Phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong công tác bảo vệ mô

Một phần của tài liệu liên kết kinh tế giữa thành phố hồ chí minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2006 2012 (Trang 147 - 148)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong công tác bảo vệ mô

Đẩy mạnh sự phối hợp gắn kết giữa các địa phương trong và ngoài vùng trong quá trình xúc tiến đầu tư, huy động và phân bổ nguồn lực, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đào tạo, thu hút và tạo việc làm; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; xây dựng các chương trình, tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng; cung cấp thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu kinh tế - xã hội cho vùng phục vụ cho công tác dự báo và phối hợp phát triển bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Sự phát triển ngành công nghiệp của các địa phương trong Vùng KTTĐ PN, bên cạnh mặt tích cực của sự tăng trưởng công nghiệp, thì hệ quả về môi trường đang đặt ra khá nghiêm trọng. Do đó, xác định các nội dung và dự án cần phối hợp chặt chẽ trên quy mô toàn Vùng để xử lý về môi trường, bao gồm cả vấn đề cấp nước và thoát nước gắn liền với các sông chính của Vùng gồm sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông. Cụ thể như sau:

- Xây dựng, rà soát quy hoạch cấp, thoát nước trên toàn Vùng, đặc biệt là các khu vực đô thị, khu vực tập trung khu công nghiệp, khu chế xuất. Đối với một số tỉnh sử dụng nguồn nước mặt cần tính đến việc ảnh hưởng của môi trường nước do việc xử lý chưa tốt nước thải của các khu công nghiệp. Cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng tại các đô thị, đặc biệt là TP.HCM, gắn liền với các sông chính trong Vùng.

- Nghiên cứu xây dựng các khu vực chứa chất thải, những nhà máy xử lý chất thải cho các đô thị, chọn vị trí thích hợp trên địa bàn Vùng.

Hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn có vai trò quan trọng đối với TP.HCM trong việc điều tiết, phòng chống lụt bão, kiểm soát xâm nhập mặn, cung cấp nguồn nước cho các nhà máy nước trên địa bàn thành phố. Đề nghị có sự hợp tác giữa TP.HCM và các tỉnh liên quan như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Ban Quản lý hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng trong việc điều tiết đảm bảo nguồn và chất lượng nước các

nhà máy cấp nước trên địa bàn thành phố; phòng chống úng ngập các vùng ven sông; kiểm tra, giám sát, hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường và nguồn nước mặt, nước ngầm.

Ngoài việc xử lý chất thải rắn và rác sinh hoạt, cần quan tâm đến công tác phối hợp quản lý và xử lý chất thải nguy hại, đặc biệt là tại TP.HCM, các tỉnh Bình Dương và Đồng Nai là những tỉnh, thành phố có các khu dân cư, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp gần với địa giới hành chính của các địa phương.

Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, cần tăng cường khung thể chế và các nguồn lực cho công tác giám sát, cưỡng chế. Nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý rác thải nguy hại, đặc biệt là các đối tương gây ra ô nhiễm, các đơn vị xử lý rác. Phát triển hệ thống thu phí theo nguyên tắc “ i gây ô

nhiễm ph i tr ti ”, khuyến khích các đơn vị kinh tế giảm tỷ lệ rác thải nguy hại. Cần

có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng khi xem xét các dự án đầu tư lớn, có tác động đến môi trường của cả Vùng.

3.2.5. Hình thành các chi nhánh giáo dục tại các tỉnh nhằm giảm tình trạng quá

tải ở TP.HCM

Trong những năm qua, trên địa bàn TP.HCM sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế đã gây ra tình trạng quá tải về hệ thống hạ tầng kỹ thuật lẫn hạ tầng xã hội. Cụ thể như tình trạng ách tắc giao thông; các trường học không đủ phòng học để phục vụ cho người dân thành phố và các tỉnh trong Vùng. Do đó, biện pháp nhằm giảm mật độ quá tải ở TP.HCM là khuyến khích các cơ sở đào tạo có uy tín của thành phố mở thêm chi nhánh tại các tỉnh trong Vùng để phục vụ người dân tại chỗ, đồng thời góp phần

Một phần của tài liệu liên kết kinh tế giữa thành phố hồ chí minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2006 2012 (Trang 147 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)