chí Minh đặt các cơ sở, trạm thu mua nguyên liệu, và các vùng trồng cao su tạo nguyên liệu đầu vào cung cấp tốt cho ngành công nghiệp chế biến tại thành phố Hổ Chí Minh.

2.2.2.2 Phát triển ngành công nghiệp

Thành phố tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp mũi nhọn (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới...) lên ngang tầm với trình độ của khu vực thế giới. Thành phố xây dựng các chương trình trọng điểm phát triển các sản phẩm chủ lực có khả năng cạnh tranh cao, đòi hỏi yếu tố kỹ thuật, công nghệ cao thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học để đáp ứng nhu cầu mới của thị trường nội địa và thế giới. Hơn nữa, với ưu thế là một trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, có mối liên kết chặt chẽ giữa các trung tâm nghiên cứu khoa học với các tổ chức, đơn vị. Đối với từng tỉnh thành, giữa Tp.Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trong Vùng cũng đã có các chương trình kết kết liên kết phát triển cụ thể, đem lại được những hiệu quả nhất định, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của các tỉnh trong Vùng KTTĐPN

* TP.HCM - Đồng Nai

- Tổng Công ty cơ khí giao thông Sài Gòn (SAMCO) đã có phương án hợp tác với Công ty TNHH YOW GUAN để sản xuất và cung cấp dây điện ôtô phục vụ cho kế hoạch lắp ráp 1.000 ôtô bus 30 chỗ ngồi trong năm 2005.

- Công ty Điện tử Sài Gòn đã hợp tác được với các công ty Nhật Bản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cung ứng các sản phẩm biến đổi tần số với nhiều chủng loại mẫu mã.

* TP.HCM - Bà R & ũ

- Tính đến cuối năm 2006, đã thu hút được 10 doanh nghiệp của TP.HCM đến đầu tư vào tỉnh Bà Rịa & Vũng Tàu với tổng số vốn đầu tư là 4.610 tỷ đồng.

- Cung cấp thông tin về phát triển ngành công nghiệp cơ khí trên địa bàn tỉnh Bà Rịa & Vũng Tàu cho Sở Công nghiệp TP.HCM và Viện Chiến lược Chính sách công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) để phục vụ việc xây dựng đề án Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp cơ khí trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2020.

* TP.HCM - Ti n Giang

- Sở Công nghiệp TP.HCM đã tổ chức giới thiệu danh mục các dự án, lĩnh vực kêu gọi đầu tư của tỉnh đến các doanh nghiệp TP.HCM.

- Công ty Thương nghiệp tổng hợp Tiền Giang hợp tác với Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre thành lập Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre - Tiền Giang (CATICO) đầu tư xây dựng nhà máy chế biến hàng xuất khẩu diện tích 15.760 m2 tại khu công nghiệp Mỹ Tho với tổng vốn đầu tư 22 tỷ đồng. Tuy nhiên, dự án không triển khai được và UBND tỉnh đã chấp thuận chuyển sở hữu cho Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn.

- Công ty cổ phần may Công Tiến (GOVTEC) đầu tư xây dựng xưởng may diện tích 12.000 m2 với tổng vốn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng. Dự án đã được khởi công xây dựng vào tháng 03/2006 và hoạt động từ tháng 04/2007. Tính đến tháng 12/2007, đã có 13 chuyền hoạt động với 850 lao động. Ước tính giá trị sản xuất của Công ty đạt 2,9 tỷ đồng.

- Đầu tư xây dựng nhà xưởng Công ty cổ phần may Tiền Tiến II với diện tích 17.000 m2, tổng vốn đầu tư là 70 tỷ đồng. Dự kiến dự án sẽ giải quyết việc làm cho 1.500 lao động.

2.2.2.3. Phát triển ngành thương mại

Phối hợp tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, liên kết đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp thành phố hợp tác đầu tư các dự án sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt tại các

Một phần của tài liệu liên kết kinh tế giữa thành phố hồ chí minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2006 2012 (Trang 92)