Phân tích thực trạng Vùng kinh tế trong điểm phía Nam trên các lĩnh vực

Một phần của tài liệu liên kết kinh tế giữa thành phố hồ chí minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2006 2012 (Trang 46 - 82)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Phân tích thực trạng Vùng kinh tế trong điểm phía Nam trên các lĩnh vực

nghiên cứu

2.1.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 2.1.1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP

* Chia theo tỉnh, thành phố

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của VKTTĐPN tăng khá nhanh. Nếu như năm 2006 GDP của vùng là 422.430 tỷ đồng (tính theo giá thực tế) chiếm 11,7% của cả nước thì đến năm 2012 GDP của vùng 1.021.966 tỷ đồng.

Bảng 2.1.Tốc độ tăng trưởng GDP Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2006 – 2011 (Đơn vị: %) Năm Địa danh 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Bình quân giai đoạn Vùng KTTĐPN 4,81 5,13 3,88 5,6 5,19 4,81 12,12

(Nguồn: Xử lý từ Tổng cục thống kê Việt Nam)

Tốc độ tăng trưởng GDP toàn Vùng được duy trì đều đặn với mức cao như: năm 2006 là 4,9%; năm 2007 là 4,81%; năm 2008 là 5,13%; ; năm 2010 là 3,88% và năm 2011 là 5,6%. Riêng năm 2009 tốc độ tăng trưởng suy giảm mạnh, chỉ đạt 3,88%, thấp hơn rất nhiều so với các năm trước. Qua đó chứng tỏ Vùng KTTĐ PN tăng trưởng tương đối ổn định suốt 6 năm qua. Tuy rằng trong bối cảnh chung của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu với mức độ ảnh hưởng khá mạnh trên toàn thế giới nhưng Việt Nam nói chung và Vùng KTTĐPN nói riêng vẫn còn duy trì tốc độ tăng trưởng dương, đây là dấu hiệu tích cực cho bối cảnh phát triển chung của Việt Nam và Vùng KTTĐPN. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân toàn Vùng giai đoạn 2006 - 2011 là 12,22%/năm, trong đó phần lớn các tỉnh đều có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng

trưởng bình quân giai đoạn của toàn Vùng. Chỉ riêng Bà Rịa Vũng Tàu có mức tăng trường bình quân thấp hơn mức tăng trưởng chung cùa toàn vùng (1,77%). (Biểu 2.1).

Cùng với tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân theo đầu người của vùng cũng được cải thiện đáng kể. GDP tính theo đầu người của VKTTĐPN cao gần gấp 2,5 lần mức bình quân cả nước. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người cao nhất

Vùng KTTĐ PN đạt được tốc độ tăng trưởng GDP cao thời gian qua như trên do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là:

Thứ nhất, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, mở cửa hội nhập của

Đảng và Nhà nước nhanh chóng đi vào cuộc sống, nhiều văn bản pháp luật vừa nhanh chóng được hình thành, vừa điều chỉnh bổ sung hướng đến chung một môi trường sản xuất - kinh doanh bình đẳng đã thực sự khơi dậy tiềm năng nguồn lực nội tại của Vùng và thu hút vốn từ bên ngoài vào Vùng (từ các tỉnh, thành trong cả nước và nước ngoài);

Thứ hai, sự năng động, sáng tạo, chủ động của chính quyền địa phương các tỉnh,

thành trong công tác quản lý Nhà nước, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức trong mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh;

Thứ ba, vốn đầu tư phát triển gia tăng nhanh, vốn đầu tư là một yếu tố quan

trọng của quá trình sản xuất, vốn đầu tư không chỉ đóng góp quan trọng vào tăng trưởng sản lượng một cách tực tiếp như một yếu tố đầu vào mà còn gián tiếp thông qua sự cải tiến kỹ thuật, làm tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất khác.

