Thách thức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển nguồn vốn huy động tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Dắk Lắk (Trang 69)

f) Tỷ lệ nguồn vốn có kỳ hạn bị rút trước hạn

2.3.3.4. Thách thức

- Tình hình kinh tế trong nước diễn biến phức tạp với nhiều khó khăn trong giai đoạn 2010 đến nay, Chính phủ đã có nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn, uy trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội, trong các giải pháp đó có giải pháp điều hành chính sách tiền tệ th o hướng kiềm chế lạm phát và tạo điều kiện cho doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất thấp để phục hồi sản xuất kinh doanh, kích thích tiêu ùng để đ y mạnh giải quyết lượng tồn kho lớn trong nền kinh tế. Từ việc điều hành quy định áp dụng trần lãi suất cho vay, tháng 03/2010 NHNN đã áp ụng quy định trần lãi suất huy động vốn, với việc lạm phát được kiểm soát tốt, mức trần lãi suất huy động được điều chỉnh giảm liên tục và hiện nay đang uy trì ở mức 7% cho huy động vốn có kỳ hạn ưới 6 tháng và mức 1,2% đối với tiền gửi không kỳ hạn tại các NHTM, đây là mức lãi suất thấp, không hấp dẫn người dân và tổ chức kinh tế gửi tiền nên huy động vốn của các NHTM hiện nay gặp nhiều khó khăn.

- Giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu duy trì ở mức cao làm cho tiêu dùng của người ân tăng lên làm giảm số tiền t ch lũy, giảm lượng tiền nhàn r i có thể gửi vào ngân hàng của người dân. Sự biến động tăng giảm lên xuống liên tục của giá vàng, đô la ỹ và một số hàng hóa chủ lực (như cà phê, công sản, phân bó, xăng ầu, sắt thép…) đã k ch th ch tâm lý đầu cơ của nhiều nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này làm ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của ngân hàng.

- Luật bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/ H13 được Quốc hội Khóa 13 thông qua ngày 18/6/2012 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013 chỉ quy định bảo hiểm tiền gửi đối với Việt Nam đồng, trong khi đó Nhà nước chủ trương khuyến khích nguồn ngoại tệ tự do chuyển vào ngân hàng nên đã làm hạn chế nguồn huy động vốn ngoại tệ của ngân hàng.

- Sự phát triển đa ạng của nền kinh tế đã tạo ra nhiều kênh thu hút vốn đầu tư như: ất động sản, chứng khoán, vàng, ngoại tệ, hàng hóa… cạnh tranh thu hút dòng vốn làm giảm nguồn tiền chảy vào ngân hàng. Tâm lý ưa thích tiền mặt và ưa

thích giữ vàng vẫn còn ở một bộ phận không nhỏ người ân cũng ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của ngân hàng.

- Địa bàn tỉnh Đắk Lắk nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp qua việc đầu tư trồng và chăm sóc cà phê, cao su, hồ tiêu. Đây là những cây công nghiệp cho giá trị kinh tế cao nhưng phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Hạn hán, sâu bệnh thường xuyên xảy ra gây mất mùa nên ảnh hưởng đến đời sống người dân, làm t ch lũy của người dân bị hạn chế.

- Tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người ân trên địa bàn làm cho hiệu quả kinh doanh giảm sút, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng từ đó làm cho nợ xấu của ngân hàng có nguy cơ tăng cao và chất lượng tín dụng của các NHTM giảm sút.

- Sự xuất hiện nhiều NHTM cùng hoạt động tạo nên một môi trường cạnh tranh gay gắt. Nhiều Chi nhánh NHTM mới thành lập với áp lực mở rộng quy mô đã nới lỏng điều kiện cho vay, sử dụng các hình thức cạnh tranh không lành mạnh để lôi kéo khách hàng gây bất ổn và làm tăng rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

- Nhiều tập đoàn kinh tế lớn chưa chú trọng trong công tác phối hợp với ngân hàng để phát triển các chương trình thanh toán phục vụ thu nợ qua ngân hàng như tập đoàn ưu ch nh viễn thông, các công ty nước sạch, điện thoại i động o i on …

Qua phân tích mô hình SWOT, chúng ta thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong công tác phát triển nguồn vốn huy động tại các chi nhánh NHT trên địa àn, trong đó nổi lên những hạn chế, tồn tại cần thiết phải tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan để đưa ra các giải pháp khả thi giúp cho các chi nhánh NHTM phát triển nguồn vốn huy động đáp ứng tốt nhu cầu vốn tín dụng trên địa bàn và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh.

