Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển nguồn vốn huy động tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Dắk Lắk (Trang 74)

f) Tỷ lệ nguồn vốn có kỳ hạn bị rút trước hạn

3.1.Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm

2015

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2015

Với lợi thế về vị tr địa lý, là trung tâm vùng Tây Nguyên, có hệ thống giao thông đường bộ, đường hàng không thuận lợi kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm, các tỉnh miền Trung, Tây Nguuên, Nam Bộ và cả nước; có tiềm năng lớn về tài nguyên: quỹ đất bazan, rừng, thủy điện, du lịch, lực lượng lao động…; khả năng thu hút đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội có nhiều thuận lợi tạo điều kiện quan trọng cho Đắk Lắk phát triển trong những năm tới với mục tiêu tổng quát như sau:

- Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả, khuyến khích xây dựng và phát huy hiệu quả chỉ dẫn địa lý, thương hiệu đối với các sản ph m chủ lực của tỉnh như cà phê, cao su, hồ tiêu…

- Đ y mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế th o hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ gắn với sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, quy mô lớn, coi nông nghiệp là cơ sở để phát triển công nghiệp, dịch vụ.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực; đầu tư xây ựng cơ sở, hạ tầng kinh tế - xã hội có trọng tâm, đồng bộ và theo quy hoạch. Ưu tiên đầu tư xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, nâng cao trình độ dân trí. Tập trung giảm tỷ lệ hộ nghèo, tạo việc làm đảm bảo anh sinh xã hội, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng ân i cư tự do.

- Phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Xác định được những trọng tâm phấn đấu để phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Đắk Lắk đã đề ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2015 như sau:

- Tốc độ tăng trưởng G P ình quân hàng năm (giá so sánh 1994) từ 14 – 15%. Tăng trưởng ngành nông – lâm – ngư nghiệp 5 – 6%; công nghiệp – xây dựng 23 – 24%; thương mại - dịch vụ 20 – 21%. Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế: thương mại – dịch vụ 41 – 42%, nông lâm ngư nghiệp 32 – 33%, công nghiệp xây dựng 25 – 26%.

- Thu nhập ình quân đầu người đạt 1.780 – 1.790 US (giá so sánh năm 1994), khoản 34 – 35 triệu đồng (giá hiện hành).

- Phát triển kết cấu hạ tầng: Thủy lợi đảm bảo tưới trên 75% diện tích cây trồng. Cải tạo, nâng cấp nhựa hoặc ê tông 100% đường tỉnh lộ; 80% đường huyện; 50% đường xã, liên xã; 100% xã có đường nhựa đến trung tâm. 100% thôn buôn được ùng điện, 99% số hộ được ùng điện. Diện tích nhà ở ình quân đầu người đối với khu vực nông thôn 16m2 sàn/người, khu vực thành thị 20 m2 sàn/người.

- Thu ngân sách hàng năm đạt 11% GDP (theo giá hiện hành).

- Kim ngạch xuất kh u trong 5 năm: 4 tỷ USD, nhập kh u 200 triệu USD. - Huy động vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn từ 2010 đến 2015 khoảng 76 – 77 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng vốn đầu tư ình quân 18 - 19%/năm, ằng 33 - 34% GDP.

3.1.2. Dự báo về vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn tỉnh Đắk ắk giai đoạn 2013 - 2015

Để đảm bảo kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra với tốc độ tăng trưởng G P hàng năm từ 14 – 15%, giai đoạn 2013 – 2015 toàn tỉnh tiếp tục huy động nguồn vốn để đầu tư phát triển, với mức huy động từ 33 – 34% GDP, nguồn vốn cần thiết để đầu tư trong giai đoạn này ước khoảng 55 nghìn tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn được huy động từ các nguồn như sau:

- Vốn Nhà nước 18.800 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 34% trong cơ cấu tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Trong đó: vốn ngân sách nhà nước 15.700 nghìn tỷ, chiếm 84%, được huy động từ trung ương là 7.250 nghìn tỷ đồng, chiếm 46% và địa phương 8.450 nghìn tỷ đồng, chiếm 54%; vốn tín dụng 1.300 nghìn tỷ đồng, chiếm

tỷ trọng 7%; vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước 1.800 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10%.

- Vốn ngoài quốc doanh 30.900 nghìn tỷ đồng, chiến tỷ trọng 56%.

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.500 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3%. - Vốn ODA và các nguồn huy động khác 3.800 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7% trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư toàn xã hội.

Để đảm bảo tài trợ vốn cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, hệ thống NHT đóng một vai trò rất quan trọng, là trung tâm huy động mọi nguồn vốn xã hội để tài trợ đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, đặc biệt là phục vụ nhu cầu vốn đầu tư của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và doanh nghiệp nhà nước để mở rộng sản xuất kinh oanh, nâng cao năng lực sản xuất, tạo công ăn việc làm, đóng góp ngày càng cao cho ngân sách nhà nước.

Dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư được phân bổ cho các ngành như sau: + Nông lâm ngư nghiệp: 6.900 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 12,5%.

+ Công nghiệp – xây dựng: 28.600 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 52%. + Thương mại – dịch vụ: 19.500 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 35,5%.

3.2. Một số kiến nghị nhằm phát triển ổn định hoạt động của hệ thống NHTM 3.2.1. Đối với Chính phủ

Trong bối cảnh kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn: oanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, nợ xấu nền kinh tế tăng cao, thị trường bất động sản khó khăn, thị trường chứng khoán giao dịch ảm đạm… Chính phủ đã an hành nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho oanh nghiệp, h trợ thị trường và giải quyết nợ xấu. Th o đó, ch nh sách tiền tệ được thực hiện theo hướng chặt chẽ, thận trọng, đảm bảo tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán hợp lý để kiểm soát lạm phát. Để các NHTM có thể huy động nguồn vốn tốt phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, Chính phủ cần có những giải pháp h trợ kịp thời để hệ thống NHTM hoạt động an toàn, hiệu quả, đảm bảo là kênh dẫn vốn tốt cho nền kinh tế.

- Kiểm soát lạm phát: Là mục tiêu quan trọng của Chính phủ trong những năm vừa qua. Hiện tại, tuy lạm phát đang được kiểm soát ở mức thấp nhưng nguy cơ ùng phát tăng trở lại vẫn còn rất cao, Chính phủ cần đ y mạnh triển khai đồng bộ các giải pháp để tiếp tục kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý, đảm bảo lãi suất thực ương cho người gửi tiền, tạo điều kiện thuận lợi cho các NHT huy động vốn từ các thành phần kinh tế.

- Duy trì sự ổn định, tăng trưởng kinh tế: Vai trò của Chính phủ trong việc duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt đối với nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển là rất quan trọng, nó tạo động lực, củng cố niềm tin, tác động tích cực đến sự phát triển của hệ thống tài chính nói chung và hoạt động của các NHTM nói riêng. Tiếp tục đ y mạnh các giải pháp h trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, cải thiện hiệu quả hoạt động để giải quyết việc làm, tạo nguồn thu cho ngân sách và duy trì sự phát triển ổn định của nền kinh tế đất nước.

- Phối hợp đồng bộ các chính sách quản lý vĩ mô để đạt mục tiêu đề ra, kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong quản lý điều hành để kiềm chế lạm phát, thúc đ y tăng trưởng, duy trì sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Đối với chính sách tài khóa phải kiểm soát chặt chẽ đầu tư công để tránh lãng phí, thất thoát, xác định rõ những ngành, lĩnh vực, công trình thật sự cần thiết để đầu tư, không đầu tư tràn lan mà không xác định được tính hiệu quả của dự án, khi tiền đưa vào lưu thông mà không tạo ra hàng hóa đối ứng sẽ dẫn đến lạm phát.

- Đ y nhanh tiến độ thực hiện cơ cấu lại hệ thống ngân hàng kết hợp với xây dựng, hoàn thiện các thể chế hoạt động phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Kiên quyết xử lý các ngân hàng yếu kém, hoạt động kém hiệu quả bằng các biện pháp phù hợp nhưng phải đảm bảo đúng luật, ổn định hệ thống và quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân gửi tiền và sử dụng dịch vụ ngân hàng.

* Hoàn thiện khung pháp lý:

Trong xu thế hội nhập kinh tế, cơ sở pháp lý phải được xây dựng và hoàn chỉnh theo chu n mực quốc tế, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam phát triển đúng định hướng, kiểm soát tốt rủi ro, hoạt

động an toàn, hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Chính phủ cần chỉ đạo:

- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, ch nh sách và các văn ản pháp quy phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng.

- Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn ản ưới luật hướng dẫn thực hiện nhất quán, đồng bộ với các bộ luật có liên quan, tạo ra t nh đồng bộ và hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về tiền tệ - ngân hàng, thúc đ y cạnh tranh lành mạnh và áp dụng các thông lệ, chu n mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng.

* Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng á để người dân nâng cao ý thức về lợi ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế đối với cá nhân, doanh nghiệp và xã hội.