Đơn cử tổng vốn đầu tư phát triển của toàn vùng tăng khá mạnh từ 127.346 tỷ đồng năm 2006 lên đến 351.768 tỷ đồng năm 2011, tăng 18,44%. Riêng ở TP.HCM tổng vốn đầu tư phát triển tăng rất mạnh, năm 2006 đạt 68.053 tỷ đồng, năm 2011 đạt 201.500 tỷ đồng, tăng 19,83%, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển chiếm đến 57,28% toàn vùng (năm 2011). (xem biểu 2.2, 2.3, ở ph n phụ lục).

Bảng 2.2. Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển Vùng KTTĐPN và Tp.Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 – 2011 (Đơn vị: %)

Năm Địa danh 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Bình quân giai đoạn Vùng KTTĐPN 7,10 16,39 12,62 8,10 9,48 7,10 18,44 TP. Hồ Chí Minh 8,93 19,92 11,23 8,89 8,83 8,83 19,83

(Nguồn: Xử lý từ Tổng cục thống kê Việt Nam) * Chia theo khu vực kinh tế

Khu vực I (nông - lâm - thủy sản) có tốc độ phát triển thấp nhất trong 3 khu vực và tốc độ phát triển hàng năm không ổn định, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2011 đạt 7,16%/năm. Tuy nhiên, nhờ tích cực chuyển dịch cơ cấu sản xuất và áp dụng tiến bộ kỹ thuật theo hướng tạo ra giá trị cao hơn trên một đơn vị diện tích nên giá trị tuyệt đối vẫn tăng đều qua các năm.

2,76 2,67 4,61 2,41 2,65 2,19 4,14 3,75 4,44 2,93 6,23 5,27 6,59 6,79 6,17 5,42 5,58 5,6 0 1 2 3 4 5 6 7 8 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

(Nguồn: Xử lý và và vẽ từ số liệu của Tổng cục thống kê)

Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam

chia theo khu vực kinh tế (Giai đoạn 2006-2012)

%

Khu vực II (công nghiệp - xây dựng) có tốc độ phát triển xếp thứ hai trong 3 khu vực và tốc độ phát triển hàng không ổn định, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2011 đạt 11,03%/năm.

Khu vực III (dịch vụ) có tốc độ phát triển đứng cao nhất trong 3 khu vực. Tuy vậy tốc độ phát triển hàng năm cũng không ổn định nhưng có xu hướng tăng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2011 đạt 15,07%/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do hiệu xuất đầu tư của kinh doanh khu vực III cao, lại cũng rất ít chịu tác động rủi ro của điều kiện tự nhiên và sau khi Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động thương mại - dịch vụ có những thuận lợi về cơ hội mở rộng thị trường, mặt bằng pháp lý nhưng cũng có nhiều thách thức không nhỏ, nhất là năng lực cạnh tranh còn thấp (xem biểu 2.4 ở ph n phụ

lục).

Điểm chung nhất trong tốc độ tăng trưởng của 3 khu vực đó là sự suy giảm mạnh trong năm 2009. Trong đó khi vực I thấp nhất chỉ đạt 2,41%, khu vực II 2,93% và khu vực III vẫn duy trì mức cao nhất trong 3 khi vực, đạt mức 5,42%. Tốc độ tăng trưởng này phản ảnh khá rõ nét mối quan hệ kinh tế sự tác động tương hỗ, vị trí vai trò của Vùng KTTĐPN đối với cả nước. Trong đó ngành kinh tế bị ảnh hưởng và có tác động mạnh mẽ nhất đó là công nghiệp, trong khi ngành góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng của vùng đó là dịch vụ. Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực II, III sẽ có ý nghĩa rất lớn trong phát triển chung của toàn vùng và cả nước. (Biểu đồ 2.1)

* Chia theo thành phần kinh tế

Kinh tế nhà nước có tốc độ phát triển thấp nhất và tốc độ phát triển hàng năm không ổn định, giai đoạn năm 2008-2009 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất chỉ đạt 1,98%; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2011 đạt 6,49%/năm, thấp hơn mức tăng trưởng bình quân chung (12,22%). Nguyên nhân chủ yếu là do hiệu xuất đầu tư của khu vực Nhà nước thấp do Nhà nước tập trung hơn vào đầu tư kết cấu hạ tầng tạo tiền đề cho phát triển chung, đầu tư vào lãnh vực công cộng.Tuy nhiên, nhờ tích cực cải cách hướng đến hoạt động có hiệu quả nên số tuyệt đối giá trị GDP vẫn tăng đều qua các năm.

