Những thành tựu

Một phần của tài liệu liên kết kinh tế giữa thành phố hồ chí minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2006 2012 (Trang 123 - 126)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Những thành tựu

- Chương trình liên kết kinh tế giữa TP.HCM với các tỉnh trong Vùng KTTĐ PN đã được triển khai thực hiện đồng bộ trong tất cả lĩnh vực liên kết từ kinh tế đến xã hội và môi trường. Qua kết quả liên kết đạt được trong giai đoạn 2006-2010 đã làm cho tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của toàn Vùng đạt 12,12%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của cả nước (tính theo giá so sánh năm 1994). Bên cạnh đó, Vùng KTTĐ PN chứng tỏ là Vùng kinh tế tăng trưởng ngày càng nhanh và mạnh biểu hiện qua độ tăng trưởng GDP của cả Vùng tăng từ 4,9% vào năm 2006 lên 5,19% vào năm 2011(tính theo giá so sánh năm 1994).

- Qua kết quả liên kết nêu trên đã cho thấy TP.HCM là đầu tàu của cả Vùng KTTĐ PN trong tăng trưởng kinh tế thể hiện qua tỷ trọng GDP của TP.HCM chiếm lớn nhất trong Vùng (năm 2011 chiếm 50,17% tổng GDP của toàn Vùng, tính theo giá thực tế); tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của TP.HCM cũng chiếm lớn nhất Vùng (năm 2011 chiếm 44,42% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả Vùng). Ngoài ra, TP.HCM vẫn là trung tâm giáo dục - đào tạo với hàng trăm trường cao đẳng, đại học có đặc điểm là đa dạng hóa về loại hình đào tạo và đông đảo đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao (thạc sĩ, tiến sĩ).

- TP.HCM đã thể hiện rõ nét vai trò hạt nhân, động lực cho sự phát triển kinh tế của cả Vùng KTTĐ PN thông qua việc tích cực chủ động trao đổi, bàn bạc và ký kết Chương trình liên kết kinh tế với các tỉnh trong Vùng. Kết quả đến cuối năm 2007 đã ký được với 5 tỉnh trong số 7 tỉnh của Vùng là Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang. Điều này cho thấy TP.HCM có trách nhiệm cao trong công tác liên kết kinh tế với các tỉnh trong Vùng.

- Hầu hết các nội dung liên kết đã ký kết được các Sở ngành, đơn vị, doanh nghiệp triển khai thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình tăng trưởng kinh tế của các tỉnh trong Vùng KTTĐ PN. Cụ thể, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh trong Vùng theo hướng giảm dần tỷ trọng GDP khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản (khu vực I) và tăng dần tỷ trọng GDP khu vực công nghiệp - xây dựng (khu vực II).

- Thông qua mối liên kết chặt chẽ với các tỉnh trong Vùng KTTĐ PN, TP.HCM đã thực hiện thành công một số chương trình trọng điểm do Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ VIII đề ra. Cụ thể là chương trình di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm từ nội thành ra ngoại thành và các tỉnh lân cận. Tính đến cuối năm 2007, TP.HCM đã di dời được 1.261 cơ sở sản xuất, chiếm gần 90% tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc diện phải di dời. Hiệu quả đạt được từ chương trình này khá cao thể hiện qua việc các doanh nghiệp gây ô nhiễm khi di dời ra ngoại thành và các tỉnh đã tiến hành đổi mới công nghệ hiện đại, trang bị hệ thống xử lý nước thải (chất thải, khí thải) và trở thành ngành công nghiệp sạch không gây ô nhiễm môi trường.

tầng xã hội tương đối hoàn chỉnh như cầu, điện, đường, trường học, trạm xá… Những công trình công cộng này đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương, nâng cao đời sống cho người dân của các tỉnh trong Vùng KTTĐ PN. Đồng thời, đã giải quyết được một phần xu hướng di dân trong độ tuổi lao động từ các tỉnh đến thành phố để tìm việc làm.

- Trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, TP.HCM đã giúp các tỉnh trong Vùng KTTĐ PN bằng nhiều hình thức như tiếp nhận cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của các tỉnh để đào tạo qua các khóa huấn luyện về công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn hoặc dài hạn; cử giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi đến các tỉnh giảng dạy cho sinh viên trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học nhằm trang bị những kiến thức cơ bản chuyên ngành. Chính những cán bộ này sẽ giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh toàn Vùng trong tương lai.

- Thông qua chương trình liên kết, việc mời gọi đầu tư vào các tỉnh, thành phố trong Vùng KTTĐ PN đã được tuyên truyền rộng rãi trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, đài truyền hình) của TP.HCM và các địa phương của toàn Vùng. Qua đó, môi trường đầu tư của các tỉnh, thành phố trong Vùng đã hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài và ngày càng có nhiều nhà đầu tư tiến hành công tác xúc tiến hợp tác đầu tư vào hầu hết các tỉnh, thành phố của Vùng. Cụ thể, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của cả Vùng KTTĐ PN năm 2011 tăng 2,8 lần so với năm 2006; số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của toàn Vùng KTTĐ PN năm 2011 gấp 1,06 lần so với năm 2006.

* Nguyên nhân c a nh ng thành t u

- Chương trình liên kết kinh tế đã được Thành ủy, Ủy ban nhân dân TP.HCM và Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh trong Vùng KTTĐ PN rất quan tâm theo dõi và chỉ đạo cụ thể để xử lý những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

- Chính quyền TP.HCM và các tỉnh trong Vùng KTTĐ PN đã nhận thức rất cao về tính tất yếu khách quan của việc hợp tác kinh tế Vùng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.

- Lãnh đạo TP.HCM và các tỉnh trong Vùng KTTĐ PN đã tổ chức triển khai thực hiện Luật Đầu tư (thống nhất) đúng quy trình thủ tục và nhanh chóng; cải tiến thủ

tục hành chính theo hướng đơn giản và thuận tiện cho các nhà đầu tư nhằm giúp nhà đầu tư có điều kiện triển khai thực hiện các dự án một cách nhanh chóng.

- Lãnh đạo các Sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp của TP.HCM và các tỉnh trong Vùng KTTĐ PN đã tích cực phối hợp chặt chẽ với nhau trên tinh thần hợp tác tự nguyện trong việc triển khai thực hiện những nội dung liên kết theo từng lĩnh vực mà ngành mình quản lý. Chính nhờ sự nổ lực cao của các Sở ngành nên các doanh nghiệp đã gặp nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện những dự án đầu tư vào các tỉnh của Vùng trong nhiều năm qua.

- Mối quan hệ gắn bó lâu đời giữa TP.HCM với các tỉnh trong Vùng KTTĐ PN đã được thiết lập từ nhiều năm qua. Vì vậy, UBND các tỉnh của Vùng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các Sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp TP.HCM tiến hành hợp tác phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các tỉnh trong Vùng.

Một phần của tài liệu liên kết kinh tế giữa thành phố hồ chí minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2006 2012 (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)