Những chương trình liên kết bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu liên kết kinh tế giữa thành phố hồ chí minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2006 2012 (Trang 121 - 123)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.5. Những chương trình liên kết bảo vệ môi trường

- Sở Tài nguyên & Môi trường hai địa phương đã tham gia xét duyệt và nghiệm thu đề tài khoa học “Nghiên cứu xây dựng quy định về khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước sông Đồng Nai - Sài Gòn”. Qua đó, xúc tiến thành lập dự án “Bảo vệ môi trường nguồn nước sông Đồng Nai giữa TP.HCM và Đồng Nai”.

- Phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất nguy hại bằng các hoạt động như: tổ chức cuộc họp sơ kết 5 năm thực hiện quy chế quản lý chất thải nguy hại của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg; tổ chức xây dựng và thống nhất dự thảo “Quy chế liên tịch về quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn TP.HCM và Đồng Nai”.

- Phối hợp nghiên cứu, trao đổi công nghệ xử lý chất thải, bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp và dân cư.; Phối hợp trong bố trí đầu tư và bố trí dân cư nhằm đảm bảo môi trường trong sạch ở khu vực giáp ranh; Phối hợp trong việc khai thác sử dụng nguồn nước và cát sông Đồng Nai; đặc biệt chú ý đến việc chống gây ô nhiễm nguồn nước, chống xói lở 2 bên bờ sông Đồng Nai.

- Tỉnh Đồng Nai và TP.HCM đóng vai trò tích cực chủ động phối hợp với các tỉnh khác trong khu vực Đông Nam Bộ để sớm hình thành "Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai đến năm 2020” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 291/CP ngày 21 tháng 3 năm 2002. Đề án này đã được phê duyệt tại Quyết định số 187/2007/QĐ-TTg ngày 03/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

2.2.5.2. TP.HCM - Bình Dương - Tây Ninh

Năm 2006, TP.HCM, tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh đã xây dựng kế hoạch liên tịch kiễm soát ô nhiễm môi trường nước sông Sài Gòn với các nội dung chủ yếu như sau: Kế hoạch tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn; Kế hoạch thiết lập trạm quan trắc chất lượng nước trên sông Sài Gòn nhằm theo dõi và kịp thời báo cáo diễn biến chất lượng nước thô phục vụ an toàn cấp nước cho các nhà máy nước trên lưu vực sông (nhà máy nước Tân Hiệp, nhà máy nước Thủ Dầu Một); Kế hoạch khảo sát, điều tra nguồn thải gây ô nhiễm sông Sài Gòn để xác định được các nguồn gây ô nhiễm nước chính trên lưu vực sông Sài Gòn và đánh giá mức độ nhiễm bẩn nguồn nước từ các nguồn gây ô nhiễm; Kế hoạch kiểm tra các nguồn thải nhằm kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm trên lưu vực sông Sài Gòn; Kế hoạch giám sát các nguồn nước thải chính trên lưu vực sông Sài Gòn; Kế hoạch quản lý thống nhất và tổng hợp nguồn nước sông Sài Gòn để đề xuất cơ sở khoa học, thực tế mô hình quản lý thống nhất và tổng hợp bảo vệ an toàn môi trường nước sông Sài Gòn phục vụ ưu tiên cho mục đích cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và phát triển bền vững kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố trên lưu vực sông.

2.2.5.3. TP.HCM - Long An

- Hai địa phương phối hợp định kỳ quan trắc nước sông Cần Giuộc và kênh Thầy Cai để đề xuất các giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Về hợp tác xử lý triệt để việc ô nhiễm của bãi rác Tam Tân theo tinh thần Thông báo số 81/TB-UB, hai địa phương đang phối hợp triển khai thực hiện.

- Dự án đầu tư khu công nghiệp xử lý rác tập trung Tân Thành tại huyện Thủ Thừa tỉnh Long An: hiện nay công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã thực hiện

được 1.330 ha/1.602 ha (chiếm 83% diện tích) và 537/613 hộ dân với số tiền khoảng 175 tỷ đồng; đang lập quy hoạch chi tiết 1/2000 và lập dự án đầu tư. Ngoài ra, đã phối hợp lập dự án đầu tư bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2006-2010 và dự án khu công nghiệp xử lý rác trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2.2.5.4. Nhận xét chung

Trong quá trình đề án “Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai” đang được Chính phủ xem xét và phê duyệt, TP.HCM đã chủ động phối hợp với các tỉnh lân cận như Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương và Đồng Nai là những địa phương có số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp và dân cư nằm dọc theo lưu vực các sông lớn nhất để ngăn chặn và xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường ở sông Sài Gòn. TP.HCM đã mạnh dạn đóng cửa sản xuất hơn 100 doanh nghiệp gây ô nhiễm nặng, đã bị nhắc nhở và xử phạt nhiều lần do vi phạm quy định về xả thải. Tuy nhiên, để có thể cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường hiện tại thì có lẽ con số doanh nghiệp sản xuất bị đóng cửa do không đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường cần phải được tăng theo cấp số nhân và không chỉ có riêng TP.HCM thực hiện mà đòi hỏi nhiều tỉnh khác cũng phải triệt để thực hiện.

Một phần của tài liệu liên kết kinh tế giữa thành phố hồ chí minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2006 2012 (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)