Kinh tế tư nhân có tốc độ phát triển cao nhất và tốc độ phát triển hàng năm cao, duy trì khá đều đặn, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2011 đạt 20,81%/năm, cao

hơn mức tăng trưởng bình quân chung (12,22%/năm). Nguyên nhân chủ yếu là do hiệu xuất đầu tư của khu vực tư nhân đạt hiệu quả cao nhờ tính chủ động, năng động và nhất là sự gắn kết chặt chẽ giữa sở hữu với lợi ích. Bên cạnh đó, cũng phải tính đến tác động tích cực của cơ chế, chính sách nhất quán trong phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng, Nhà nước ta.

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ phát triển thứ hai và tốc độ phát triển hàng năm cũng khá cao, duy trì khá đều đặn, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2011 đạt 12,22%/năm, bằng mức tăng trưởng bình quân chung (12,22%/năm) có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế Vùng những năm qua (xem biểu 2.5 ở phần phụ lục – Biểu đồ 2.2)

(Nguồn: Xử lý và và vẽ từ số liệu của Tổng cục thống kê)

Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam chia theo thành phần kinh tế (Giai đoạn 2006-2012)

2,37 0,29 3,23 1,98 4,86 3,25 7,06 8,97 6,33 5,47 13,57 7,92 4,77 3,55 5,11 3,14 6,8 6,17 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Kinh tế nhà nước Kinh tế tư nhân Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

%

2.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu GDP

* Chia theo tỉnh, thành phố

Các tỉnh, thành có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung thường tăng tỷ trọng GDP trong cơ cấu GDP Vùng giai đoạn 2006-2011. Cụ thể:

Tp.Hồ Chí Minh (từ 45,11% lên 50,17%), Đồng Nai (từ 8,65% lên 9,47%), Bình Dương (từ 4,36% lên 6,10%), Bình Phước (1,89% lên 2,43%), Tây Ninh (từ 2,94% lên 4,09%), Long An (3,27% lên 4,35%) và Tiền Giang (3,48% lên 4,57%). Trong vùng chỉ riêng Bà Rịa - Vũng Tàu có tỉ trọng GDP giảm khá mạnh (từ 30,29% xuống 18,82%) (Biểu đồ 2.3, 2. 4)

Tuy tỉ trọng GDP Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2011 giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP toàn vùng (18,82% năm 2011). Bà Rịa - Vũng Tàu cùng tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP toàn vùng (18,82% năm 2011). Bà Rịa - Vũng Tàu cùng tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP toàn vùng (18,82% năm 2011). Bà Rịa - Vũng Tàu cùng với Tp.Hồ Chí Minh và Đồng Nai chiếm đến 78,46% GDP toàn vùng. Sở dĩ có tình trạng này là do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác

8,82% , 50,17% 6,10% 9,47% 2,434,09%% 4,35% 4,57%

TP. Hồ Chí Minh Đồng Nai Bình Dương Bà Rịa - Vũng Tàu Bình Phước Tây Ninh Long An Tiền Giang

Biểu đồ 2.3. Tỉ trọng GDP các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Năm năm 2006

Biểu đồ 2.4. Tỉ trọng GDP các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía am năm 2011

dầu thô & khí tự nhiên và dịch vụ du lịch nên tạo ra GDP cao so với Vùng. Tính riêng năm 2011, Tp.Hồ Chí Minh có tỉ trọng GDP cao nhất chiếm 50,17%, kế đến là Bà Rịa Vũng Tàu 18,82%, Đồng Nai (9,47%). Tỉnh có GDP thấp nhất là Bình Phước (2,43%). Điều này cho thấy vai trò và khả năng đóng góp khá lớn của Tp.Hồ Chí Minh trong toàn bộ sự phát triển chung của toàn Vùng. (xem biểu 2.6 ở phần phụ lục).

