Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển nguồn vốn huy động tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Dắk Lắk (Trang 38 - 39)

c) Tỷ lệ nguồn vốn huy động bị rút trước hạn

2.1.1. Đặc điểm chung

Tỉnh Đắk Lắk là một tỉnh thuộc địa bàn Tây Nguyên, có độ cao trung bình 400-800 mét so với mực nước biển, nổi tiếng với dải đất đỏ bazan màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao như cà phê, cao su, hồ tiêu… đặc biệt sản ph m cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành thương hiệu quốc gia. Ranh giới hành chính tỉnh phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh âm Đồng, ph a Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Đắk Nông và Vương quốc Cam Pu Chia. Hệ thống giao thông thuận lợi và khá phát triển so với các tỉnh miền núi khác trong cả nước, toàn tỉnh có 397,5km đường quốc lộ với mạng lưới thuận lợi như quốc lộ 14 nối liền các tỉnh Tây Nguyên với ình ương, thành phố Hồ Chí Minh; Quốc Lộ 26 nối liền Buôn Ma Thuột với Khánh Hòa, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ; quốc lộ 27 nối liền Buôn Ma Thuột với tỉnh Lâm Đồng… Ngoài ra, cảng hàng không Buôn Ma Thuột có các chuyến ay đi Hà Nội, Thành phố Hồ Ch inh, Đà Nẵng, Vinh…Với hệ thống giao thông thuận lợi như vậy, Đắk Lắk có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên, là trung tâm giao lưu hàng hóa giữa các tỉnh trong khu vực và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ…

Với diện tích 13.125,4 km2 và dân số gần 1.8 triệu người (năm 2012), gồm 47 dân tộc anh em sinh sống phân bố trong 15 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện. Trong đó, phần lớn ân cư tập trung ở nông thôn, chiếm 77,8%; dân tộc kinh chiếm 70%, còn lại dân tộc t người chiếm tỷ lệ 30% dân số toàn tỉnh.

Tỉnh Đắk Lắk có tài nguyên đất đai phong phú, đa ạng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt vùng đất đỏ bazan chiếm hơn 1/3 iện tích tự

nhiên đã trở thành lợi thế quan trọng cho tỉnh Đắk Lắk trở thành một trong những tỉnh trọng điểm về sản xuất cà phê, cao su của cả nước.

Tài nguyên rừng cũng rất phong phú, đa ạng phân bổ đều trong tỉnh, hiện đang được quản lý, khai thác th o hướng sử dụng bền vững. Chú trọng làm giàu và tái sinh rừng, ưu tiên khoanh nuôi, quản lý, bảo vệ và tái sinh rừng, tổ chức sản xuất nông lâm theo kiểu trang trại. Đ y mạnh và tạo môi trường thông thoáng để các thành phần kinh tế tham gia vào trồng rừng.

Toàn tỉnh có ba hệ thông sông chính: Sông Sêrêpốk; sông a và sông Đồng Nai. Ngoài ra còn có trên 833 suối với chiều ài hơn 10km và hồ Lắk rộng lớn có diện tích 6,2km2. Hệ thống sông suối với trữ lượng nước lớn, dồi ào đã tạo cơ hội cho phát triển nhiều dự án thủy điện, đảm bảo tưới tiêu và tạo ra nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn với nhiều thác nước hùng vĩ, thắng cảnh thơ mộng tại hồ Lắk thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái.

Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, m i dân tộc có một nét đẹp văn hóa riêng. Đặc biệt là văn hóa truyền thống của các dân tộc Ê Đê, ’Nông, Gia Rai… với những lễ hội cồng chiêng, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T’Rưng; các ản trường ca Tây Nguyên… là những sản ph m văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa iên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là kiệt tác truyền kh u và di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên một sự đa ạng, phong phú về văn hóa của tỉnh Đắk Lắk.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển nguồn vốn huy động tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Dắk Lắk (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)