Phát triển mạng lưới hạ tầng kỹ thuật

Một phần của tài liệu liên kết kinh tế giữa thành phố hồ chí minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2006 2012 (Trang 137 - 140)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Phát triển mạng lưới hạ tầng kỹ thuật

3.1.2.1. Phát triển các trục đường giao thông kết nối trong vùng

Hoàn thành việc di dời hệ thống cảng biển ra khỏi nội thành; ưu tiên kêu gọi đầu tư, xây dựng cảng biển Hiệp Phước thay thế cụm cảng Sài Gòn hiện hữu, gắn với phát triển các loại dịch vụ hậu cần hàng hải và xây dựng đô thị cảng ở phía Nam Thành phố. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cảng mới, đường bộ, đường sắt. Khai thác tối đa sân bay Tân Sơn Nhất và chuẩn bị nối kết hạ tầng với sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai.

- Đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống quốc lộ hiện có; đẩy nhanh xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc. Từng bước nâng cấp, mở rộng hệ thống cảng biển đáp ứng lượng hàng hóa thông qua trong từng thời kỳ; tập trung xây dựng một số bến cảng nước sâu tại các cụm cảng Vũng Tàu, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh; hoàn thành di dời các cảng trên sông Sài Gòn; xây dựng bến tàu khác cho tàu du lịch quốc tế; phát triển cảng tại các đảo đáp ứng nhu cầu phát triển và đảm bảo an ninh quốc phòng. Nghiên cứu chỉnh trị và cải tạo nâng cấp hệ thống luồng đảm bảo cho tàu ra vào thuận lợi và đồng bộ với quy mô bến.

- Nâng cấp các cảng hàng không hiện có để đáp ứng nhu cầu trong từng thời kỳ; hoàn thành xây dựng đưa vào khai thác giai đoạn I cảng hàng không quốc tế Long Thành.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm để giải quyết ùn tắc và phát triển đô thị. Đối với thành phố Hồ Chí Minh chú trọng phát triển hạ tầng giao thông phục vụ vận tải hành khách khối lượng lớn, các tuyến vành đai, đường trên cao và hệ thống giao thông tĩnh theo quy hoạch. Các thành phố, thị xã khác hoàn chỉnh quy hoạch, từng bước phát triển hạ tầng giao thông phục vụ vận tải hành khách công cộng đáp ứng nhu cầu.

Cùng với sự liên kết các tỉnh về giao thông, xác định việc phát triển cụ thể tại các tỉnh để hệ thông được thông suốt. Các tỉnh cần có cơ chế để cùng liên kết phát triển, cụ thể ở từng tỉnh như sau:

Đối với Bà Rịa – Vũng tàu, đầu tư các tuyến trục giao thông đường bộ quan trọng; xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Vũng Tàu - thành phố Hồ Chí Minh; nâng cấp mở rộng Quốc lộ 51. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông Tỉnh lộ. Tiếp tục đầu tư mới, nâng cấp và nhựa hóa các đường giao thông nông thôn; cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới hệ thống giao thông trong các đô thị, đặc biệt ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông đô thị mới Phú Mỹ. Triển khai nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu gắn liền với các khu công nghiệp, bến cảng.

Đối với Đồng Nai, riêng với các công trình liên kết với Tp.Hổ Chí Minh cần tập trung tập trung xây dựng mới cầu Đồng Nai trước năm để đảm bảo an toàn giao thông; Đường vành đai thành phố Biên Hòa nối thành phố Biên Hòa – thị xã Thủ Dầu Một – thành phố Hồ Chí Minh – Bến Lức với quy mô 4 – 6 làn xe; tập trung xây dựng cầu đường từ Quận 9 (thành phố Hồ Chí Minh) sang Nhơn Trạch; xây dựng đường sắt đô thị với tuyến Bến Thành – Thủ Đức – Quận 9; Xây dựng tuyến đường sắt nhanh trên cao từ Thủ Thiêm đi theo hành lang đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, đường Quận 9 – Nhơn Trạch và đường 25B ra sân bay Long Thành (xây dựng sau khi có sân bay Long Thành); phát triển khu cảng Nhà Bè – Lòng Tàu; xây dựng sân bay quốc tế Long Thành.

