Cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân chống chế độ nô lệ

Một phần của tài liệu Quá trình giải phóng nô lệ ở mĩ (1986 1865) (Trang 56 - 64)

QUÁ TRÌNH GIẢI PHÓNG CHẾ ĐỘ NÔ LỆ Ở MĨ (1861 – 1865)

2.1.2. Cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân chống chế độ nô lệ

Để xóa bỏ chế độ nô lệ hà khắc, không phải chỉ mình những người nô lệ tự đứng lên đấu tranh, mà trong cuộc chiến đó còn có sự góp mặt của các tầng lớp dân cư khác. Họ cũng là một lực lượng đông đảo, họ đã lên tiếng và từng đổ máu để chống lại chế độ nô lệ. Cuộc đấu tranh này là cuộc đấu tranh chính nghĩa. Việc thủ tiêu chế độ nô lệ đồn điền đã trở thành lợi ích sống còn của chế độ trang trại, tức là lợi ích của quảng đại quần chúng cư dân cơ bản ở Mĩ.

Mặt khác, cũng cần thấy rằng, chính trong nông nghiệp, chế độ nô lệ đồn điền đã mất sức sống của nó – nó đã kiệt sức. Chi phí mua nô lệ quá lớn, năng suất lao động của nô lệ giảm (từ 3 – 4 lần so với trước đó), nô lệ cũng không có khả năng lao động kĩ thuật cũng như sử dụng lao động kĩ thuật trong nông nghiệp. Các tranh trại tư bản chủ nghĩa đã tỏ rõ ưu thế của nó và

57

việc tiêu diệt chế độ nô lệ là hoàn toàn cần thiết. Đây chính là một nguyên nhân dẫn đến cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mĩ.

Hiến pháp Mĩ được thảo ra sau cuộc chiến tranh giành độc lập đã mặc nhận sự tiếp tục tồn tại của chế độ nô lệ, đó là kết quả của sự thỏa hiệp giữa các giai cấp chống đối nhau là chủ đồn điền miền Nam và các công thương gia miền Bắc. Mặc dú chế độ nô lệ bành trướng rất rộng nhưng lực lượng của nó vẫn không đuổi kịp sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp miền Bắc. Bọn chủ đồn điền miền Nam thông qua luật nô lệ bỏ trốn, tán thành giúp đỡ chế độ nô lệ, đồng thời tuyên bố chế độ nô lệ ở khắp nơi là hợp pháp. Nhưng sự tồn tại của chế độ nô lệ lại là lực lượng cản trở sự phát triển kinh tế miền Bắc. Do vậy mà sự đối lập giai cấp diễn ra ngày càng gay gắt và cả nước nhanh chóng bước vào cuộc Nội chiến. Cùng với đó là một phong trào đòi xóa bỏ chế độ nô lệ diễn ra sôi nổi. Những người lãnh đạo và chiến sĩ của phong trào xóa bỏ chế độ nô lệ là những người đại biểu đầy đủ nhất cho lợi ích của giai cấp tư sản còn lừng chừng và lợi ích của toàn thể nhân dân hồi ấy. Họ kiên quyết chống lại chế độ nô lệ. Những người như Phoridorich, Vendec Philip, Giôn Brao… đếu có tác động khích lệ lòng dân. Họ đấu tranh để phá hủy chế độ nô lệ. Nhưng phần lớn họ tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng người da đen, chủ yếu xuất phát từ lập trường đạo đức hoặc chủ nghĩa nhân đạo.

Phong trào bãi nô đầu tiên, sản phẩm của cuộc cách mạng Mĩ, đã giành được chiến thắng cuối cùng của nó năm 1808 khi Quốc hội bãi bỏ việc buôn bán nô lệ với châu Phi. Về sau, việc phản đối chỉ còn ở các tín đồ Quaker, những người vẫn duy trì một sự chống đối ôn hòa nhưng bất lực. Một biểu hiện của quan điểm chống chế độ nô lệ trong giai đoạn này là phong trào Thực dân hóa được hình thành để gửi trả những người da đen tự do về châu Phi do tổ chức Thực dân hóa xã hội ở Mĩ (thành lập năm 1817) lãnh đạo để

