Những giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình liên kết kinh tế đạt hiệu quả

Một phần của tài liệu liên kết kinh tế giữa thành phố hồ chí minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2006 2012 (Trang 142)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình liên kết kinh tế đạt hiệu quả

trung tâm dịch vụ TP.HCM

Trước mắt cũng như trong dài hạn, Vùng KTTĐ PN vẫn là một trung tâm công nghiệp chủ lực của cả nước. Hướng phát triển công nghiệp theo quy hoạch là tập trung vào các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sức cạnh tranh lớn, hàm lượng chất xám cao, phục vụ xuất khẩu như: sản phẩm phần mềm, điện tử - viễn thông; dầu khí và các sản phẩm hóa dầu; thép, vật liệu xây dựng cao cấp; cơ khí chế tạo, thiết bị, phụ tùng và sửa chữa; chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, da giày…, trong đó công nghiệp điện tử - viễn thông - tin học trở thành ngành mũi nhọn, phát triển đồng bộ cả phần cứng lẫn phần mềm, đưa Vùng KTTĐ PN trở thành một trung tâm mạnh về sản xuất linh kiện điện tử và sản xuất phần mềm của khu vực Đông Nam Á.

Do đó cần điều chỉnh lại hướng phân bố công nghiệp trên địa bàn toàn Vùng,

trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên và dư địa của các tỉnh chưa phát triển (có mật độ sản xuất công nghiệp chưa tập trung cao, môi trường thiên nhiên chưa bị hủy hoại), phù hợp với đặc điểm của từng lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Hướng điều chỉnh bố trí công nghiệp như sau: tạo một hành lang công nghiệp theo hướng từ Đông Nam đến Tây Bắc thành phố (qua một phần các tỉnh, thành phố gồm Long An - Tây Ninh - TP.HCM - Bình Phước - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa & Vũng Tàu). Trong hành lang công nghiệp này, TP.HCM đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu công nghệ cao (quận 9) và khu công nghiệp cơ khí (huyện Củ Chi); gắn khu công nghệ cao với trường Đại học quốc gia nhằm phục vụ cho sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp cho cả Vùng KTTĐ PN. Đây là hành lang có nhiều ưu thế và còn dư địa rất lớn để phát triển công nghiệp và sẽ kích thích sự hình thành và phát triển các đô thị có bán kính từ 30 km đến 50 km so với TP.HCM, tạo nên các đô thị công nghiệp của Vùng.

Với vị trí vai trò của mình, TP.HCM sẽ thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, trước hết là dịch vụ phục vụ cho phát triển công nghiệp của Vùng như: dịch vụ phục vụ hoạt động xuất khẩu; dịch vụ cảng - vận tải - kho vận - hậu cần hàng hải; dịch vụ tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm; dịch vụ khoa học - công nghệ - tư vấn -

chuyển giao… Do dó, để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ, đề nghị trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội toàn Vùng cần có sự phối hợp giữa các địa phương trong việc thu hút đầu tư và tạo điều kiện để có sự phát triển mang tính hỗ tương, khai thác thế mạnh của mỗi tỉnh, thành phố. Các chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần đặt trên quan điểm cơ cấu của Vùng, chứ không phải cơ cấu của một tỉnh hay thành phố.

3.2.2. Phối hợp xây dựng đồng bộ mạng lưới hạ tầng kỹ thuật của Vùng KTTĐ

PN

Tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ và đi trước một bước. Ưu tiên hoàn thành các trục kết nối liên tỉnh, liên vùng, hệ thống đường cao tốc, đường bộ, sân bay và cảng biển theo hướng đồng bộ, hiện đại nhằm kết nối giữa các khu vực và giữa các phương thức vận tải. Tập trung giải quyết tốt vấn đề tắc nghẽn giao thông, ngập úng tại thành phố Hồ Chí Minh.

Để phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật của toàn Vùng KTTĐ PN, các tỉnh, thành phố cần liên kết xây dựng những tuyến đường bộ xuyên Vùng. Các địa phương trong Vùng phối hợp xây dựng và nâng cấp, mở rộng những tuyến đường liên tỉnh nối các đô thị trung tâm của các tỉnh; lập kế hoạch chung trong việc xây dựng tuyến vận chuyển hành khách và hàng hóa, dịch vụ ăn uống cho hành khách trên những tuyến đường dài; cải tạo đường thủy, nâng cấp các cảng sông, cảng biển.

TP.HCM cần đi đầu trong việc lập kế hoạch phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển, làm cơ sở để các tỉnh trong Vùng KTTĐ PN phối hợp trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo tính nhất quán và sự bổ trợ trong các kế hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn Vùng. Dựa trên kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của các tỉnh trong Vùng, TP.HCM cũng cần đi đầu trong việc thu hút và phân bổ vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong việc phát triển mạng lưới giao thông vận tải nội vùng.

Các tỉnh, thành phố trong Vùng tiến hành rà soát và chế tài việc thực hiện các quy hoạch đô thị, khu công nghiệp trong Vùng; chú trọng xã hội hóa, huy động các thành phần kinh tế tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng. Có chính sách thỏa đáng về đất

đai, thuế và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tham gia xây dựng nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp thuê. Cải thiện môi trường sống tại đô thị và khu công nghiệp lân cận, đảm bảo vệ sinh môi trường và cân bằng sinh thái.

Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố trong Vùng cần tiếp tục đồng bộ hóa mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao thông nhằm giải quyết căn bản tình trạng tắc nghẽn tại TP.HCM và ưu tiên giải quyết các điểm nút giao thông chính; tiếp tục những giải pháp giải tỏa tập trung mật độ cao tại các đô thị trung tâm bằng cách nâng cấp, hiện đại hóa các tuyến trục và ngoại vi.

3.2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Vùng KTTĐ PN công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Vùng KTTĐ PN

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng và quy mô đào tạo với cơ cấu ngành nghề hợp lý hướng vào các ngành mũi nhọn như: tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải, phần mềm, điện tử, viễn thông; công nghệ cao như tự động hóa, sinh học, vật liệu mới,...Hoàn thành và sớm triển khai quy hoạch phát triển nhân lực các địa phương, gắn định hướng phát triển nhân lực với phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu thị trường lao động. Tăng tỷ lệ gắn liền với tăng chất lượng lao động qua đào tạo, tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là sản phẩm dịch vụ xuất khẩu, tỷ lệ lao động làm việc trong các lĩnh vực công nghệ cao. Tạo cơ chế khuyến khích các chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài tham vấn về những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và của cả vùng.

(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Kinh tế Miền Nam)

- Thúc đẩy, nâng cao chất lượng nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ: Xây dựng các nhiệm vụ khoa học công nghệ gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trước mắt cần tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ có khả năng làm chủ các công nghệ mới để ứng dụng vào thực tiễn, đồng thời thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài để ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ tiên tiến.

Thực trạng hiện nay nguồn nhân lực của Vùng KTTĐ PN chưa được chuẩn bị tương xứng với yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Ngành giáo dục chưa chủ động gắn kết quy hoạch phát triển giữa TP.HCM và toàn Vùng; chưa dự báo được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Vùng KTTĐ PN trong dài hạn. Do đó, trong thời gian tới, việc quy hoạch, điều chỉnh hệ thống mạng lưới giáo dục gắn liền với quy hoạch kinh tế - xã hội của Vùng và từng địa phương là rất cần thiết.

Bên cạnh việc qui hoạch, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, đầu tư xây dựng các trung tâm đào tạo cần quan tâm đào tạo chuyên gia khoa học đầu đàn cho cả Vùng KTTĐ PN. Ngành cần dành tỷ lệ đầu tư thỏa đáng cho công tác đào tạo sau đại học. Bên cạnh việc tăng cường đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước, ngành cần huy động các nguồn lực khác đầu tư vào lĩnh vực giáo dục. Có kế hoạch đẩy mạnh giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, hình thành đội ngũ doanh nhân giỏi. Đồng thời, cần nghiên cứu hình thành trung tâm khoa học và chuyển giao công nghệ tầm cỡ quốc gia trên địa bàn Vùng. Có kế hoạch nghiên cứu, phân tích nhu cầu kinh tế - xã hội, tiềm lực nghiên cứu, đội ngũ cán bộ khoa học của vùng. Từ đó lập kế hoạch nghiên cứu, hệ thống đề tài thông báo rộng rãi đến các nhà khoa học và mời họ cùng hợp tác nghiên cứu.

Tăng cường công tác “tiếp thị” phổ biến kết quả nghiên cứu đến các địa phương, chủ động tìm “đơn đặt hàng” từ các doanh nghiệp. Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà khoa học, Sở Khoa học & công nghệ các tỉnh, thành phố trong Vùng và các cơ sở đào tạo để phổ biến những kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ.

Cần thiết lập hệ thống thông tin trao đổi giữa các nhà khoa học trong Vùng, đẩy mạnh và phát triển các hoạt động hợp tác trong nghiên cứu khoa học trong Vùng, tránh tình trạng trùng lắp trong hoạt động nghiên cứu. Thường xuyên phối hợp với các địa

phương cùng tổ chức những buổi hội thảo, hội nghị bàn về các vấn đề như tình hình thực tế và nhu cầu của địa phương nhằm gắn nhu cầu thực tiễn với hoạt động nghiên cứu.

3.2.4. Phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong công tác bảo vệ môi trường Vùng KTTĐ PN Vùng KTTĐ PN

Đẩy mạnh sự phối hợp gắn kết giữa các địa phương trong và ngoài vùng trong quá trình xúc tiến đầu tư, huy động và phân bổ nguồn lực, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đào tạo, thu hút và tạo việc làm; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; xây dựng các chương trình, tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng; cung cấp thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu kinh tế - xã hội cho vùng phục vụ cho công tác dự báo và phối hợp phát triển bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Sự phát triển ngành công nghiệp của các địa phương trong Vùng KTTĐ PN, bên cạnh mặt tích cực của sự tăng trưởng công nghiệp, thì hệ quả về môi trường đang đặt ra khá nghiêm trọng. Do đó, xác định các nội dung và dự án cần phối hợp chặt chẽ trên quy mô toàn Vùng để xử lý về môi trường, bao gồm cả vấn đề cấp nước và thoát nước gắn liền với các sông chính của Vùng gồm sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông. Cụ thể như sau:

- Xây dựng, rà soát quy hoạch cấp, thoát nước trên toàn Vùng, đặc biệt là các khu vực đô thị, khu vực tập trung khu công nghiệp, khu chế xuất. Đối với một số tỉnh sử dụng nguồn nước mặt cần tính đến việc ảnh hưởng của môi trường nước do việc xử lý chưa tốt nước thải của các khu công nghiệp. Cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng tại các đô thị, đặc biệt là TP.HCM, gắn liền với các sông chính trong Vùng.

