Những hạn chế

Một phần của tài liệu liên kết kinh tế giữa thành phố hồ chí minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2006 2012 (Trang 126)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Những hạn chế

- Tính đến cuối năm 2007, trong số 7 tỉnh trong Vùng KTTĐ PN còn hai tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chưa ký Chương trình liên kết với TP.HCM. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng các Sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp của TP.HCM và hai tỉnh nêu trên liên kết với nhau trên mọi lĩnh vực một cách tự phát, không có căn cứ pháp lý để định hướng nội dung, phương thức hợp tác.

- Cho đến nay, hai tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu chưa ký kết liên kết kinh tế với TP.HCM. Ngoài ra, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu là hai địa phương đã thu hút các dự án đầu tư nước ngoài nhiều hơn so với các tỉnh còn lại trong Vùng KTTĐ PN (thực chất của việc ký chương trình liên kết kinh tế là các tỉnh trong Vùng đã, đang và sẽ thu hút khá nhiều các dự án đầu tư nước ngoài) nên việc ký chương trình liên kết kinh tế với TP.HCM chưa phải là công việc được ưu tiên thực hiện và việc ký kết này sẽ được triển khai trong thời gian tới.

- Sự thiếu liên kết giữa các địa phương trong Vùng KTTĐ PN đã dẫn đến tình trạng không đồng bộ trong việc tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh, thành phố của Vùng. Tại địa bàn những nơi giáp ranh giữa TP.HCM và các tỉnh đã xảy ra tình trạng kết nối hạ tầng kỹ thuật nhất là giao thông chưa được thực hiện; ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng; kênh rạch bị ô

nhiễm nặng nề…

- Một số chương trình liên kết đã được ký kết nhưng việc triển khai thực hiện rất chậm hoặc không thể thực hiện được. Cụ thể như việc hỗ trợ các tỉnh trong đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ chuyên môn giỏi để làm việc trong các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao; hạ tầng giao thông kết nối giữa TP.HCM với các tỉnh trong Vùng KTTĐ PN chưa được thực hiện đồng bộ đã gây khó khăn trong việc đi lại của người dân trong Vùng.

- Nội dung liên kết trong lĩnh vực phát triển các khu công nghiệp chỉ mới dừng lại ở mức trao đổi kinh nghiệm quản lý là chủ yếu. Những nội dung khác như xây dựng cơ sở hạ tầng bên ngoài tường rào khu công nghiệp, thành lập trang WEB các khu công nghiệp trong toàn Vùng KTTĐ PN để trao đổi thông tin có liên quan lẫn nhau, quy hoạch các khu công nghiệp chuyên ngành dựa vào tiềm năng, thế mạnh của mỗi tỉnh, thành phố của Vùng… thì chưa được đưa vào chương trình liên kết giữa TP.HCM với các tỉnh trong Vùng.

- Trong từng lĩnh vực chuyên ngành, nhiệm vụ của các Sở là thực hiện công tác quản lý nhà nước chủ yếu tập trung vào việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành trên địa bàn tỉnh, thành phố mà mình quản lý. Trong khi đó, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh và tự quyền quyết định việc liên kết với nhau hoàn toàn tuân thủ theo cơ chế thị trường. Do đó, trong một vài lĩnh vực chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau trong quá trình phát triển.

- Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tuy có sự phối hợp giữa TP.HCM với các tỉnh trong Vùng KTTĐ PN về việc đóng cửa những cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm nặng nhưng cho đến nay, tình trạng ô nhiễm môi trường nước, rắn, khí tại các địa phương thuộc lưu vực sông Đồng Nai, sông Sài Gòn vẫn diễn ra theo chiều hướng ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân của TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.

- Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp thuộc Bộ ngành trung ương đóng trên địa bàn với các doanh nghiệp do UBND tỉnh, thành phố quản lý trong Vùng KTTĐ PN. Điều này đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh lẫn nhau trong việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa và kìm hãm nhau trong phát triển nền kinh tế của toàn Vùng.

* Nguyên nhân c a nh ng h n ch

- Phần lớn các địa phương trong Vùng KTTĐ PN đều mong muốn các doanh nghiệp tiến hành đầu tư xây dựng những nhà máy sản xuất để nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh mà chưa tính đến khả năng và thị trường tiêu thụ của sản phẩm. Từ đó, có nhiều dự án được đề ra nhưng không thể triển khai thực hiện.

- Tình trạng thiếu sự kết nối cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông) giữa TP.HCM và các tỉnh trong Vùng KTTĐ PN, ô nhiễm môi trường trầm trọng diễn ra ngày càng tăng là do thành phố và các tỉnh trong Vùng chưa phân công cụ thể với nhau trong việc sửa chữa, nâng cấp hoặc xây mới các tuyến đường giao thông liên tỉnh, hạn chế sự ô nhiễm môi trường. Điều này chứng tỏ công tác quản lý Nhà nước của các địa phương trong Vùng còn rất yếu kém và chưa được thực hiện đồng bộ giữa TP.HCM và các tỉnh trong Vùng KTTĐ PN.