2.3.4. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến khó khăn trong phát triển nguồn vốn huy động tại các NHTM trên địa bàn

- Tình hình kinh tế xã hội trong 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức: Ngành công nghiệp: Chưa có ấu hiệu phục hồi, sản xuất còn gặp nhiều khó khăn; chỉ số tồn kho các sản ph m sản xuất lớn do thị trường không tiêu thụ được; các doanh nghiệp chế biến cà phê gặp khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu. Ngành thương mại: Kinh tế thế giới khó khăn đã làm giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ cao su, giá cũng giảm mạnh làm cho xuất kh u cao su giảm mạnh; xuất kh u cà phê nhân cũng giảm mạnh làm cho kim ngạch xuất kh u hàng hóa giảm. Ngành xây dựng: Do nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hạn chế và chủ yếu trả nợ các công trình đã hoàn thành nên rất ít dự án được triển khai đầu tư xây ựng. o tác động của tình hình kinh tế khó khăn trong cả nước, nhiều doanh nghiệp hộ kinh oanh trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, chỉ hoạt động kinh doanh cầm chừng, một số doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, không phát sinh doanh thu, thua l , giải thể, phá sản. Các dự án thủy điện thiếu nước trầm trọng vào mùa khô, ảnh hưởng làm giảm mạnh doanh thu, lợi nhuận của các công ty thủy điện. Hạn hán, mất mùa trong niên vụ cà phê 2011-2012 làm cho đời sống của người ân trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, một số cơ sở kinh doanh cà phê nông sản vỡ nợ cũng làm ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Từ những khó khăn của nền kinh tế xã hội, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và người dân giảm sút mạnh, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng làm cho nợ xấu tín dụng có nguy cơ tăng cao đ ọa nhiều ngân hàng.

- Giá cả các mặt hàng nông sản trên địa bàn biến động tăng giảm mạnh, giá vàng, US cũng iến động đã thu hút một lượng vốn chảy vào để đầu cơ. Tâm lý thích giữ vàng và tiền mặt vẫn còn ở một bộ phần không nhỏ người dân.

- o đặc điểm địa bàn vùng cao, mặt bằng trình độ dân trí còn thấp, đa số khách hàng ít am hiểu về công nghệ thông tin nên việc triển khai phát triển các sản ph m ứng dụng công nghệ cao còn nhiều hạn chế do nhu cầu ít.

- Việc áp trần lãi suất huy động đối với cả huy động US và VNĐ với mức thấp của NHNN làm cho kênh đầu tư gửi tiền tiết kiệm qua ngân hàng kém hấp dẫn đối với nhiều cá nhân cũng như tổ chức.

- Các chi nhánh đều chịu sự điều hành trực tiếp của hội sở chính về lãi suất huy động nên thiếu tính chủ động, linh hoạt.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Hệ thống sản ph n dịch vụ về huy động vốn trên địa bàn chủ yếu là các sản ph m truyền thống, các sản ph m dịch vụ công nghệ cao tuy có triển khai ở một số chi nhánh nhưng hiệu quả chưa cao o khách hàng sử dụng ít.

- Công tác tiếp thị sản ph m, dịch vụ cho khách hàng còn nhiều hạn chế do kinh ph đầu tư t, đội ngũ cán ộ thiếu chuyên nghiệp trong công tác marketing nên hiệu quả công tác tiếp thị, quảng cáo chưa cao.

- Nhiều vụ phá sản doanh nghiệp trên địa bàn làm cho nợ xấu tăng lên đáng kể ở một số ngân hàng (Ngoại thương, Đông Á, VI …) nguyên nhân o ngân hàng buông lỏng quản lý đối với khách hàng, nới lỏng điều kiện cho vay, kiểm soát chất lượng tín dụng không tốt.

- Công tác quản lý rủi ro ở một số ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến xảy ra nhiều vụ việc gây thiệt hại lớn về tài sản cho ngân hàng.

- Hệ thống công nghệ đã được nhiều ngân hàng quan tâm phát triển trong thời gian gần đây nhưng so với thế giới vẫn còn lạc hậu, cần tiếp tục đ y mạnh quá trình hiện đại hóa.

- Công tác đào tạo cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ mới ở một số chi nhánh NHT chưa chú trọng đúng mức, nhất là đào tạo về kỹ năng mềm và đạo dức nghề nghiệp.

- Công tác quản trị, điều hành ở một số ngân hàng, nhất là các chi nhánh mới thành lập còn nhiều hạn chế, đễ dẫn đến rủi ro.

Kết kuận chƣơng 2

Qua thực trạng hoạt phát triển nguồn vốn huy động tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cho chúng ta thấy được bức tranh hoạt động của các chi nhánh NHTM với những điểm mạnh, điểm yếu, những tồn tại, hạn chế cũng như những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nguồn vốn huy động.

Các chi nhánh NHT trên địa àn đã có nhiều n lực, cố gắng trong công tác phát triển nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Tuy n lực tăng trưởng nguồn vốn huy động nhưng nguồn vốn huy động vẫn đáp ứng ở mức 60% cho nhu cầu vốn phục vụ cho vay, phần vốn còn lại nhờ sự h trợ vốn từ hội sở chính. Tiềm lực kinh tế của tỉnh vẫn còn rất lớn, các chi nhánh NHTM cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp để không ngừng phát triển nguồn vốn huy động nhằm nâng cao tính chủ động trong cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hiệu quả từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển bền vững, lớn mạnh, an toàn.

