Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển nguồn vốn huy động tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Dắk Lắk (Trang 89)

f) Tỷ lệ nguồn vốn có kỳ hạn bị rút trước hạn

3.3.7.Đào tạo nguồn nhân lực

Xây dựng đội ngũ nhân lực đầy đủ về số lượng và chất lượng, có thái độ phục vụ tốt và tinh thần trách nhiệm đối với công việc và khách hàng. Đây là yếu tố quan trọng giúp ngân hàng phát triển ổn định, bền vững, lớn mạnh về mọi mặt, trong đó có nguồn vốn huy động.

Xác định con người là yếu tố then chốt, quan trọng hàng đầu trong quá trình hoạt động của mình, bởi vì con người vận dụng tri thức của mình sẽ làm cho máy móc, công nghệ được khai thác triệt để, phát huy tối đa hiệu quả. Tuy nhiên, muốn có được lực lượng nhân sự có chuyên môn, có trình độ tốt để triển khai vận hành máy móc và thực hiện tốt các quy trình nghiệp vụ, các NHTM phải tăng cường công tác đào tạo.

- Chú trọng và phát triển nguồn nhân lực từ khâu tuyển dụng đến bố trí sử dụng cán bộ đúng người, đúng việc, phù hợp với năng lực chuyên môn, giúp cho cán bộ phát huy hết khả năng cho công việc qua đó nâng cao năng suất, hiệu quả công việc.

- Giáo dục đạo đức, tác phong nghề nghiệp, phong cách giao dịch khách hàng, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng phối hợp xử lý công việc, các kỹ năng mềm và tinh thần đoàn kết nội bộ, nêu cao tinh thần trách nhiệm vì mục tiêu chung của ngân hàng, luôn phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Chống mọi biểu hiện tiêu cực như quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu, tham nhũng... xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm chu n mực đạo đức nghề nghiệp làm ảnh hưởng đến uy t n và thương hiệu ngân hàng.

- Thường xuyên đào tạo, bồi ưỡng cho cán bộ các cấp nắm bắt kiến thức căn ản về kinh tế thị trường, về hoạt động của hệ thống tài chính, ngân hàng hiện đại, về sản ph m dịch vụ ngân hàng hiện đại.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo rõ ràng theo từng nghiệp vụ cụ thể cho cán bộ: cán bộ quan hệ khách hàng phải hiểu rõ sản ph m để bán hàng; cán bộ tác nghiệp phải nắm kỹ quy trình giao dịch để xử lý cho khách hàng một cách tốt nhất.

- Đào tạo kỹ năng án hàng, kỹ năng đàm phán, kỹ năng tiếp thị sản ph m dịch vụ, kỹ năng án chéo sản ph m... cho các bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng.

Công tác đào tạo được sử dụng nhiều hình thức như: liên kết trung tâm đào tạo, mới các chuyên gia về giảng dạy, tham gia các lớp hội sở chính tổ chức, tự tổ chức đào tạo tại chi nhánh, tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm trong nội bộ ngân hàng.

- Xây dựng mục tiêu chất lượng hướng đến khách hàng, quy định tiêu chu n thời gian xử lý giao dịch, các thủ tục cần thiết và cam kết đưa ra với khách hàng. Chú trọng tác phong, phong cách giao dịch thân thiện, cởi mở, gần gũi, lắng nghe, thấu hiểu và tận tình giúp đỡ khách hàng, luôn tạo cảm giác thoải cho khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng.

- Phát động các phong trào thi đua sáng kiến cải tiến để nâng cao hiệu quả trong công việc, khuyến khích nhân viên tự nghiên cứu, tìm tòi, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ để phục vụ tốt hơn cho công việc.

- Tạo môi trường làm việc lý tưởng để mọi nhân viên an tâm công tác, đảm bảo quyền lợi về lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, các chế độ phúc lợi… công ằng cho mọi cán bộ theo vị tr , năng lực công tác. Tạo cơ hội thăng tiến cho những cán bộ có năng lực chuyên môn tốt.

- Tổ chức đánh giá giá, chấm điểm xếp loại thi đua hàng quý, sáu tháng hoặc năm th o các tiêu ch hoàn thành chuyên môn nghiệp vụ, tác phong đạo đức, chấp hành nội quy kỷ luật, học tập nâng cao trình độ… để làm căn cứ xét kh n thưởng động viên, chi lương kinh oanh hoặc đề bạt, bổ nhiệm. Trong hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, nâng cao tỷ trọng điểm chỉ tiêu huy động vốn để khuyến khí cán bộ tập trung hơn cho công tác này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển nguồn vốn huy động tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Dắk Lắk (Trang 89)