- Sự tiếp cận, trao đổi thông tin giữa các Sở, ngành, doanh nghiệp của TP.HCM và các tỉnh trong Vùng chưa được thực hiện tốt nên chưa giúp các doanh nghiệp tiến hành hợp tác nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa phương của cả Vùng.

- Một số dự án chưa có sự thống nhất cao giữa Chính quyền địa phương và chủ đầu tư đã gây ra chậm trễ trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, từ đó làm chậm tiến độ chung của dự án. Việc thu hồi đất giao cho các nhà đầu tư trong các khu công nghiệp triển khai chậm là do còn nhiều vướng mắc trong công tác đền bù giải tỏa.

- Tính đến cuối tháng 09/2007, cả nước nói chung và Vùng KTTĐ PN nói riêng chưa hình thành cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành trung ương với các tỉnh, thành phố. Vì vậy, các Sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp do UBND TP.HCM và UBND các tỉnh trong Vùng quản lý không thể liên kết được với các doanh nghiệp trực thuộc Bộ, ngành trung ương trong phát triển các ngành kinh tế, xây dựng mạng lưới hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường…

Chương 3

NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TẠO HIỆU QUẢ LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA TP.HCM VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM 3.1. Định hướng nội dung liên kết kinh tê thời gian tới

3.1.1. Phát triển các ngành kinh tế 3.1.1.1. Về nông nghiệp 3.1.1.1. Về nông nghiệp

- Tiếp tục triển khai liên kết với các tỉnh/thành trong vùng để xây dựng các vùng nguyên liệu và các dịnh vụ hỗ trợ để sản xuất nông nghiệp để gia tăng sản lượng nông phẩm cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến của Thành phố; liên kết này cũng là cơ sở để các tỉnh/thành trong vùng điều chỉnh quy hoạch và mục đích sử dụng đất tại địa phương để nâng cao hiệu quả kinh tế đất, góp phần tăng năng suất và thu nhập lao động nông nghiệp toàn vùng.

- Tiếp tục triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học và từng bước chuyển giao ứng dụng như: Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho vật nuôi; So sánh giống cây trồng và mức độ đáp ứng của chúng với phân bón; Nhu cầu việc làm của thanh niên trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn

- Tiếp tục triển khai tăng cường trao đổi thông tin nhanh (email, fax, điện thoại), định kỳ sinh hoạt giữa các Trạm Kiểm dịch động, thực vật thuộc vùng giáp ranh giữa các tỉnh - thành và Thành phố để chủ động phòng chống dịch bệnh, quản lý chất lượng sản phẩm, khắc phục, chấn chỉnh tình hình xuất nhập nông sản, gia cầm; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra và xử lý vi phạm một cách đồng bộ tình hình vận chuyển nông sản, gia cầm trái phép.

- Kiểm dịch, kiểm định các loại giống cây trồng - vật nuôi, dư lượng hóa chất độc hại trong nông sản, an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Hợp tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đảm bảo cung cấp các yếu tố đầu vào - đầu ra phục vụ sản xuất cho nông dân, nhất là vấn đề tiêu thụ, sơ chế, bảo quản nông sản.

là dịch cúm gia cầm (kiểm soát chặt chẽ việc chăn nuôi, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm từ các tỉnh về thành phố).

- Đầu tư, quản lý khai thác các công trình thủy lợi.

Đối với từng tỉnh cần tập trung phát triển theo hướng liên kết thống nhất có tính phân công theo hướng chuyên môn hóa, cụ thể như sau:

Phát triển nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh theo hướng hiện đại, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cao gắn với đặc thù nông nghiệp của một đô thị đặc biệt và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Ở Bà Rịa – Vũng Tàu, cần thu hút các dự án chế biến nông - lâm - sản chủ yếu như : Hạt điều, cà phê, Ca cao, tiêu, xay xát gạo, chế biến gỗ,...

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại sản xuất các mặt hàng có lợi thế của tỉnh, nhằm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững.

Tại Đồng Nai, thát huy điều kiện đất đai, sinh thái kết hợp với nâng cấp hệ thống thủy lợi, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến và đổi mới mô hình sản xuất để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa. Tập trung phát triển các nông sản hàng hóa chủ lực như rau quả chất lượng cao, cây ăn trái đặc sản, cây công nghiệp, sản phẩm chăn nuôi. Xây dựng và phát triển các mô hình kinh doanh sản xuất nông nghiệp, các khu công nghiệp công nghệ cao và các mô hình kinh tế trang trại, hợp tác xã chăn nuôi, trồng trọt có mức độ chuyên môn hóa và thâm canh cao.

Ở Bình Dương, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị cao. Áp dụng công nghệ sinh học, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao trong nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đầu tư phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày như cao su; cây ăn trái, rau đậu, cây kiểng và chăn nuôi đại gia súc và gia cầm.