CHƢƠNG 3:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG

TẠI CÁC CHI NH NH NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2015 2015

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2015

Với lợi thế về vị tr địa lý, là trung tâm vùng Tây Nguyên, có hệ thống giao thông đường bộ, đường hàng không thuận lợi kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm, các tỉnh miền Trung, Tây Nguuên, Nam Bộ và cả nước; có tiềm năng lớn về tài nguyên: quỹ đất bazan, rừng, thủy điện, du lịch, lực lượng lao động…; khả năng thu hút đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội có nhiều thuận lợi tạo điều kiện quan trọng cho Đắk Lắk phát triển trong những năm tới với mục tiêu tổng quát như sau:

- Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả, khuyến khích xây dựng và phát huy hiệu quả chỉ dẫn địa lý, thương hiệu đối với các sản ph m chủ lực của tỉnh như cà phê, cao su, hồ tiêu…

- Đ y mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế th o hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ gắn với sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, quy mô lớn, coi nông nghiệp là cơ sở để phát triển công nghiệp, dịch vụ.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực; đầu tư xây ựng cơ sở, hạ tầng kinh tế - xã hội có trọng tâm, đồng bộ và theo quy hoạch. Ưu tiên đầu tư xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, nâng cao trình độ dân trí. Tập trung giảm tỷ lệ hộ nghèo, tạo việc làm đảm bảo anh sinh xã hội, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng ân i cư tự do.

- Phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Xác định được những trọng tâm phấn đấu để phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Đắk Lắk đã đề ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2015 như sau:

- Tốc độ tăng trưởng G P ình quân hàng năm (giá so sánh 1994) từ 14 – 15%. Tăng trưởng ngành nông – lâm – ngư nghiệp 5 – 6%; công nghiệp – xây dựng 23 – 24%; thương mại - dịch vụ 20 – 21%. Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế: thương mại – dịch vụ 41 – 42%, nông lâm ngư nghiệp 32 – 33%, công nghiệp xây dựng 25 – 26%.

- Thu nhập ình quân đầu người đạt 1.780 – 1.790 US (giá so sánh năm 1994), khoản 34 – 35 triệu đồng (giá hiện hành).

- Phát triển kết cấu hạ tầng: Thủy lợi đảm bảo tưới trên 75% diện tích cây trồng. Cải tạo, nâng cấp nhựa hoặc ê tông 100% đường tỉnh lộ; 80% đường huyện; 50% đường xã, liên xã; 100% xã có đường nhựa đến trung tâm. 100% thôn buôn được ùng điện, 99% số hộ được ùng điện. Diện tích nhà ở ình quân đầu người đối với khu vực nông thôn 16m2 sàn/người, khu vực thành thị 20 m2 sàn/người.

- Thu ngân sách hàng năm đạt 11% GDP (theo giá hiện hành).

- Kim ngạch xuất kh u trong 5 năm: 4 tỷ USD, nhập kh u 200 triệu USD. - Huy động vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn từ 2010 đến 2015 khoảng 76 – 77 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng vốn đầu tư ình quân 18 - 19%/năm, ằng 33 - 34% GDP.

3.1.2. Dự báo về vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn tỉnh Đắk ắk giai đoạn 2013 - 2015

Để đảm bảo kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra với tốc độ tăng trưởng G P hàng năm từ 14 – 15%, giai đoạn 2013 – 2015 toàn tỉnh tiếp tục huy động nguồn vốn để đầu tư phát triển, với mức huy động từ 33 – 34% GDP, nguồn vốn cần thiết để đầu tư trong giai đoạn này ước khoảng 55 nghìn tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn được huy động từ các nguồn như sau:

- Vốn Nhà nước 18.800 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 34% trong cơ cấu tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Trong đó: vốn ngân sách nhà nước 15.700 nghìn tỷ, chiếm 84%, được huy động từ trung ương là 7.250 nghìn tỷ đồng, chiếm 46% và địa phương 8.450 nghìn tỷ đồng, chiếm 54%; vốn tín dụng 1.300 nghìn tỷ đồng, chiếm

tỷ trọng 7%; vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước 1.800 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10%.

- Vốn ngoài quốc doanh 30.900 nghìn tỷ đồng, chiến tỷ trọng 56%.

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.500 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3%. - Vốn ODA và các nguồn huy động khác 3.800 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7% trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư toàn xã hội.

Để đảm bảo tài trợ vốn cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, hệ thống NHT đóng một vai trò rất quan trọng, là trung tâm huy động mọi nguồn vốn xã hội để tài trợ đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, đặc biệt là phục vụ nhu cầu vốn đầu tư của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và doanh nghiệp nhà nước để mở rộng sản xuất kinh oanh, nâng cao năng lực sản xuất, tạo công ăn việc làm, đóng góp ngày càng cao cho ngân sách nhà nước.

Dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư được phân bổ cho các ngành như sau: + Nông lâm ngư nghiệp: 6.900 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 12,5%.

+ Công nghiệp – xây dựng: 28.600 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 52%. + Thương mại – dịch vụ: 19.500 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 35,5%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển nguồn vốn huy động tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Dắk Lắk (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)