- Chính phủ đã an hành Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt có hiệu lực kề từ ngày 26/03/2013 thay thế Nghị định số 64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã tạo khung pháp lý tốt đảm bảo trách nhiệm, quyền lợi cho các đối tượng tham gia vào hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt. Việc thực hiện Chỉ thị 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chi lương cho đối trượng hưởng lương qua ngân sách đến nay vẫn chưa triệt để, nhiều tổ chức không tham gia do điều kiện khách quan là cách xa ngân hàng, xa máy ATM, bên cạnh đó vẫn còn nhiều cơ quan, đơn vị tuy gần các NHT như với tâm lý e ngại giao dịch qua ngân hàng nên không tham gia, cần thiết phải có chế tài áp dụng đối với những đơn vị này và mở rộng quy định các đối tượng khác phải chi lương qua tài khoản như các công ty, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, quy mô lớn…

- Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt bằng các ch nh sách ưu đãi về thuế, phí trong thanh toán.

3.2.2. Đối với ngân hàng Nhà nƣớc

* Về cơ chế chính sách:

- Về điều hành chính sách tiền tệ: sử dụng linh hoạt các công cụ để điều hành chính sách tiền tệ một cách hiệu quả. Kiểm soát chặt chẽ cung cầu ngoại tệ để ổn

định tỷ giá, ổn định niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước; sử dụng công cụ lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn để phát tín hiệu thị trường; sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để điều tiết linh hoạt lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế từ đó ổn định thị trường tài chính tiền tệ, giúp cho hoạt động của hệ thống ngân hàng được đảm bảo an toàn, đóng góp t ch cực cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

- Về điều hành lãi suất: Với các biện pháp quy định trần lãi suất, khống chế lãi suất huy động tối đa hiện nay làm cho lãi suất huy động biến tướng qua nhiều hình thức kém minh bạch, khó quản lý, khó khăn cho cả NHT và khách hàng, đ y các NHTM vào thế buộc phải “lách luật”, khiến tiền tiết kiệm chạy lòng vòng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, gây bất ổn cho hệ thống. Trong thời điểm trước mắt, vẫn rất cần vai trò kiểm soát, điều hành lãi suất của NHNN bằng những quy định cụ thể nhưng tránh những can thiệp quá hành ch nh. Tuy nhiên, đề nghị NHNN sớm dỡ bỏ các chính sách dựa vào các biện pháp hành chính nói trên và thay vào đó ằng điều hành lãi suất th o cơ chế thị trường, khuyến khích NHTM huy động và cho vay trên cơ sở minh bạch và cạnh tranh lành mạnh, phản ánh đúng cung cầu thị trường, tránh hiện tượng làm méo mó đường cong lãi suất, méo mó các sản ph m huy động vốn cũng như méo mó toàn ộ hệ thống báo cáo của ngân hàng như hiện nay, đ y các NHTM và thế cạnh tranh không lành mạnh và làm tha hóa một bộ phận cán bộ ngân hàng.

- Nâng cao hiệu quả thị trường mở: đa ạng các công cụ, các chứng chỉ có giá tạo điều kiện cho thị trường mở hoạt động sôi động hơn. Đến nay sản ph m trên thị trường này vẫn còn nghèo nàn, các loại giấy tờ có giá tham gia trên thị trường mới chỉ có tín phiếu kho bạc và trái phiếu Chính phủ.

- Đ y nhanh tiến độ thực hiện để sớm đưa công ty mua án nợ vào hoạt động nhằm giải quyết nợ xấu, h trợ các NHTM hoạt động trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

- Phát triển thị trường liên ngân hàng: NHNN cần có giải pháp thúc đ y, hoàn thiện và phát triển thị trường liên ngân hàng phục vụ cho việc điều chuyển, vay vốn giữa các NHTM.

- Tập trung xây dựng, an hành đồng bộ và kịp thời hệ thống văn ản hướng dẫn Luật NHNN và Luật các TCTD nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động ngân hàng, đảm bảo phù hợp với thông lệ và chu n mực quốc tế, phù hợp nhu cầu thực tiễn, tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng phát triển.

- Ngân hàng Nhà nước cần theo dõi và dự báo kịp thời diễn biến kinh tế vĩ mô, diễn biến thị trường tài ch nh trong nước và quốc tế để phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động tiền tệ, ngân hàng.

- Tiếp tục củng cố, sắp xếp lại các TCTD th o đề án tái cơ cấu hệ thống NHTM của Chính phủ, nâng cao năng lực tài ch nh và tăng cường tính công khai minh bạch trong hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ và chu n mực quốc tế.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát: NHNN cần tăng cường hoạt động thanh kiểm tra, giám sát các ngân hàng để nâng cao hiệu quả và tính minh bạch cho hoạt động ngân hàng, có ngay những biện pháp và phản ứng kịp thời, phù hợp nhằm ổn định thị trường và tâm lý của người dân, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, ngăn ngừa các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng.

3.2.3. Đối với các NHTM

- Thực hiện nghiêm chỉnh các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, NHNN về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, uy trì tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

- Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp huy động vốn, chủ động trong cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo thanh khoản, đáp ứng kịp thời

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển nguồn vốn huy động tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Dắk Lắk (Trang 74)