- Nghiên cứu xây dựng các khu vực chứa chất thải, những nhà máy xử lý chất thải cho các đô thị, chọn vị trí thích hợp trên địa bàn Vùng.

Hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn có vai trò quan trọng đối với TP.HCM trong việc điều tiết, phòng chống lụt bão, kiểm soát xâm nhập mặn, cung cấp nguồn nước cho các nhà máy nước trên địa bàn thành phố. Đề nghị có sự hợp tác giữa TP.HCM và các tỉnh liên quan như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Ban Quản lý hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng trong việc điều tiết đảm bảo nguồn và chất lượng nước các

nhà máy cấp nước trên địa bàn thành phố; phòng chống úng ngập các vùng ven sông; kiểm tra, giám sát, hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường và nguồn nước mặt, nước ngầm.

Ngoài việc xử lý chất thải rắn và rác sinh hoạt, cần quan tâm đến công tác phối hợp quản lý và xử lý chất thải nguy hại, đặc biệt là tại TP.HCM, các tỉnh Bình Dương và Đồng Nai là những tỉnh, thành phố có các khu dân cư, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp gần với địa giới hành chính của các địa phương.

Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, cần tăng cường khung thể chế và các nguồn lực cho công tác giám sát, cưỡng chế. Nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý rác thải nguy hại, đặc biệt là các đối tương gây ra ô nhiễm, các đơn vị xử lý rác. Phát triển hệ thống thu phí theo nguyên tắc “ i gây ô

nhiễm ph i tr ti ”, khuyến khích các đơn vị kinh tế giảm tỷ lệ rác thải nguy hại. Cần

có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng khi xem xét các dự án đầu tư lớn, có tác động đến môi trường của cả Vùng.

3.2.5. Hình thành các chi nhánh giáo dục tại các tỉnh nhằm giảm tình trạng quá

tải ở TP.HCM

Trong những năm qua, trên địa bàn TP.HCM sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế đã gây ra tình trạng quá tải về hệ thống hạ tầng kỹ thuật lẫn hạ tầng xã hội. Cụ thể như tình trạng ách tắc giao thông; các trường học không đủ phòng học để phục vụ cho người dân thành phố và các tỉnh trong Vùng. Do đó, biện pháp nhằm giảm mật độ quá tải ở TP.HCM là khuyến khích các cơ sở đào tạo có uy tín của thành phố mở thêm chi nhánh tại các tỉnh trong Vùng để phục vụ người dân tại chỗ, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các tỉnh của toàn Vùng KTTĐ PN.

3.2.6. Đẩy mạnh công tác cập nhật thông tin giữa các địa phương trong Vùng KTTĐ PN KTTĐ PN

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tồn tại của mối quan hệ liên kết kinh tế giữa TP.HCM và các tỉnh của Vùng KTTĐ PN thời gian qua là hai bên thiếu thông tin cho nhau. Vì vậy, trong thời gian tới các Sở, ngành, doanh nghiệp của TP.HCM và các tỉnh cần thường xuyên, chủ động cập nhật thông tin mới nhất với nhau thông qua những phương tiện như gởi thư điện tử (email), truy cập mạng internet… Ngoài ra,

giữa hai ngành, hai doanh nghiệp của TP.HCM và các tỉnh cần duy trì cuộc họp giao ban hàng quý nhằm trao đổi kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực mình phụ trách, thông tin cho nhau tiến độ triển khai, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện những chương trình hợp tác đã được ký kết.

3.2.7. Hoàn thiện công tác ký kết Chương trình liên kết kinh tế giữa TP.HCM với các tỉnh của Vùng KTTĐ PN các tỉnh của Vùng KTTĐ PN

TP.HCM tiếp tục ký kết Chương trình liên kết kinh tế với hai tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là hai tỉnh trong Vùng KTTĐ PN chưa tiến hành ký kết liên kết kinh tế với TP.HCM trong thời gian qua. Đối với các tỉnh đã ký Chương trình liên kết kinh tế thì Sở Kế hoạch & Đầu tư TP.HCM và Sở Kế hoạch & Đầu tư các tỉnh thường xuyên theo dõi tiến độ triển khai thực hiện những nội dung đã được ký kết và kịp thời trình Ủy ban nhân dân TP.HCM và Ủy ban nhân dân các tỉnh xử lý những

Một phần của tài liệu liên kết kinh tế giữa thành phố hồ chí minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2006 2012 (Trang 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)