Cơ sở để tiến hành mối quan hệ liên kết kinh tế

Một phần của tài liệu liên kết kinh tế giữa thành phố hồ chí minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2006 2012 (Trang 90)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Cơ sở để tiến hành mối quan hệ liên kết kinh tế

Từ năm 2000 đến nay, TP.HCM đã ký kết với các tỉnh Vùng KTTĐ PN các chương trình liên kết phát triển kinh tế trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của từng tỉnh, thành phố trong Vùng được thể hiện như sau:

- TP.Hồ Chí Minh: thế mạnh của thành phố là có đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập. Ngoài ra, TP.HCM còn có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, mạng lưới điện, bưu chính viễn thông...) và hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện...) được xây dựng hoàn chỉnh có thể thỏa mãn tương đối nhu cầu của người dân thành phố và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, TP.HCM cũng có các khu công nghiệp - khu chế xuất đã và đang hoạt động nhằm góp phần giải quyết

việc làm cho người lao động địa phương và các tỉnh làm nền tảng để phát triển công nghiệp và dịch vụ cho toàn Vùng KTTĐ PN.

- Các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Long An: là những nơi tập trung hàng loạt các khu công nghiệp với quy mô lớn về diện tích và lao động đang làm việc sẽ góp phần rất lớn trong quá trình phát triển ngành công nghiệp của cả Vùng KTTĐ PN trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Mặt khác, với lợi thế về vị trí địa lý (chỉ cách TP.HCM 30 - 40 km về đường bộ), ba tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Long An đã, đang phát triển mạnh các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động (chế biến thực phẩm, dệt may, giày da). Do đó, các tỉnh này đã góp phần giảm số lượng rất lớn lao động nhập cư từ các tỉnh trong cả nước về TP.HCM sống và làm việc.

- Tỉnh Bà Rịa & Vũng Tàu: là tỉnh tập trung nguồn tài nguyên quý của đất nước (dầu thô và khí thiên nhiên) nên tỉnh Bà Rịa & Vũng Tàu có giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ dầu và khí rất lớn. Ngoài ra, tỉnh còn phát triển mạnh ngành du lịch do có bờ biển dài và hệ thống đường giao thông được xây mới, nâng cấp hoàn chỉnh. Một lợi thế nữa của tỉnh Bà Rịa & Vũng Tàu là có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu (tàu trọng tải 60.000 tấn cập bến được) phù hợp cho việc phát triển ngành thương mại (nội thương, ngoại thương), góp phần trao đổi hàng hóa được thuận tiện và dễ dàng ở trong nước và nước ngoài.

- Tỉnh Tây Ninh và Bình Phước: là những địa phương tập trung nhiều loại cây công nghiệp như cao su, tiêu, điều... thích hợp với sự phát triển các ngành công nghiệp như chế biến thực phẩm, sản xuất sản phẩm từ cao su... Đặc biệt, tỉnh Tây Ninh có khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (giáp với nước bạn Campuchia) đã góp phần đẩy mạnh việc giao lưu hàng hóa giữa Việt Nam và Campuchia và mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho cả nước nói chung và toàn Vùng KTTĐ PN nói riêng.

- Tỉnh Tiền Giang: là tỉnh có lợi thế về diện tích (đất rộng) và nguồn lao động tại chỗ dồi dào nên phù hợp với việc phát triển các khu công nghiệp quy mô lớn về diện tích và số lượng lao động làm việc. Vì vậy, tỉnh Tiền Giang sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư của TP.HCM vào những dự án phát triển khu công nghiệp nhằm chia sẻ với thành phố trong sự phát triển ngành công nghiệp của cả Vùng KTTĐ PN. Mặt khác, tỉnh Tiền Giang cũng thích hợp cho việc phát triển ngành du lịch sinh thái với hệ thống các khu

vườn cây ăn trái rộng rãi và thoáng mát.

Một phần của tài liệu liên kết kinh tế giữa thành phố hồ chí minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2006 2012 (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)