* Chia theo khu vực kinh tế:

Trong cơ cấu kinh tế theo ngành của VKTTĐPN, giai đoạn 2006 - 2011 khu vực II và khu vực III chiếm ưu thế tuyệt đối, khu vực I có vai trò không đáng kể. Đạt được kết quả này là do sự hình thành nhanh các cụm, khu công nghiệp và khu chế xuất thời gian qua của các tỉnh, thành cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế nhiều thành phần đã thu hút vốn vào phát triển ngành công nghiệp và xây dựng.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng giai đoạn 2006 - 2011 vẫn diễn ra theo xu hướng chung là giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và khu vực III nhưng chưa ổn định. Riêng khu vực vực II có nhiều biến động, với tỉ trọng cao nhất vào năm 2006 là 59,7% và thấp nhất vào năm 2011 là 52%

Bảng 2.3. Tỉ trọng GDP Vùng KTTĐPN giai đoạn 2006 - 2011 chia theo khu vực kinh tế (Đơn vị: %) Năm Khu vực kinh tế 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2006-2011 Khu vực I 7,86 8,16 9,17 9,25 8,89 9,37 + 1,51 Khu vực II 59,67 57,12 55,86 52,76 52,00 51,95 - 7,73 Khu vực III 32,47 34,72 34,97 37,99 39,11 38,69 + 6,22

(Nguồn: Xử lý từ Tổng cục thống kê Việt Nam)

Sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế cũng thể hiện khá rõ nét tình hình và xu hướng phát triển chung của từng tỉnh. Trong đó Tp.Hồ Chí Minh là tỉnh thành có tỉ trong GDP khu vực I thấp nhất trong toàn vùng, chỉ đạt 0,62% năm 2011, GDP khu vực III chiếm cao nhất 27,21% (năm 2011). Điều này cho thấy sự phát triển vượt bậc của Tp.Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua và phát huy khá tốt vai trò đầu tàu trong nền kinh tế cùa toàn Vùng.

Nhìn chung các tỉnh đều chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng GDP khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. Chỉ riêng Bà Rịa - Vũng Tàu là tăng tỉ trọng khu vực I và giảm tỉ trọng GDP khu vực III, nhưng biến động không đáng kể. (B ng 2.3).

* Chia theo thành phần kinh tế

Kinh tế nhà nước giảm từ 25,70% năm 2006 xuống 21,38% năm 2011 vì có tốc độ tăng bình quân (6,49%/năm giai đoạn 2006-2011) thấp hơn tốc độ tăng bình quân chung (12,22%/năm).

Kinh tế ngoài nhà nước có tỷ trọng trong cơ cấu Vùng khá giảm từ 39,50% năm 2006 còn 30,79% (năm 2011). Tuy nhiên tỉ trọng này vẫn xếp thứ hai trong cơ câu GDP theo thành phần kinh tế của Vùng.

Kinh tế tư nhân cơ cấu GDP tăng khá mạnh từ 34,78% năm 2006 lên 46,70% năm 2011. Điều này chứng tỏ khu vực kinh tế tư nhân phát triển các sản phẩm, dịch vụ có giá thực tế cao cũng có nghĩa là nhiều sản phẩm mới, chất lượng cao. Qua tỷ trọng GDP trong Vùng (46,70% năm 2011) cho thấy khu vực kinh tế tư nhân có ý nghĩa rất lớn trong trong tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng thời gian qua (b ng 2.4).