58

giải thoát nguy hiểm cho một nhóm người nô lệ bị đe dọa diệt chủng. Dưới sự bảo trợ của tổ chức Xã hội thực dân hóa, vài ngàn người da đen tự do, trước kia là nô lệ, và người châu Phi được gửi đến Liberia – một nền cộng hòa mới đã được thành lập ở bờ biền miền Tây châu Phi. Suốt thời gian cuối năm 1820, phong trào chống chế độ nô lệ đã có chiều hướng mới khi nó liên kết với các tôn giáo theo thuyết Hoàn thiện. Người chủ mưu thay đổi là William Lloyd Garrison – một người trẻ tuổi thuộc bang Massachusetts, ông đã kết hợp chủ nghĩa anh hùng của một kẻ tử vì đạo với tham vọng thánh chiến của một kẻ mị dân. Ngày 01/01/1831, Garrison đã phát hành số báo đầu tiên của mình, tờ The Liberator (Người giải phóng) với thông báo: “Tôi sẽ trở nên tàn nhẫn vì chân lý và không thỏa hiệp vì sự công bằng. Về vấn đề này, tôi không muốn nghĩ, nói hay viết bằng quan điểm ôn hòa… Tôi là một người nhiệt tình – tôi sẽ không nói hai lời – tôi sẽ không tha thứ - tôi sẽ không rút lui một bước nào – tôi sẽ lắng nghe” [12; 412]. Những phương pháp gây tiếng vang của Garrison đã thức tỉnh những người miền Bắc về cái ác trong một thể chế mà từ lâu nhiều người đã coi như là bất biến, giúp họ nhận thấy “bằng việc tha thứ cho chế độ nô lệ, thể chế Liên bang dường như đã quá độc ác” [23; 413].

Ông ta đang tìm cách đưa ra trước công luận “những khía cạnh đáng tởm nhất

của chế độ nô lệ” [3; 167] và lên án những kẻ duy trì chế độ đó như “những kẻ tra tấn và buôn bán mạng sống con người” [3; 167]. Ông khẳng định: “Sự thỏa thuận giữa hai miền Nam – Bắc là “bản giao kèo với Thần Chết và bằng lòng với địa ngục” – những quyết định có liên quan đến tội ác xấu xa đó cần phải được thủ tiêu ngay lập tức” [3;167].

Trong cuộc đấu tranh đó, công nhân da trắng ở miền Bắc đã có tác dụng quan trọng. Sự tồn tại của chế độ nô lệ ở miền Nam đã làm cho công nghiệp kém phát triển, điều kiện sinh hoạt của công nhân da trắng không được cải thiện và cũng làm cho hoạt động công đoàn của miền Bắc không thể phát

59

triển được. Câu nói của Mac cũng giải thích rất rõ sự thật cơ bản đó: Nơi mà ở đó lao động da đen bị sỉ nhục và đầy đọa thì lao động da trắng cũng không được giải phóng. Mặc dù họ gặp rất nhiều khó khăn nhưng khi họ đã hiểu được việc xóa bỏ chế độ nô lệ là điều quyết định đầu tiên của sự phát triển của họ, hị sẽ tự khắc tham gia cuộc đấu tranh vĩ đại trước mắt để phá hủy những chướng ngại vật trên con đường phát triển của họ cũng như con đường phát triển của nhân dân toàn quốc.

Tư tưởng bãi nô đã dâng cao trong đời sống cộng đồng. Bằng việc biến chủ nghĩa bãi nô thành một vấn đề tự do ngôn luận, những cuộc công kích có thể tạo sự đồng tình và thu hút những hội viên mới. Hàng trăm người – nhiều người có nguồn gốc New England, người chủ trang trại ở Alabama... đã tụ tập kéo đến các tổ chức chống chế độ nô lệ. Đa số những người theo chủ nghĩa bãi nô là những người da trắng. Nhưng nhiều người da đen tự do cũng tham gia phong trào.

Trong thơ văn, nhiều cây bút nổi tiếng như Emerson, Thoreau, James Russell Lowell thể hiện mạnh mẽ quan điểm bãi nô trong các sáng tác của mình. Và trong đó, đạt đến đỉnh cao chính là tác phẩm Túp lều bác Tôm

(Uncle Tom’s Cabin) của Harriet Beecher Stowe, ra đời ngay sau Đạo luật nô lệ bỏ trốn. Với đa số dân miền Bắc, trước khi có tác phẩm này, chế độ nô lệ là một tội ác trừu tượng mơ hồ. Nó có thể sánh với tục đa thê ở miền Utah xa xôi hẻo lánh. Nhưng trường đoạn của câu chuyện về một cô gái nô lệ Elia ẵm theo đứa con nhỏ chạy trốn khỏi những kẻ săn đuổi cô ngay giữa mùa đông bằng cách nhảy trên những tảng băng nổi trên dòng sông Ohio hay trường đoạn bác Tôm tốt bụng và thánh thiện đã bị đánh cho tới chết theo lệnh của gã Simon tàn ác, đã cho thấy bức chân dung đẫm máu của chế độ nô lệ - khía cạnh gây phẫn nộ và mất nhân tính bị che giấu của thể chế này. Mặc dù bị người miền Nam lên tiếng phản đối, nguyền rủa nhưng Túp lều bác Tôm