Đối với Bình Dương, chuẩn bị kết nối hệ thống Metro (Tàu điện ngầm) từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đi Thủ Dầu Một vào sau năm 2020. Mạng lưới tỉnh lộ và huyện lộ sẽ kết nối với các trục giao thông và các đường vành đai nhằm kết nối giao thông thông suốt tới các khu, cụm công nghiệp và các vùng sản xuất chuyên canh nông nghiệp. Phát huy hiệu quả các tuyến đường sắt trên địa bàn. Đối với giao thông đường thuỷ: tiếp tục nạo vét luồng lạch sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Thị Tính; cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cảng phục vụ vận chuyển, du lịch và dân sinh.

Đối với Bình Phước, từng bước nâng cấp và xây dựng mới kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó ưu tiên các trục đường chính và mạng lưới giao thông tại các khu trung tâm hành chính của các huyện,

thị, các khu công nghiệp, các cửa khẩu.

Đối với Tây Ninh, Phát huy tối đa về lợi thế địa lý của tỉnh với các quốc lộ 22, 14 và 14C, tuyến đường sắt nhẹ từ thành phố Hồ Chí Minh đến Mộc Bài, phát triển hệ thống giao thông vận tải đối ngoại như hệ thống giao thông đường bộ, phát triển giao thông đường sông, ở các vùng trọng điểm kinh tế như các khu công nghiệp, các vùng sản xuất hàng hóa.

Đối với Long An, Phát triển mạng lưới giao thông (đường bộ và đường thủy) hiệu quả có tính cạnh tranh và gắn kết với mạng lưới giao thông vùng tạo điều kiện cho tỉnh Long An trở thành cửa ngõ thực sự nối kết với vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam; nâng cấp, cải tạo đường giao thông nông thôn, đảm bảo không bị ngập lụt và tạo điều kiện cho các phương tiện lưu thông an toàn và thông suốt; phát triển các dịch vụ vận tải công cộng phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Đối với Tiền Giang, Tỉnh chủ động phối hợp các Bộ ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Cần Thơ, quốc lộ 60, quốc lộ 50 bao gồm cả xây dựng mới cầu Mỹ Lợi (thay phà) và cầu Chợ Gạo; hỗ trợ nâng cấp đồng bộ tuyến đường liên tỉnh Tiền Giang (ĐT 865) - Long An (Hương lộ 28) - Đồng Tháp (ĐT 847). Nghiên cứu triển khai xây dựng tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ vào thời điểm thích hợp.

3.1.2.2. Cấp, thoát nước, thủy lợi

Xây dựng hoàn thiện hệ thống cấp nước, đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt cho các đô thị, khu dân cư và khu công nghiệp. Tập trung giải quyết tiêu thoát nước cho các khu đô thị, chống ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn. Giảm thiểu tổn thất lũ bão cho các vùng hạ du, ven biển. Từng bước giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng tại thành phố Hồ Chí Minh và tiêu thoát nước cho các khu đô thị.

Kiên cố hóa hệ thống các công trình thủy lợi trong vùng nhằm cấp đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Xây dựng các công trình chuyển nước từ lưu vực sông Đồng Nai sang vùng đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô qua sông Vàm Cỏ phục vụ sản xuất về mùa khô; Tập trung giải quyết cấp nước sản xuất cho các vùng thiếu nước về mùa khô nhằm ngăn mặn xâm nhập sâu, nhất là vùng ven sông Sài Gòn. Kiên cố hóa hệ thống đê sông, đê biển nhằm phòng tránh có hiệu quả

thiên tai và bảo đảm sản xuất của nhân dân.

3.1.2.3. Phát triển hạ tầng các khu công nghiệp

- Xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao kết nối liên hoàn với hệ thống giao thông nội nội và liên tỉnh, liên vùng. - Hướng điều chỉnh là bố trí chuyển công nghiệp sang các tỉnh mới gia nhập Vùng như Long An, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang, chủ yếu là công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt, may, công nghiệp bổ trợ, cơ khí phục vụ nông nghiệp. Triển khai đưa vào hoạt động khu công nghệ cao tại TP.HCM.

- Ưu tiên thu hút các dự án có suất đầu tư cao, công nghệ hiện đại, chiếm ít diện tích đất, dành đất dự trữ cho các loại hình công nghệ cao. Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với quy hoạch đô thị.

- Chú trọng việc xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài tường rào các khu công nghiệp như nhà ở, bệnh viện, trường học, trung tâm đào tạo nghề, khu thương mại, khu vui chơi giải trí… Phát triển các cụm, điểm công nghiệp làng nghề tiểu thủ công nghiệp nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn tập trung.

Một phần của tài liệu liên kết kinh tế giữa thành phố hồ chí minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2006 2012 (Trang 137 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)