Bảng 2.4. Tỉ trọng GDP Vùng KTTĐPN chia theo thành phần kinh tế giai đoạn 2006 – 2011 (Đơn vị: %) Năm Thành phần kinh tế 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2006-2011 Nhà nước 25,70 23,24 24,12 24,09 21,96 21,38 -4,32 Tư nhân 34,78 39,75 39,36 44,52 47,43 46,70 + 11,91

Đầu tư nước ngoài 39,50 37,74 36,51 31,38 29,91 30,79 -8,71 (Nguồn: Xử lý từ Tổng cục thống kê Việt Nam)

2.1.1.3. Vai trò tăng trưởng kinh tế của TP.HCM trong Vùng KTTĐ PN

Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) với vị trí đặc biệt về địa lý, kinh tế - xã hội đang và sẽ giữ vai trò đầu tàu thúc đẩy phát triển của Vùng KTTĐ phía Nam và cả nước. Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của TP HCM đối với cả nước thể hiện ở vai trò là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hoá, khoa học kỹ thuật của cả nước; ở mức đóng góp vào khoảng 1/5 GDP của cả nước và 1/3 tổng thu ngân sách nhà nước.

45,11% GDP của toàn Vùng VKTTĐ PN. Điểm lưu ý là TP.HCM chiếm tỷ trọng GDP cao nhất Vùng, tỷ trọng trong Vùng cũng tăng dần từ 45,11% năm 2006 lên 50,17% năm 2011, cùng với tỷ trọng GDP tăng thì mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-20011 là 13,36%/năm cao hơn mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2011 của Vùng KTTĐ PN (12,22%/năm) và tốc độ phát triển hàng năm cũng gần với tốc độ phát triển của Vùng (B ng 2.5).

Bảng 2.5.Tỉ trọng GDP, tốc độ tăng trưởng GDP Vùng KTTĐPN và Tp.Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2011 (Đơn vị: %)

Năm Địa danh 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Bình quân giai đoạn Tỉ trọng GDP Vùng KTTĐPN 100 100 100 100 100 100 100 TP. Hồ Chí Minh 45,11 47,46 46,38 50,92 51,89 50,17 + 5,06 Tốc độ tăng trưởng GDP Vùng KTTĐPN 4,9 4,81 5,13 3,88 5,6 5,19 12,22 TP. Hồ Chí Minh 5,9 6,13 5,22 4,23 5,71 5,00 13,36

(Nguồn: Xử lý từ Tổng cục thống kê Việt Nam)

Nguyên nhân chủ yếu đó là P.HCM đã đi trước các tỉnh khác trong Vùng một bước trong phát triển kinh tế, hướng phát triển của TP. HCM trong thời gian qua và trong giai đoạn sắp tới là đẩy nhanh tốc độ phát triển khu vực thương mại - dịch vụ (khu vực III), song song với việc di dời các cơ sở công nghiệp qua các địa phương khác (Đồng Nai, Bình Dương…) nhằm tận dụng những ưu thế từ nguồn nguyên liệu của các nơi này. Với xu hướng điều chỉnh này cùng với chủ trương liên kết kinh tế để giải quyết hạn chế về nguyên liệu, khó khăn ở đầu vào cho phát triển, tạo động lực cho sự phát triển của Thành phố và kéo sự phát triển của Vùng mạnh mẽ hơn nên trong thời gian vừa qua khu vực công nghiệp - xây dựng của TP.HCM có tốc độ tăng trưởng cao hơn của các tỉnh trong vùng. Nếu năm 2006 khu vực công nghiệp xây dựng (khu vực II) của TP.HCM chiếm 21,38% trong cơ cấu GDP khu vực công nghiệp công nghiệp của Vùng thì năm 2011 con số này chiếm 22,34%. Cùng với quá trình này, cơ cấu khu vực dịch vụ của TP.HCM so với khu vực dịch vụ của Vùng duy trì trong 70,32% so với Vùng (năm 2011). Điều này cho thấy vai trò là một trung tâm dịch vụ không những của vùng mà

còn cả khu vực Nam bộ của TP.HCM được thể hiện rõ nét hơn so với vai trò trung tâm

Một phần của tài liệu liên kết kinh tế giữa thành phố hồ chí minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2006 2012 (Trang 46 - 82)