7. Cấu trúc của luận văn
1.4.1. Đánh giá thực trạng
1.4.1.1. Thị trường tiêu thụ
Vùng Kinh tế trọng điểm phía nam (KTTÐPN) gồm các tỉnh, thành phố như: TP Hồ Chí Minh, Ðồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Long An và Tiền Giang. Hiện Vùng KTTÐPN là nơi tập trung số lượng các khu công
nghiệp lớn của cả nước. Tại đây có khu Công nghệ cao, hai khu chế xuất Tân Thuận và Linh Trung, Công viên phần mềm Quang Trung và hàng chục khu công nghiệp khác như: Biên Hòa, Sóng Thần, Nhơn Trạch, Việt Hương, Tân Tạo... Các ngành công nghiệp quan trọng nhất của vùng gồm: dầu khí, giày da, dệt may, điện tử, cơ khí, hóa chất, phân bón, cán thép... Ngoài ra, còn có một số khu công nghiệp tập trung ở Long An (Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Ðước, Thủ Thừa, Ðức Hòa và Tân An), Mỹ Tho (Tiền Giang).
Vùng KTTÐPN tuy có điều kiện tự nhiên, xã hội khá tương đồng, nhưng quá trình phát triển vẫn chưa phát huy hết điểm mạnh của liên kết kinh tế, do đó chưa phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên của vùng. Từ thực tế cho thấy, những năm qua, vùng KTTÐPN có cơ hội để tiếp cận các dự án lớn, nhiều khi vượt quá khả năng sản xuất của một tỉnh, của một doanh nghiệp, nhất là các dự án phát triển công nghiệp. Nếu được liên kết lại để thực hiện dự án thì sẽ mang lại hiệu quả to lớn. Ở khía cạnh khác, trong phát triển sản xuất, kinh doanh, các tỉnh, các doanh nghiệp của vùng KTTÐPN, về cơ bản cùng khai thác một số sản phẩm giống nhau như mía đường, dệt-may, chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghiệp lắp ráp máy móc, điện tử, phương tiện vận tải, dịch vụ cao cấp...
=> Vì vậy, họ trở thành đối thủ cạnh tranh trên cùng một loại sản phẩm và cùng một thị trường.
Nhìn nhận về vấn đề này, nhiều địa phương, đơn vị, doanh nghiệp tuy đã biết ích lợi của liên kết kinh tế, song vẫn chưa đặt nặng việc liên kết kinh tế là một nhu cầu cần thiết và cấp bách của sự phát triển, của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa về kinh tế. 1.4.1.2. Công tác quy hoạch
Liên kết chưa tốt giữa các tỉnh vùng KTTÐPN còn thể hiện khá rõ trong công tác quy hoạch còn mang tính địa phương, chưa rõ định hướng tổng thể trên phạm vi toàn vùng. Sự liên kết, hiệu quả phối hợp và phân công giữa các địa phương, các doanh nghiệp chưa cao cho nên chưa khai thác, phát huy hết tiềm năng của từng khu vực, còn có sự đầu tư chồng chéo, lãng phí. Việc quy hoạch phát triển Công nghiệp - Nông nghiệp - Thương mại - Dịch vụ - Du lịch của vùng phân bố chưa đồng đều, chủ yếu tập trung ở các địa phương: TP Hồ Chí Minh, Ðồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hình 1.1 . Ph ạm v i hàn h chính Vù ng kinh t ế tr ọng đi ểm Phía Na m
Cơ sở kết cấu hạ tầng của một số địa phương còn khó khăn, bất cập như Tây Ninh, Bình Phước và Tiền Giang cho nên gặp khó khăn so với các tỉnh khác trong vùng về thu hút đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội. Ðội ngũ nhân lực quản lý và lao động chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển, nhiều lĩnh vực còn thiếu cán bộ quản lý giỏi và lực lượng lao động lành nghề, mặc dù công tác đào tạo, dạy nghề đã được quan tâm.
1.4.1.3. Lợi thế của vùng so với cả nước
VKTTĐPN có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế và giao lưu, hợp tác quốc tế ở khu vực phía Nam nước ta. Nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng của khu vực, có đường Xuyên Á chạy qua, có TP.Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông lớn nhất cả nước với cảng Sài Gòn, Thị Vải, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, đây là điều kiện rất thuận lợi để vùng KTTĐPN mở rộng giao lưu liên kết với các vùng khác ở trong và ngoài nước tạo điều kiện cho vùng cũng như cả nước nhanh chóng hỗi nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
Là vùng có tiềm lực kinh tế lớn nhất, phát triển năng động nhất với các cực tăng trưởng như TP.Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một. VKTTĐPN đã đóng góp to lớn cho quá trình cất cánh thông qua tốc độ tăng trưởng cao; đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu; mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động, công nghệ...