60

tác giả Stowe lại được dư luận miền Bắc và châu Âu hoan nghênh, ủng hộ. Với đại đa số người Mĩ, tác phẩm là một bản án đứng đắn về chế độ nô lệ, đã góp phần thức tỉnh lương tâm và tình nhân loại của nhân dân Mỹ và khiến cho cho người ta nghĩ rằng: chế độ nô lệ là một vết dơ trong “tâm hồn” nhân loại. Tác phẩm đã có một hậu quả ngay tức khắc là làm cho Đạo luật nô lệ bỏ trốn không thi hành được. Ngoài miền Nam, còn hầu hết các tiểu bang đều không áp dụng đạo luật này. Có thể nói rằng: “Tập truyện chẳng khác nào một mồi

lửa châm ngòi phát ra đám cháy vĩ đại. Ngọn lửa công phẫn bốc rực cả trời, lấn át hết và vượt cả đại dương. Rồi toàn thế giới không còn có người bàn tán gì khác ngoài vấn đề nô lệ da đen” [21; 109].

Phong trào chống chế độ nô lệ nối tiếp phát triển không ngừng và không uổng công. Dù trong các cuộc thảo luận về vấn đề những tiểu bang mới xin gia nhập Liên bang thì bao giờ thế lực của chủ nô cũng luôn thắng thế nhưng vào tháng 08 – 1850, Quốc hội Mĩ đã quyết định chấp nhận hai tiểu bang California và Texas vào Liên bang nhưng chỉ cho phép tiểu bang Texas nuôi nô lệ da đen, còn cấm ngặt California không được nuôi nô lệ. Ngoài ra, Quốc hội còn thông qua một luật pháp khác, cấm tuyệt không được mua bán nô lệ da đen tại thủ đô Washington.

Năm 1850, khi Quốc hội thông qua Đạo luật nô lệ bỏ trốn, người miền Bắc coi đó là điều không thể chấp nhận vì như vậy có nghĩa là luật pháp đã tạo điều kiện cho mọi công dân Mĩ có quyền bắt giữ nô lệ. Nhiều người dân thuộc các cộng đồng miền Bắc tích cực chống lại sự ép buộc của luật pháp. Ở Syracuse, Boston, Oberlin (Ohio), thành phố New York thậm chí Baltimore, thủ đô thương mại của các bang có chế độ nô lệ, nhiều công dân che giấu những người bỏ trốn, tấn công những viên chức bắt giữ nô lệ, giải thoát những người bị bắt giữ khỏi các nhà tù và nhanh chóng đưa họ đến Canada. Ở tỉnh Lancaster, Pennsylvania, những công dân giận dữ đã giết chết ít nhất là

61

một chủ nô cố tình đuổi theo một người bỏ trốn. Không bao lâu sau, đến tháng 04 – 1851, số nô lệ da đen bỏ trốn ở tiểu bang Georgia bỏ trốn bị bắt lại được ở Boston, chính phủ Liên bang đã dùng binh sĩ áp giải họ xuống bến tàu để trả họ trở về phía Nam. Dân chúng tại thành phố này trông thấy hình ảnh đó đã bàn tán xôn xao, thống trách chính phủ làm công cụ cho bọn chủ nô. Nhiều đám đông tụ tập khắp các con đường trong nhiều thành phố ngăn cản sự dẫn độ nô lệ bỏ trốn bị bắt. Nổi cộm nhất là vụ Anthony Burns tại Boston (1854). Tại đây, một đám đông cư dân quá khích đã tấn công lính canh, giết một người trong số họ và vô cùng tức tối khi Anthony Burns bị đưa lên tàu hướng về Virgina.

Sau Đạo luật nô lệ bỏ trốn, dự luật Kansas Nebraska càng gây nên sự phẫn nộ sâu rộng trong dư luận miền Bắc, nhất là với những người theo chủ nghĩa bãi nô. Và hậu quả là xảy ra “sự kiện Kansas đẫm máu” với sự thành lập của hai chính quyền khá cứng rắn trong cùng một lãnh thổ: một yêu cầu tồn tại chế độ nô lệ, một đòi tự do. Trong số những người này, có một người quay lưng lại với bạo loạn ở Kansas là John Brown ở Osawaomie – một tộc trưởng đáng kính đã thề sẽ làm Kansas không còn chế độ nô lệ. Là một người theo chủ nghĩa bãi nô cuồng tín, ông coi nỗi đau của nô lệ như nỗi đau của riêng mình và tự xem mình là một công cụ trả thù của Chúa để đánh vào bọn chủ nô và tiêu diệt họ. Ở Kansas, John Brown nhanh chóng liên kết với các thế lực tự do. Giận dữ vì cuộc tấn công của những người ủng hộ chế độ nô lệ vào sở chỉ huy của người tự do ở Lawrence tháng 05 – 1856, Brown và một nhóm nhỏ bạn đồng hành đã trả thù bằng cách giết 5 người ủng hộ chế độ nô lệ ở gần Pottawatomie Creek. Đến năm 1859, Brown cùng các con trai và một nhóm nhỏ những người da trắng ủng hộ và da đen mang súng đột kích vào kho vũ khí của Liên bang ở Harpers Ferry, bang Virginia (giờ là West Virginia). Ông muốn “chiếm giữ được cột trụ Liên bang” để kích thích các