Ở Bình Phước, phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, chuyên canh để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh như: vùng trồng cây công nghiệp dài ngày (cao su, tiêu, điều); vùng cây ăn quả; vùng đồng cỏ phục vụ chăn

nuôi đại gia súc (trâu, bò).

Đối với Tây Ninh, trên cơ sở thị trường, những điều kiện về tự nhiên, tập quán canh tác... Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên môn hoá. Tăng nhanh các cây công nghiệp phục vụ xuất khẩu, phát triển sản xuất rau quả phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh, cho các khu vực đô thị của tỉnh và trong vùng đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, ổn định diện tích cao su. Có biện pháp duy trì, ổn định phát triển vùng nguyên liệu mía.

Đối với Long An, trọng tâm là sản xuất lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; phát triển theo hướng thâm canh và chuyên canh, ứng dụng công nghệ mới phù hợp, sử dụng giống có chất lượng cao nhằm gia tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác và đáp ứng nhu cầu của thị trường; đồng thời chú trọng khâu chế biến sau thu hoạch, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. Cải thiện hệ thống sản xuất các sản phẩm là thế mạnh của tỉnh như mía, rau quả đáp ứng các tiêu chuẩn tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; từng bước kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đảm bảo tăng trưởng nông nghiệp ổn định; tuân thủ các quy trình công nghệ từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Phát triển chăn nuôi (lợn, bò, gia cầm) theo hướng tập trung có quy mô phù hợp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước; áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm; kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh và ô nhiễm môi trường do các hoạt động chăn nuôi.

Đối với Tiền Giang, tổ chức lại hệ thống sản xuất nông nghiệp gắn với hệ thống tiêu thụ và chế biến sản phẩm; chú trọng củng cố tổ chức và nâng cao vai trò kinh tế tập thể đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế vườn, nuôi trồng thủy hải sản và chú trọng xây dựng thương hiệu hàng hóa các sản phẩm đặc trưng của Tỉnh (như vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, sơ ri Gò Công, xoài cát Hòa Lộc, cam mật Cái Bè, bưởi, thanh long Chợ Gạo, bưởi da xanh, khóm...) để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

3.1.1.2. Về công nghiệp

- Trọng tâm của vấn đề liên kết kinh tế đó là từng tỉnh thành tập trung phát triển ngành công nghiệp thế mạnh, lợi thế, khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ. Trên cơ đó, cần có sự phân công cụ thể trong phát triển công nghiệp, tránh tạo ra sự cạnh tranh sản phẩm trong nội vùng, hướng tới liên kết để tạo ra giá trị sản phẩm tăng cao, tăng hàm

lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh liên vùng và cả nước với vai trò đầu tàu, hạt nhân là thành phố Hồ Chí Minh.

Cần xác định Tp.Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp công nghệ cao. Chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sản xuất các mặt hàng chủ lực của Thành phố liên quan đến 3 yếu tố công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, hiệu quả kinh tế cao như các ngành cơ khí; điện tử - công nghệ thông tin; hóa dược - cao su; chế biến tinh lương thực thực phẩm và các ngành công nghệ sinh học, công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng; phát triển công nghiệp thời trang ngành dệt may - da giày, công nghiệp thiết kế; chuyển dần từ hoạt động gia công lắp ráp sang hoạt động sản xuất. Mặt khác, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm phục vụ xuất khẩu làm điểm tựa vững chắc cho quá trình phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung không chỉ cho Thành phố mà còn phục vụ cho các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đối với Bà Rịa Vũng Tàu,phát triển các ngành công nghiệp chủ lực trên cơ sở phát huy tiềm năng thế mạnh của Tỉnh: tiếp tục xúc tiến mạnh công tác thăm dò dầu khí để tăng khối lượng khai thác, phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ, hỗ trợ dầu khí và các ngành sử dụng khí làm nguyên liệu, nhiên liệu; các ngành công nghiệp đóng tàu, công nghiệp dịch vụ cảng, phục vụ cho các hoạt động vận tải biển. Đẩy mạnh chế biến hải sản phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, chú ý phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng từ các nguồn nguyên liệu địa phương.

Đối với Đồng Nai, cần ưu tiên phát triển các ngành thế mạnh của tỉnh chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng, gốm, sứ, gạch men, công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, hóa dược nông dược, phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến nhựa, sản phâm từ nhựa trên cơ sở nguyên liệu sẵn có tại địa phương.

Đối với Bình Dương, phát triển các ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, phát triển mạnh công nghiệp vừa và nhỏ, các ngành nghề truyền thống giài quyết việc làm tại chỗ ở khu vực nông thôn và lao động từ bên ngoài Tỉnh.

Một phần của tài liệu liên kết kinh tế giữa thành phố hồ chí minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2006 2012 (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)