Do phát huy được các tiềm lực, cơ cấu kinh tế của vùng chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp, đặc biệt là các ngành có hàm lượng kĩ thuật, công nghệ và chất xám cao. Tỉ trọng các ngành công nghiệp có trình độ và công nghệ kĩ thuật thấp giảm xuống nhanh chóng. Có thể coi đây là mô hình đi tiên phong trong số các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam.
Ngoài ra vùng còn tạo ra những ảnh hưởng tích cực về tiế bộ xã hội, văn hóa, khoa học - công nghệ, giáo dục và đào tạo với toàn bộ khu vực phía nam. Đó là việc đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo cho sự phát triển bền vững và hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng và an sinh xã hội, thúc đẩy sự phát triển đồng đều giữa các địa phương và các vùng khác trong cả nước.
Như vậy VKTTĐPN với những lợi thế so sánh của mình đã có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các tỉnh phía Nam.
1.4.1.4. Những hạn chế
Mặc dù đã có quyết định phê duyệt quy hoạch từ năm 1998, nhưng đến nay vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn chưa hình thành được chính sách và cơ chế quản lý. Điều này khiến thế mạnh của từng địa phương trong vùng không thể liên kết được với nhau để cùng phát triển. Hình thức cơ chế phối hợp giữa các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm vẫn mang tính tự phát và chỉ dừng lại ở mức cam kết các thỏa thuận giữa lãnh đạo các địa phương. Do đó, các chương trình phối hợp phát triển kinh tế còn mang tính cục bộ, chưa cho phép phát huy có hiệu quả lợi thế so sánh ở từng vùng. Các tỉnh trong một vùng kinh tế trọng điểm cạnh tranh không lành mạnh với nhau trong đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng.
Chưa có sự phân công lao động giữa các vùng kinh tế trọng điểm, giữa các tỉnh trong cùng một vùng kinh tế trọng điểm, dẫn tới đầu tư trùng lắp, các tỉnh, các vùng không phát huy được lợi thế so sánh của mình.
Hạn chế lớn nhất trong giai đoạn qua của vùng KTTÐPN là vẫn còn sự phát triển tự phát, phối hợp giữa các địa phương, giữa các bộ, ngành chưa tốt. Sự phối hợp chưa ăn ý cũng dẫn đến tình trạng cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các địa phương với nhau mà chưa thu hút đầu tư dựa vào thế mạnh mỗi địa phương. Hệ lụy của việc thiếu ăn ý này dẫn đến việc phát triển kinh tế ở một số nơi, một số lĩnh vực còn mang tính tự phát, tốc độ tăng trưởng có tăng nhưng chưa thật sự vững chắc, chưa đồng đều, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Rõ nhất là việc nhiều cơ sở công nghiệp của địa phương này ngoài việc gây ô nhiễm địa phương mình còn ảnh hưởng địa phương khác. Ðặc biệt là việc ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho các đô thị lớn và vấn đề xử lý chất thải rắn đang là vấn đề nóng bỏng trong vùng.
Chất lượng tăng trưởng của vùng khi công nghiệp phát triển nhanh nhưng kém bền vững và không đồng bộ, cơ cấu công nghiệp thiếu hợp lý; tiến trình công nghiệp hóa chưa đi đôi với hiện đại hóa. Công nghiệp cơ bản và công nghiệp phụ trợ chưa phát triển làm giảm khả năng phát triển đồng bộ và giảm hiệu quả sản xuất công nghiệp.
Chi phí sản xuất công nghiệp cao, tỷ lệ nội địa hóa thấp. Trong công nghiệp, chưa đạt được mục tiêu là phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn mà về cơ bản vẫn là gia công, sơ chế, giá trị gia tăng thấp, tích lũy từ nội bộ chưa cao, các KCN, KCX phân bố chưa hợp lý; năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn thấp.
Mặc dù đóng góp lớn cho sự phát triển chung của cả nước nhưng mức độ đầu tư trở lại cho khu vực này còn khá khiêm tốn, dẫn đến tình trạng kết cấu hạ tầng chưa theo kịp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng và đang có dấu hiệu ngày càng quá tải. Nhiều dự án hạ tầng trọng điểm triển khai chậm, trong khi các KCN phát triển nhanh, tốc độ đô thị hóa và gia tăng dân số lớn làm quá tải, ùn tắc giao thông trên các tuyến giao thông chính của TP Hồ Chí Minh ngày càng khó giải quyết.