62

cuộc nổi dậy của nô lệ. Tối ngày 16 – 10 – 1859, ông và các bạn chiến đấu chiếm được kho vũ khí nhưng cuối cùng bị quân đội Liên bang do tướng Colonel Robert E. Lee chỉ huy, bao vây và bắt giữ. Cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị đàn áp, Brown và nhiều người khác bị treo cổ nhưng cuộc khởi nghĩa một lần nữa “làm dâng cao những cảm xúc nội bộ thành một cơn sốt nóng bỏng” [12; 477], khiến cả nước Mĩ không thể làm ngơ trước một vấn đề hệ

trọng và có thể trở thành “tiếng chuông báo tử của chính quyền Liên bang”

[4; 8] nếu không được giải quyết đúng đắn.

Phong trào bãi nô diễn ra sôi nổi suốt nửa đầu thế kỷ XIX, thu hút nhiều thành phần, giai cấp trong xã hội Mĩ tham gia. Trong đó phải kể đến giai cấp công nhân và những người cộng sản Mĩ. Thời kì cuối cùng của những năm 50 của thế kỷ XIX, công nhân đã trở thành tử thù của chế độ nô lệ. Dưới sự chỉ đạo chung của K.Mac, những người cộng sản Mĩ đã theo một lập trường trước sau như một, kiên quyết đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ. “Họ nhận định việc lật đổ chính quyền chủ nô chính là điều kiện quyết định đầu tiên để nâng cao lực lượng sản xuất trong nước, mở rộng dân chủ... Họ cũng nhận định rằng việc giải phóng người da đen là một sự nghiệp vĩ đại giành tự do cho nhân loại. Họ hiểu rằng muốn dọn đường cho bước sau của sự phát triển lịch sử, giai cấp công nhân cần phải liên hiệp với các lực lượng chống chế độ khác, phát huy lực lượng lớn lao nhất của mình để tiêu diệt chế độ nô lệ, thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân chủ trước mắt ” [24; 40-41].

Ở miền Bắc, những người Mác xít chống chế độ nô lệ ráo riết nhất, đặc biệt có câu lạc bộ cộng sản Clivolen. Trong đại hội năm 1851, câu lạc bộ này đã tuyên bố tán thành áp dụng những biện pháp xóa bỏ chế độ nô lệ và cho rằng chế độ nô lệ là mâu thuẫn với những nguyên tắc dân chủ thực sự. Ở Xên - hít và những thành phố khác có người Đức di cư, những người cộng sản đều tiến hành những hoạt động mạnh mẽ chống chế độ nô lệ. Đặc biệt sau vài

63

ngày khi đạo luật Kendot – Nebraxca được thông qua thì những người xã hội chủ nghĩa ở Chicago đã phát động một phong trào và phong trào này đã nhanh chóng phát triển thành cuộc thị uy của quàn chúng rầm rộ. Lãnh đạo phong trào này là Giooc giơ sơ nây đơ – một chiến sĩ người Đức và là biên tập viên tờ báo Tlinoi. Những chiến sĩ tiêu biểu là Giôn Brao và 21 người bạn chiến đấu của ông (gồm cả những người da đen và da trắng), không ngại khó khăn nguy hiểm, họ dự định tổ chức một cuộc khởi nghĩa vũ tranh như những người da đen miền Nam, những không may bị thất bại. Hành động đó làm chấn động cả nước. những người Mác xít tán dương và quần chúng nhân dân mít tinh lên tiếng ủng hộ ở nhiều thành phố.

Trong cuộc đấu tranh chống chế độ nô lệ của những người mácxít không thể không kể tới tên tuổi của Gioodepvaidomayo – người lãnh tụ mácxít đã giữ vững lập trường. Trong lúc khó khăn, ông cho cuộc đấu tranh chống chế độ nô lệ là công tác trung tâm của những người mácxít lúc bấy giờ. Ông vạch rõ, nếu không giải quyết được vấn đề chế độ nô lệ thì không thể giải quyết bất kì vấn đề cơ bản nào của giai cấp công nhân. Ông gắn yêu cầu

Một phần của tài liệu Quá trình giải phóng nô lệ ở mĩ (1986 1865) (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)